Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

ÂM VANG TIẾNG CHÀY TRONG BUÔN LÀNG *Huỳnh Thủy

 

28 tháng 3, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nhờ những đêm trăng thanh giã gạo mà nhiều đôi trai gái có cơ hội tìm hiểu nên duyên vợ chồng...
ÂM VANG TIẾNG CHÀY TRONG BUÔN LÀNG
*Huỳnh Thủy
Một buổi sáng tháng chín thanh bình bên mái nhà sàn, bà H’Viết Liêng (56 tuổi) ở buôn Ja, xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) đang cặm cụi giã gạo trong chiếc cối gỗ để nấu canh bột (món ăn quen thuộc của người M’Nông, được nấu từ các loại lá rừng với bột gạo). Hỏi tại sao không mua bột xay sẵn cho tiện, bà H’Viết đáp, phải là bột gạo tự tay giã thì nấu canh mới nhuyễn đều, có vị thơm ngọt. Bà kể, trước đây, khi trong buôn chưa có máy xay xát, hạt lúa, hạt bắp thu hoạch trên rẫy về đều đi qua miệng cối để trở thành thức ăn nuôi sống con người. Công việc giã gạo do phụ nữ trong gia đình đảm nhận. Thời điểm bà con trong buôn giã gạo tập trung nhất là vào buổi chiều tối và sớm mai. Sau một ngày lao động trên nương rẫy, chiều về, các mẹ, các chị liền ra nhà kho lấy lúa mang ra cối giã nấu cơm tối. Sáng hôm sau, khi bình minh ló rạng các mẹ, các chị lại tiếp tục giã gạo thổi cơm cho kịp giờ lên rẫy. Gạo giã xong nấu liền mới ngon nên mỗi ngày nhịp chày cứ thậm thình, ngân vang từ đầu cho đến cuối buôn.
Cối của đồng bào Tây Nguyên được làm từ cây tơnung, còn gọi là cây lộc vừng cạn. Ưu điểm của loại cây này là khi còn tươi rất dẻo, thuận lợi cho việc đục đẽo tạo dáng, nhưng khi khô thì rắn như đá nên cối không bị vỡ. Khi chế tác cối, người ta cắt một khúc gỗ cao tầm 0,3-0,4m rồi dùng rìu đẽo vào ruột gỗ. Để tạo lòng cối, người chế tác phải đẽo nhiều lần. Mỗi lần đẽo, phải bỏ vào miệng cối một ít than củi đang cháy rồi tiếp tục đục đến khi có độ sâu ưng ý thì thôi. Cối được chạm khắc hoa văn ở thành ngoài và phía trên miệng cối, hoa văn đa dạng tùy theo cảm hứng của người chế tác. Mỗi cối có hai chiếc chày, được làm bằng gỗ cây kơnia hoặc cây hương, dài chừng 1,5 m, to tròn bằng bắp chân người trưởng thành. Giữa thân chày có khắc sâu thêm vài vòng tròn để khi cầm không bị trơn. Người Tây Nguyên xem cối là vật thiêng, được dùng làm của hồi môn và trân trọng giữ gìn như vật quý giá, lưu giữ hết đời này sang đời khác.
Bây giờ, có máy xay lúa nên người dân trong buôn không giã gạo thường xuyên nữa. Tuy nhiên ai cũng vẫn giữ cối để giã gạo làm các món ăn truyền thống như canh bột, lá mì xào… Để hạt gạo giã ra vỡ đều thì tư thế, cách giã rất quan trọng. Khi giã, hai chân đứng vững bất di, bất dịch, tay cầm chày đặt thẳng trước mặt thực hiện động tác nhấc chày lên, thả xuống nhịp nhàng, uyển chuyển như vũ điệu. Nhờ những đêm trăng thanh giã gạo mà nhiều đôi trai gái có cơ hội tìm hiểu nên duyên vợ chồng.
Huỳnh Thủy
Bạch Yến, Hoa Huynh My và 94 người khác
31 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

31 bình luận

  • Pham Kim Huong Bmt
    Nhìn thấy những người đàn bà Thượng cầm cái chày giã gạo thì biết họ khỏe đến chừng nào! Mỏi tay lắm đó...
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Kim Tuyet
    Hồi xưa mình có thử xay lúa chớ không biết giã gạo, lúa xay tay người lớn có sức xay mới nổi, mình thử xay khi được người lớn khởi động trước, những năm 60 nhà vẫn còn xay lúa bằng cái cối quay tay tự chế, sau đó giã lại bằng chày cho bong vỏ cám mịn, … 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Được trải nghiệm qua những vật dụng thôn quê là những kỷ niệm tuyệt vời... nhất là những thứ ấy đã đi vào lịch sử, đó nha bạn Kim Tuyet.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Kim Tuyet
      Xứ Thượng may mắn cho mình ông bà sống trong quê nhưng là những người trí thức và gần như là nghệ nhân, ông đan rổ sàng, xịa, bà bánh mứt, nấu ăn, gói ghém....
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nhãn dán Đô vật Q đeo mặt nạ
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Khg biết giã chày này ,hix còn lâu mới giã đc anh ơi! Chày phải giơ thẳng trước mặt,và giã thẳng xuống cối theo nhịp ,khg thôi lúa gạo văng tứ tung xèng hì hì
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Vậy là đúng e. đã thử qua... Người càng cứng thì càng mau mỏi... giã phải nhịp nhàng, chân đứng im, cơ bụng nhịp theo chày lên xuống, đưa lên thì chắc tay, đưa xuống thì thả lỏng cơ bắp... phải giã qua một cối mới quen nhịp đó Akela Dã Quỳ Vàng.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Akela Dã Quỳ Vàng
      Xứ Thượng giã chày đôi mà khg nhịp nhàng là chít,vả lại khg biết giã thì vài chày là ...chạy,còn biết giã sẽ dẻo hơn,con gái êđê cái eo nhỏ xíu là do giã gạo á.cơ mà gạo giã nấu cơm ăn một lần chẳng quên đâu nghen.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ngọc Hoa
    Nhìn mà thấy hãi hùng. Đau tay muốn chết. Một thời đã qua của em, không phải giã gạo nhưng giã mỳ cục thành bột cho heo ăn. Thi thoảng giã cafe nữa.
    1
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Kimberly Nguyen
    Eo ơi nấu được bữa cơm sao cực khổ quá, đã phải cởi trần giã gạo lại còn phải địu con trên lưng. Nếu là muội chắc muội sẽ bỏ bản lên thành cho coi! Nhỡ ra lúc đói bụng chỉ việc chạy ra đầu hẻm chơi ngay dĩa cơm tấm bì sườn chả tàu hủ ki thêm cái trứng … 
    Xem thêm
    1
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Các chị các mẹ thuộc giáo phái mẫu quyền... cứ giành mọi việc về phần mình, thể hiện sự bản lãnh, tự tin, quyết tâm hy sinh đổ mồ hôi... để mọi người trong nhà ăn cơm sẽ thấy ngon hơn, đầm ấm hơn dĩa cơm tấm bờ la hiên đó muội Nga My... hehe
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Tieu Hong Pham
    Đọc bài này , nhớ lại thời sinh viên với bài hát “ Tiếng chày trên sóc Bombo” những hình ảnh dân giã nhưng đậm nét dân tộc một thời ...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Trunglap Lê
    Giã gạo 2 chân đứng ssong song nha, không chân trước chân sau như người Kinh đâu, nhanh mõi lắm
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thanh Phan
    Họ đứng đúng tư thế và cách giã nhịp nhàng nên không bị mỏi, còn mình thử vài cái la f muốn rụng tay luôn đó anh Đạt
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dễ nhất là đeo gùi... nhưng anh đã thử đeo... không dễ tí nào...
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Trần Đình Pháp
    Ở Tây Nguyên nhất vùng Huyện Lăk ( Lạc Thiện ) có một giống lúa râu trồng ở nương rẩy khi gặt về đem sấy sơ đem giã nấu cơm ăn với cá khô nướng ăn hết nồi !
    Không có mô tả ảnh.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chi Bui
    Hãy giữ cẩn thận những tấm hình này để nhắc nhở chúng ta và các thế hệ sau rằng máy móc tuy sẽ giúp các mẹ, chị, em đỡ vất vả nhưng đổi lại mọi người sẽ lại mất đi một sinh hoạt tập thể giúp cộng đồng gắn bó và đùm bọc nhau.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cám ơn lời Thầy nhắc nhở rất chính xác ạ.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Trần Đình Pháp
      Bước thêm một tiến bộ mới đỡ nhọc nhằn hơn là cũng dùng cối nhưng dùng chân đạp chứ ko dùng tay để giã sau này người dân chế tạo ra cối xay bằng tre đan & trét đất có tay cầm , một người cầm cần đứng xay .
      Không có mô tả ảnh.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét