Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

THẰNG BÙ NHÌN *Nguyễn Dư

 

30 tháng 3, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ra thăm các ông bù nhìn ở cánh đồng Cọ Rôm-Buôn Trấp... nhớ đến hai câu thơ của Tản Đà "Lơ láo kìa ai đứng cạnh bờ
Trần ai tri kỷ đã ai chưa? "...
THẰNG BÙ NHÌN
*Nguyễn Dư
Tôi đã có dịp nói chuyện phiếm với các bạn về "thằng Cuội,thằng Bờm và thằng Mõ".Lần này xin nói tiếp đến hai nhân vật "dở ông dở thằng" là thằng bù nhìn ( hay bồ nhìn, bù dìn ) và thằng phỗng.
Sở dĩ dám gọi đùa là "dở ông dở thằng" là bởi vì không phải lúc nào và ở đâu người ta cũng gọi bù nhìn và phỗng là thằng. Thỉnh thoảng hai "thằng" này cũng được gọi thân mật, kính trọng là bác là ông.
Thằng Bù Nhìn
Quyền trọng ra uy trấn cõi bờ
Vốn lòng vì nước há vì dưa
Xét soi trước mặt đôi vừng ngọc
Vùng vẫy trên tay một lá cờ
Dẹp giống chim muông xa phải lánh
Dể quân cày cuốc gọi không thưa
Mặc ai nhảy nhót đường danh lợi
Ơn nước đầm đìa hạt móc mưa
Bài thơ này được đặt tên là Thằng bù nhìn, không rõ tác giả là ai. Người thì cho là của vua Lê Thánh Tông, người khác lại cho là của Hồ Xuân Hương, người khác nữa lại kết luận rằng bài thơ này là của người đời sau làm ( Hoàng Xuân Hãn, tập 3, Giáo Dục, 1998 ) .
Còn một thằng bù nhìn khác, gốc gác tương đối chắc chắn hơn, nằm trong Hồng Đức quốc âm thi tập ( Văn Học, 1982 ) . Bài thơ mang tên Cảo nhân, nội dung gần giống bài thơ chép bên trên.
Chỉ có thằng bù nhìn thứ ba mới đích danh là thằng bù nhìn, được chính Tản Đà ( 1889-1939 ) đặt tên:
Lơ láo kìa ai đứng cạnh bờ
Trần ai tri kỷ đã ai chưa?
Ba thu mưa gió người trơ mộc
Bốn mặt giang sơn áo phất cờ
Được việc thế thôi,cày chẳng biết
Khinh đời ra dáng,gọi không thưa
Lâu nay thiên hạ văn minh cả
Bác mấy ngàn năm vẫn thế ư ?
( Thăm thằng bù nhìn )
Cả ba bài thơ đều tả thằng bù nhìn đứng ngoài cánh đồng, đuổi chim.
Xem vậy thì nhân vật bù nhìn đã có mặt tại nước ta ít ra cũng hơn năm thế kỉ rồi. Chúng ta lại được biết thêm rằng người xưa, đời Hồng Đức ( 1470-1497 ) , gọi thằng bù nhìn là Cảo nhân ( nghĩa là người làm bằng cành cây khô,hay bằng rơm rạ ) .
Ngày nay dường như chẳng còn ai nhắc đến tên Cảo nhân nữa. Mọi người, từ thành thị đến thôn quê, chỉ biết có thằng bù nhìn thôi. Biết mặt nhưng chưa chắc đã biết tên. Đúng hơn là không biết cái tên bù nhìn kia từ đâu đến nhập cư thôn quê Việt Nam ?
...
...
Tự điển Việt-Hoa-Pháp của Gustave Hue ( Trung Hòa,1937 ) có từ bù nhìn và được dịch sang tiếng Pháp là mannequin pour effrayer les animaux ( hình nộm dùng để dọa súc vật ) .Định nghĩa này gần giống định nghĩa của từ épouvantail trong từ điển Larousse : mannequin mis dans les champs, les jardins, pour effrayer les oiseaux ( hình nộm đặt ngoài cánh đồng, ngoài vườn, để dọa chim ) . Sự trùng hợp của hai định nghĩa khiến tôi nghĩ rằng tên bù nhìn của ta đã được đến từ chữ épouvantail của Pháp. Chữ bù là âm Việt của pou ( cũng như poupée được Đào Duy Anh ghi là bu bê ) . Chữ nhìn có thể được hiểu là động tác nhìn, canh giữ của thằng bù nhìn, nhưng cũng có thể chỉ là biến âm của chữ nhân nghĩa là người.
Gần đây, Hoàng Văn Hành ( Từ láy trong tiếng Việt, KHXH, 1985 ) đã thử xếp hai chữ bù nhìn vào loại từ kép, từ láy của tiếng Việt. Nhưng khi đi tìm hiểu ý nghĩa của từ, tác giả phải thừa nhận rằng "các từ, kiểu như bâng quơ, bù nhìn là những từ mà người bản ngữ hoàn toàn không còn có thể nhận hiểu được nghĩa của từng yếu tố tạo thành. Hơn thế nữa, người ta cũng không thể căn cứ được vào bất kỳ đặc điểm nào về hình thái hay về ngữ âm để giải thích nghĩa của từ cả. Quan hệ âm-nghĩa ở các từ này rõ ràng là quan hệ võ đoán, quan hệ không có lý do.".
Phải chăng chỉ vì thằng bù nhìn của ta vừa lai Pháp, vừa có họ hàng bên Tàu, nên quê quán của nó mới mù mờ, tên của nó mới khó hiểu,vô lí như vậy ?
Ngày nay, bù nhìn và con rối thường được dùng với nghĩa bóng để chỉ một loại nhân vật chính trị. Người Trung quốc và Đại Hàn gọi thằng bù nhìn đuổi chim của họ là đạo thảo nhân ( người làm bằng rơm rạ ) , nghĩa cũng giống như cảo nhân.
Nguyễn Dư
(Trích đoạn từ bài "Thằng bù nhìn, thằng phỗng" của Nguyễn Dư đăng trên http://chimviet.free.fr/quehuong/nguyendu/nddg054.htm)
Bạch Yến, San Lê Thị và 76 người khác
21 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

21 bình luận

  • An Trinh
    Quê hương ❤️❤️❤️ gợi nhớ gợi thương!!!
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Nơi em đang ở đó chị An Trinh... nhìn xa xa là ngọn núi lửa Čư B'luck, Buôn Choah, Krông Knô.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • An Trinh
      Xứ Thượng , thật là hạnh phúc nha , chị cảm thấy cuộc sống của em, thật thanh thản điều mà chị tìm không có , nơi em ở đẹp quá 😍
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Nhãn dán Những người bạn thân thiết OK, dog giving a thumbs up
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hai Trinh
    Đỡ hơn mấy ô ngủ gật ở QH.
    2
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hoang Giang
    Bù nhìn 4.0 đây anh Xứ Thượng ,ban đêm mà gặp thì chạy mất dép 😁😁😁!!!
    Không có mô tả ảnh.
    1
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Binh Bui
    Bài viết hay quá, hình ảnh đẹp, miền quê thanh bình cảm ơn anh Xứ Thượng
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Không có mô tả ảnh.
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thanh Phan
    Ngày xưa đi học ,phân tích mấy bài thơ này muốn khùng luôn anh Đạt ha,em lại dốt Việt văn nữa nên thấy oải
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Hồi đó anh còn chưa được thấy mấy ông bù nhìn nầy... nên anh còn oán ông vua Lê Thánh Tông khẩu khí mấy bài này lầm chi cho khổ học sinh ... haha
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Thucuc Tonnư
    Đồng lúa xanh mướt, bù nhìn đứng giữa nắng mưa ,canh đàn chim trong mùa vàng nặng hạt ... ôi yên bình biết bao.!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 nă

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét