Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Xứ Thượng một thời canh tác nương rẫy... CHỌC LỖ TRA HẠT

 

31 tháng 3, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Xứ Thượng một thời canh tác nương rẫy...
CHỌC LỖ TRA HẠT
Ngày trước - ông bảo thật ra bây giờ vẫn còn đấy nhưng người ta kín đáo bí mật hơn vì sợ bị chê "mê tín", mà cũng hơi ngượng khi tiết lộ - vào đầu mùa, đêm trước buổi bình minh xuống giống, hai vợ chồng thường lặng lẽ dắt tay nhau lên rẫy từ khi còn mờ đất, không để cho ai thấy, ai biết. Ở đấy, họ cởi hết quần áo, trần truồng, như trong buổi tinh mơ của nhân loại, trong veo, chồng đi trước cầm gậy nhọn chọc lỗ, vợ theo sau với bụm giống trong lòng bàn tay còn nóng hổi hơi bàn tay chồng, nhẹ nhàng tỉa từng hạt lúa xuống lòng đất vừa hé mở háo hức và thẹn thò. Vậy đó, hạt lúa trên cao nguyên. Là mẹ. Là đàn bà. Là hoan lạc của giao hòa và thai nghén. Của sinh thành...
(Theo nhà văn NGUYÊN NGỌC)
...
Vào ngày gieo cấy, người ta tiến hành lễ trỉa lúa cho cả buôn. Lễ vật khá đơn giản, chỉ cần một con gà và một ché rượu. Chủ nhà sai người cột sẵn ché rượu cúng ở gian khách, một gùi lúa giống và các loại hạt giống khác để trong cái mẹt cũng đặt cạnh ché rượu làm lễ vật cúng. Trong lễ cúng còn có các cây gậy chọc lỗ được làm từ rừng mang về. Tùy theo nhà dài có bao nhiêu bếp ăn thì làm gậy chọc lỗ nhiều hay ít, cứ mỗi bếp cần phải có hai gậy và một ống nứa đựng lúa giống (ding nuh). Thầy cúng ngồi bên mẹt hạt giống, tay cầm bát đồng đựng huyết gà hòa với rượu miệng khấn cầu các thần. Khấn xong ông tưới rượu có hòa huyết gà lên các cây gậy chọc lỗ, ống đựng lúa giống và các loại hạt giống.
Sau lễ cúng một ngày, sáng sớm họ lên rẫy trỉa lúa ngay. Trước khi chọn lỗ tra hạt, chủ rẫy bôi máu gà lên các cây gậy chọc lỗ và các ống đựng lúa giống khi tra hạt. Chủ rẫy chỉ chọc vài nhát làm phép rồi làm lễ cúng tại nơi đã bày sẵn các lễ vật. Khi ông ta khấn xong thì các thành viên khác bắt đầu công việc trỉa lúa, cứ một người chọc lỗ thì có 2 người đi sau tra hạt.
(Trích theo Lễ Cúng Vòng Đời Lúa Của Người Ê Đê trênhttp://www.anywhere.com.vn/ )
...
Tất cả các dân tộc bản địa cư trú trên địa bàn Tây Nguyên đều sống bằng nghề phát nương làm rẫy. Hầu hết các dân tộc di cư đến Tây Nguyên (kể cả một bộ phận không nhỏ người Kinh) cũng tham gia canh tác nương rẫy. Mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng trong canh tác nương rẫy, nó phản ánh nhận thức, kinh nghiệm, truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo của họ. Tuy nhiên, ta vẫn thấy những nét chung của hệ canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên là:
+ Hệ canh tác là một phương thức sử dụng đất, trong đó một mảnh rừng được phát dọn, thường là bằng lửa để trồng cây lương thực một vài vụ, rồi bỏ hóa để chuyển sang phát một mảnh rừng khác;
+ Mỗi năm, đồng bào chỉ canh tác một mùa rẫy tương ứng với mùa mưa của từng vùng. Chu trình canh tác được diễn ra với nhiều công đoạn khác nhau và tuân thủ một nông lịch rất chặt chẽ: các công đoạn chính của chu trình canh tác nương rẫy là: (I) Chọn địa điểm (về nguyên tắc chung, thường đồng bào chọn các khu rừng già, đất tốt, ít cây bụi, dây leo; (II) Phát, dọn; (III) Đốt; (IV) Chọc tỉa; (V) Chăm sóc, làm cỏ; (VI) Thu hoạch; (VII) Bỏ hóa.
(Trích đoạn "Canh tác nương rẫy của một số dân tộc thiểu số ở tây nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng" của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)
Hung Kieu, Bạch Yến và 83 người khác
25 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

25 bình luận

  • Trần Kim Ngai
    Khi xưa em gọi là cặm chày.
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Những năm đầu trồng lúa ở kinh tế mới, ngta đã học theo cách của người Ê Đê tại đây... nhanh hơn vì dùng cuốc không được hay bị mắc vướng rễ cây rừng...
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hung Kieu
      Trần Kim Ngai, bi chừ cũng gọi là...cặm chày!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Phạm Thuy Huong
    Cám ơn anh XT cho đọc bài st hay...một nét văn hóa của người dân tộc đã mai một mất rồi...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Mời e. cà phê Bmt...
      Không có mô tả ảnh.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Phạm Thuy Huong
      Thanks...anh XT...TH sẽ chờ cơ hội để phạt anh vì tội ...cố tình gây thương nhớ Bme...
      1
      • Haha
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ly Trinh
    Một phong tục xưa ít người biết đó a. Thượng Xứ
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Anh nghĩ ngày xưa ông cha ta cũng như thế cho đến khi văn minh lúa nước hình thành... Trên vùng núi Tây Bắc ngta đã sử dụng phương cách này đó e,Ly Trinh
      Không có mô tả ảnh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Thuphong Nguyen
    Thời gian đầu gian khó sau biến cố 75 chồng chị đi cải tạo về. Anh chị cùng một số gia đình cũng bắt chước người dân tộc đốt rẫy trồng lúa. Cực lắm vì phải đi rất xa, leo bao nhiêu ngọn đồi và phải qua một chiếc cầu khỉ ghê lắm. Chồng chị đã chế một d… 
    Xem thêm
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Nhãn dán Những người bạn thân thiết OK, dog giving a thumbs up
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chi Bui
    Tôi có mấy lần tình cờ chứng kiến "nhà nông" Edê trồng lúa rẫy trên đồi nhưng không biết tục lệ vợ chồng "tồng ngồng" mở mùa cũng như tập tục "cúng tế". Cảm ơn anh đã trích bài của nhà văn kiêm dân tộc học Nguyên Ngoc. Trong 2 năm (tháng 4/1958- 08/196… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    A Đạt ơi
    ,họ viết văn nên hư cấu thêm á,trỉa theo kiểu này hồi đó ng kinh mần hoài, dq trỉa nhanh hơn họ luôn á,hồi đó rất thích làm rẫy đồi khg hà
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Trunglap Lê
    Tôi là dân Thổ nhưỡng, nhiều lần tôi phản bác nhiều bài báo, tài liệu bảo rằng đồng bào dân tộc thiểu số “phát nương, làm rẫy, canh tác lạc hậu” tôi chứng minh rằng “chọc trỉa” là phương pháp cach tác tiên tiến nhất, nó chống xói mòn, bảo vệ đất. Cảm ơ… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Hung Kieu
    Bọn tui những thằng người Kinh có biết chi tới chuyện chọt chọt đó đâu?
    Cũng chẳng biết phong tục của người dân tộc, mà nếu có biết cũng...thua!
    Toàn đực rựa không!… 
    Xem thêm
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thiên Phú
    Người Ê Đê làm nhìn mê... Hi hi.
    Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét