Tôi nhận ra sự thuần khiết và an lành sâu thẳm của cuộc sống nương tựa thiên nhiên...
CẬN CẢNH KIẾM SỐNG CỦA NGƯỜI SƠN CƯỚC
*Nguyễn Hàng Tình
...
...
Đó là kiểu kiếm sống bền vững “thuận theo tự nhiên” mà nhân loại tinh tế ngày nay đang cố gắng khuyên nhau học lấy minh triết ấy, quay lại, về chữ nghĩa được gọi tên là Pantheism (phiếm thần).
Hẳn khi Georges Condominas - nhà dân tộc học hàng đầu về Tây Nguyên - đã thấu hiểu lối sống cùng nền nông nghiệp chan hòa với tự nhiên này nên đã xúc cảm và trân trọng gọi nó là “Chúng tôi ăn rừng” - “ăn” rừng chứ không phải “phá” rừng, dọn trắng rừng, là biết lấy đi cái biết chắc sẽ tàn lụi và sẽ sinh ra trở lại ngay đấy.
Còn cái cơ bản là rừng (hệ sinh thái) vẫn nghiêng mình gìn giữ để nó sừng sững, tiếp tục tạo ra của cải.
Mùa mưa năm 2014 này, họ - một bộ phận những người bản địa ở miền vốn sơn nguyên này vẫn sống thuần hậu theo truyền thống vốn thế. Những sản vật người Mạ, K’ho, M’nông, Ê Đê, J’rai… tỉa ra bên tầng dưới của lớp “nguyên sinh” họ gọi là “lá cây, con vật ăn được”, còn các nhà lâm sinh hàn lâm gọi bằng thuật ngữ “lâm sản phụ”. “Lâm sản phụ” nhưng là cuộc tồn tại, sự sống cơ bản của họ. Ở đó họ có sự vất vả, cơ cực, chòi đạp nhưng lại có một kiểu hạnh phúc, an lạc của họ.
Đừng dùng nhận thức sống đô thành để áp chiếu lối sống sơn nguyên, cũng đừng dùng phép tắc lý trí để phán xét kiểu sống thuần khiết trước tự nhiên.
Với cuộc sống hỗn tạp và xáo động dữ dội bên ngoài dĩ nhiên cũng sẽ xuất hiện những kiểu “chơi” không đẹp, không ứng xử triệt để nguyên tắc tôn trọng Mẹ rừng khi “ăn rừng”, ngày nay.
Giữa buổi rừng còn ít như hiện nay (ai cũng biết không phải lỗi của họ), có thể trong chúng ta có người nghĩ về việc “ăn” rừng của họ với những kiểu nhìn khác nữa. Nhưng mà biết làm sao, sự thật nó đang như thế, một phần dòng chảy cuộc sống ở Tây Nguyên.
Giản dị nhất, ta gọi nó là nền “nông nghiệp sạch” nguyên bản, với thảo mộc, cây cỏ không thuốc bảo vệ thực vật, là nền thương mại hồn nhiên, “lẩy” ra từ rừng - mẹ rừng ban tặng.
...
Nguyễn Hàng Tình
(Trích đoạn trong bài "Cận cảnh mùa kiếm sống của người sơn cước" của Nguyễn Hàng Tình đăng trên http://taichinhcujut.daknong.gov.vn/.../Can-canh-mua-kiem...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét