Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

TẠM BIỆT CHƯ YANG SIN

TẠM BIỆT CHƯ YANG SIN
Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã: Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã: Yang Cao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk. Tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ...
Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.
Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Serepôk,
Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái,..

HOA ĐỖ QUYÊN TRÊN ĐỈNH NÚI

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
HOA ĐỖ QUYÊN TRÊN ĐỈNH NÚI
Rời tảng đá, đường lên đỉnh cũng kô còn bao xa, tầm nửa giờ. 
Đường đi lúc này chỉ toàn tre là tre, trước mặt tre, sau lưng tre, chĩa thẳng ngay mông cũng là tre, thân tre bị phạt tầm ngang gối để làm dấu chỉ đường cho các tốp đi sau , nhọn và thẳng như những cây chông ...
Các con dốc lúc này xuất hiện liên tục và nối tiếp nhau ,trùng trùng điệp điệp, vừa xong con này là con khác đã ngay trước mặt. Cả đoàn như cắm mặt xuống đường mà leo, leo cho bớt lạnh, leo cho mau tới đỉnh , tập trung cao độ vì nếu trượt chân khi đang leo thì chỉ có nước chống nạng trở về với những cây tre nhọn chĩa thẳng đằng sau lưng.
Chỉ còn 1 đoạn ngắn mà như dài vô tận, khi mà sức đã cạn sau 5 tiếng leo dốc, người ướt đẫm sương và thở ra cả khói..
Cứ vậy đi mãi ..đi mãi, rồi đến 1 lúc ngẩng mặt lên đã thấy các nhóm đi trước đang tụ tập trên 1 bãi đất trống.
"sao lại dừng lại ? "
"tới đỉnh rồi "
"cái này là cái đỉnh hả !? "
em ngó quanh, ra đây là đỉnh ? 1 bãi đất bằng phẳng, cây cối um tùm, và có 1 hòn đá to ở giữa.. "sao kô hoành tráng tẹo nào như mình tưởng tượng thế này ? " , em tự hỏi. (Phượt Ruadibo)

SƯƠNG LẠNH

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
SƯƠNG LẠNH
Lộ trình là ngày đầu leo lên tới đỉnh 1700m hạ trại nấu ăn. 
Ngày 2 bỏ đồ lại hết chỉ mang nước đi từ 1700m đến 2442m rồi về lại 1700m. Do bỏ đồ đạc lại nên đi dung dăng dung dẻ rất ư là thoải mái dù ngày này là ngày đi nhiều nhất.
Ngày 3 từ 1700m xuống chân núi.
Chuyến đi này mình đã được một phượt thủ đã đi rồi, cảnh báo trước là rất lạnh. Mình chuẩn bị 2 cái áo lạnh, mũ trùm đầu, vớ, găng tay, túi ngủ, chiếu cách nhiệt... Tối mang vớ ny lông và chui vô lều ngủ, vậy mà đêm đầu uống rượu say mình ngủ ngon. Còn đêm thứ 2 mọi người mệt và lạnh nên lười nhậu tranh thủ ngủ, nên mình lạnh quá thức cả đêm. Sáng ra hỏi mọi người thì biết rất nhiều người không ngủ được 2 đêm luôn do quá lạnh. Nhiệt độ về khuya ở CYS chỉ khoảng 7-8 độ C thôi, nhưng sương và hơi nước rất nhiều nên lạnh rất khó chịu. Ngoài cái lạnh thì mọi thứ còn lại quá tuyệt, cảnh cực đẹp với những hàng cây cao và thẳng đứng bầu trời thì trong và xanh ngắt, đêm nằm bên suối vừa nghe suối chảy róc rách vừa ngắm sao trời (riêng mọi người nào nằm gần mình còn được phục vụ nhạc giao hưởng). Sáng ra thì chim hót líu lo. Ban ngày thì nhiệt độ vừa phải mát mẻ nên leo cảm giác rất thư thái không đổ mồ hôi nhiều nên ít mệt.

RỪNG VẮNG

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
RỪNG VẮNG
Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam kết hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu và Ngân hàng Thế giới công bố phát hiện tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đăk Lăk) có loại thông Đà Lạt, thông hai lá dẹt, pmu, voọc chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, một quần thể bò tót Bos gaurus và một loài chuột chũi có thể là loài mới cho giới khoa học.
Đặc biệt, thảm thực vật nguyên sinh trải dài từ độ cao trên 800m tới đỉnh Chư Yang Sin hầu như vẫn chưa bị tác động.
Những thực động vật trên đều được khẳng định là loại quý hiếm, có giá trị bảo tồn toàn cầu.
Với diện tích trên 58.900 ha, Vườn quốc gia Chư Yang Sin đứng thứ 5 trong 102 khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được đánh giá là một trong những vùng sinh thái có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học.
Vườn quốc gia Chư Yang Sin gồm hơn 50 ngọn núi lớn nhỏ khác nhau đều bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin có độ cao từ 450 - 2.442m.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

HOA RỪNG

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
HOA RỪNG
Do đây là một đỉnh núi cao trong khu vực Đắk Lắk có độ cao trung bình khoảng 500m nên có hệ thực vật rất đa dạng, từ chung nhóm thực vật ở Đắk Lắk đến các loài thực vật phù hợp với độ cao dần lên 2400m phần lớn là các loài cây lá kim. Đỉnh núi là một tảng đá lớn quanh năm mây mù, mọi người thường kháo nhau là nếu lên đây đừng dại nấu cơm vì sẽ phải ăn cơm sống do không đủ độ sôi của nước. Tuy đường lên đỉnh còn rất khó khăn nhưng Chư Yang Sin luôn là một trong những niềm đam mê chinh phục của những người thích leo núi.


NẤM RỪNG

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
NẤM RỪNG
Diện tích của Vườn quốc gia Chư Yang Sin lên tới gần 59 ngàn ha, trong đó chia thành nhiều phân khu, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 19.401 ha, phân khu phục hồi sinh thái 39.526 ha và phân khu dịch vụ hành chính 20 ha. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Chư Yang Sin còn có một vùng đệm rộng 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, huyện Lắk, Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk .


Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
THẢM THỰC VẬT
Đa dạng về kiểu rừng: VQG Chư Yang Sin được đặc trưng bởi 9 kiểu rừng
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình
+ Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới
+ Kiểu rừng lùn trên núi cao
+ Kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá
+ Kiểu thảm tre, nứa thuần loại
+ Kiểu thảm Le thuần loại
+ Kiểu trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác


ĐÊM TRONG RỪNG

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
ĐÊM TRONG RỪNG
Ánh lửa hồng xua tan lạnh lẽo của rừng đêm, mang đến cho mọi người cảm giác ấm áp và an toàn...
Nhìn ngọn lửa reo sáng trong đêm, là mình lại nhớ đến bài hát Nhạc Rừng Khuya của Lam Phương .
...
Kìa hồn ai đây trót yêu giống Lạc Hồng
đem thân hiến cho rừng hoang.
Về cùng ta đây vui đêm nay cùng sống phút
say sưa bên khúc nhạc rừng
Bập bùng bấp bung đêm khuya thêm não nùng
Lửa càng bừng cháy, siết tay nhau chúng ta cùng múa
quanh lửa hồng cháy trong rừng khuya
Lửa cháy hăng lửa dục lòng dân đoàn kết
Lửa reo vang lửa gào lòng ta nguồn sống
Lửa Tự Do muôn năm vẫn reo rừng ơi
Nhạc lắng reo trầm hùng tựa ru ngàn thắm
Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng
Nhạc rừng khuya mãi reo với ta muôn đời.


Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
NGẮM BƯƠM BƯỚM & CHUỒN CHUỒN
Chỉ mới là ngày đầu lội suối băng rừng, đỉnh Chư Yang Sin 2442 mét còn xa tít xa...


SUỐI NGUỒN

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
SUỐI NGUỒN
Chúng tôi lại lên đường đi dọc con suối trong tuyệt vời.
Cuộc hành trình lại tiếp tục với các tảng đá thật lớn bên dòng suối hiền hòa, ôi thiên nhiên thật hùng vĩ biết bao, ước gì ta là 1 dòng nước nhỏ được chạy theo từng vách đá.


ĐẾN THÁC KRÔNG KMAR

Theo chân phượt chinh phục đỉnh Chư Yang Sin...
ĐẾN THÁC KRÔNG KMAR
Thác Krông Kmar, nay đã trở thành khu du lịch và nhà máy thủy điện công suất 12MW, cảnh vật đã bị phá vỡ một phần.


Theo chân phượt...
CHINH PHỤC ĐỈNH CHƯ YANG SIN
Từ Buôn Ma Thuột đi tới chân núi Chu Yang Sin mọi người có thể đi tuyến xe bus Buôn Ma Thuột <---> Krông Bông, trên đoạn đường này sẽ có một ngã ba, một nhánh sẽ rẽ vào Krông Bông, nhánh còn lại sẽ đi hồ Lăk cũng nằm gần đó.
Sau khi vượt qua đèo Giang Sơn, đường vừa được làm lại nên rất tốt, cảnh vật xung quanh đây rất đẹp với những đoạn đường đèo uốn lượn, xa xa là dãy núi Chu Yang Sin hùng vĩ...


Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

THÁNG BA- MÙA CON ONG ĐI LẤY MẬT

THÁNG BA- MÙA CON ONG ĐI LẤY MẬT
Họ là những hy sinh, chịu đựng và dịu dàng như những con ong luôn đi tìm mật ngọt dâng cho cuộc đời này. Nhiều người thường ví phụ nữ là những đóa hoa xinh đẹp, tỏa hương thơm ngát. Đúng thế, nhưng tôi vẫn thích cách nói của người Tây Nguyên hơn: Họ là những "con ong đi lấy mật" rất sống động trong tính cách chịu thương chịu khó nhất. Hình ảnh những "con ong" eo thon, rù rì rủ rỉ, bay hết cánh rừng này sang cánh rừng khác cốt tìm cho được những giọt mật thơm ngon của đất trời ...
Trên rừng, hai loài ong ruồi và ong mật làm tổ khác nhau. Ong ruồi làm tổ trong hốc cây hay hang đá, mật thơm ngon nhưng rất hiếm. Ong mật làm tổ trên cây cao - người Tà Ôi gọi là "ong treo".
Khi đã xác định được vị trí ong mật có thể làm tổ, anh Thao sẽ trèo lên một mỏm đá cao nhất để quan sát hướng bay của chúng. Khi quan sát phải tập trung vào một hướng nhất định, tránh ánh sáng mặt trời. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu xiên qua thì sẽ bị lóa mắt, rất khó để phân biệt được ong hay ruồi bay.
Để phân biệt được đặc điểm giữa ong và ruồi bay anh Thao bật mí: "Ruồi luôn bay theo đường cong. Còn ong cũng bay tương tự như ruồi tuy nhiên khi chúng về tổ do mật nặng nên chúng sẽ bay chậm theo một đường thẳng".
Hành trình tìm mật ong rừng đòi hỏi người thợ phải tinh mắt, có sự kiên nhẫn và kiên trì. Anh Mỹ cho hay, những thợ săn chuyên nghiệp chỉ cần nhìn hướng ong bay thấp hay bay cao, số lượng ít hay nhiều đã có thể đoán được vị trí và kích thước của tổ ong.
Người thợ săn thường canh thời điểm ong kéo xuống suối để uống nước và tới 12h trưa khi ong bay về tổ rồi bám theo. Trong ảnh là một đàn ong uống nước dưới suối.
(Tổng Hợp trên các báo Đà Lạt,Dân Việt,Tin Mới,News zing)


HOA BÂNG KHUÂNG

HOA BÂNG KHUÂNG
Một loài hoa bé nhỏ
tim tím giữa trời hoang
bâng khuâng lòng muốn ngỏ
ngại chút tình sớm tan
Tôi là đứa trò nhỏ
lang thang giữa rừng chiều
hư ảo một tình yêu
mong manh như sương cỏ
Hoa Bâng Khuâng bâng khuâng !
suốt tuổi thơ hoang dại
nỗi niềm nào đọng lại ?
Khi một đời bâng khuâng ?
(Thơ của Nguyễn Quý Ninh đăng trên dotchuoinon.com)
Hình ảnh loài hoa nhỏ mầu tím thẫm trở thành một kỷ niệm êm đềm trong suốt quãng thời thơ ấu hồn nhiên của em. Loài hoa mọc từng đám ven dốc những ngọn đèo đã quyến rũ em thật sự mỗi lần em theo ba me vào Đà Nẵng thăm bác Lộc. Em còn nhớ mãi những buổi chiều mùa hè hoàng hôn buông chậm, rừng hoa dại tím ngắt không gian đã gợi nguồn thi hứng cho em ghi được những vần thơ đầu đời vụng dại nhất để ca tụng mầu hoa đó. Có một lần xe bị nổ lốp trên đèo, em phải xuống xe chờ thay bánh mới, em đã men theo một quãng xa để hái cho được cành hoa tím chạy lại hỏi me:
- Hoa chi ri me?
Me nhìn thật lâu vào những cánh hoa tím li ti đính dài trên một cuống thật nhỏ kéo ra tận cùng bằng một cái đuôi cong, rồi lắc đầu:
- Me chịu.
Em quay sang ba:
- Ba, ba có biết hoa ni tên chi không ba?
Không hiểu ba không biết thật hay ba đang bực mình vì cái bánh xe nặng nề nên ba trả lời em cộc lốc: Không!
Em đành ép cành hoa vào má, suy nghĩ mông lung, thôi em đặt tên cho nó là loài hoa không tên vậy. Mãi đến khi gặp Bình, quen Bình, mới biết được tên loài hoa kỷ niệm này: Hoa Bâng Khuâng.
(Trích đoạn truyện Hoa Bâng Khuâng của Thùy An trong Tủ Sách Tuổi Hoa)


ĐỘI CHIÊNG NỮ BAHNAR

ĐỘI CHIÊNG NỮ BAHNAR
Không phô diễn “đường” chiêng mạnh bạo, khỏe khoắn thường thấy ở những tay chiêng đàn ông, cách đánh mềm mại, cùng những cái lắc hông gợi tình của các nữ nghệ nhân làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) như hút hồn người khác.
Làng Leng nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mía trải rộng mênh mông không thấy điểm dừng. Mới tới đầu làng đã nghe tiếng chiêng khi xa khi gần theo từng cơn gió...
Vào đầu làng những nhịp chiêng vang lên mạnh mẽ thể hiện sức mạnh giữa đại ngàn, những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng của các thiếu nữ Bahnar khiến người xem nghiêng ngả say như giữa ánh lửa bập bùng. Những sơn nữ trong những bộ áo truyền thống của dân tộc mình, trên tay là những chiếc chiêng, gõ theo nhịp điệu, xung quanh dân làng vui vẻ nhảy múa theo từng nhịp của tiếng chiêng.
Đội chiêng nữ của người Bahnar.Tiếng chiêng muốn ngân vang da diết, hùng hồn, tải được cái hơi thở của núi rừng thì phải có đủ cả gia đình chiêng (nghĩa là có đủ ba cặp chiêng gồm cặp chiêng bố, cặp chiêng mẹ và cặp chiêng con). Theo Đinh Thị Jrech, một sơn nữ trong đội cồng chiêng thì: “Thường khi chơi chiêng, ba cặp chiêng tạo nên ba loại hợp âm khác nhau: hợp âm Ama (bố) trầm đục, hợp âm Ama (mẹ) réo dắt, hợp âm Mdú (con) da diết, cộng với tiếng trống âm vang. Khi những tiếng chiêng vang lên, cũng là tiếng lòng người nói với đất trời, tổ tiên và gia đình, là sự giãi bầy những cảm xúc sâu kín nhất, thân thiết nhất”.Đánh chiêng đối với nam đã khó, càng khó hơn đối với nữ, ngoài việc phải có một sức khỏe dẻo dai thì còn phải biết cảm nhận được hết cái thần thái, biểu cảm của từng nhịp chiêng, vì đó là vẻ đẹp tâm hồn người Bahnar...
(Theo Chí Dũng trên báo ĐS&PL)