Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

NHƯ CHIM PHÍ BAY VỀ CỘI NGUỒN *Uông Thái Biểu

22 tháng 4, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nhà sàn dài huyền thoại của người Châu Mạ, người Ê Ðê... nhà rông Ba Na kiêu hãnh... nhà trệt Mơ Nông lãng tử... đang bị mai một dần...
NHƯ CHIM PHÍ BAY VỀ CỘI NGUỒN
*Uông Thái Biểu
Bao thế hệ người dân Tây Nguyên như những cánh chim Tia Chôm, chim Phí bay về nguồn cội, như ngọn gió phiêu bồng tìm về tự tình bên bến nước thiêng. Bỗng một ngày, người Tây Nguyên và người yêu Tây Nguyên chợt thấy nao lòng lo lắng khi không gian huyền thoại ấy hình như đang bị mai một dần...
Có lẽ vì vậy, khi về nơi những buôn làng heo hút, tít tắp mờ xa dưới chân dãy Trường Sơn, tôi lại ám ảnh với những ca từ huyễn hoặc và giai điệu khắc khoải của ca khúc Ði tìm lời ru mặt trời của nhạc sĩ người Ê Ðê Yphôn K'sor: "Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời...".
Với những giai điệu thuần chất Ê Ðê ấy, Yphôn K'sor đã tự tình thay nỗi lòng cho biết bao chàng trai, cô gái núi "da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa" (Lời trong ca khúc Ơi, Madrac của nhạc sĩ Nguyễn Cường). Họ, một thế hệ lớn lên trong những nỗi niềm băn khoăn. Họ muốn được "hát giữa mọi người không ngại ngần" như khẳng định về sự tồn tại với cuộc sống đang đổi mới từng ngày.
Họ cũng đang tìm cách níu giữ những không gian, những khoảnh khắc huyền thoại. Họ muốn đổi thay và phát triển nhưng lại chưa biết tìm con đường nào để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình, không đánh mất những gì mà cha ông ngàn đời nay tích góp, lưu giữ như những di sản vô giá trước vòng quay nghiệt ngã của thời gian.
Những ca từ và giai điệu trong tác phẩm của Yphôn K'Sor, của Linh Nga Niê K'Ðăm, của K'razăn Ðích, K'razăn K'Plin... cứ cất lên thống thiết, cuồng nhiệt và thẳm sâu. Những thông điệp của niềm khát khao cần một sự sẻ chia, một lời giải đáp. Những đứa con của đại ngàn ấy yêu biết bao những ngôi nhà dài, những bến nước xưa, những bức tượng nhà mồ đầy sức hút, tiếng chiêng trầm hùng hay những đêm sử thi.
Họ khao khát được đắm chìm trong ngôn ngữ tộc người, trong dòng chảy văn hóa của xứ sở mình. Tôi không hiểu nhiều về họ, nhưng tôi hiểu nỗi âu lo của họ. Họ đi ra với thị thành, với rộng dài đất nước, tiếp xúc những nền văn hóa khác nhau. Họ tìm đến cái mới và thích nghi dần với đời sống hiện đại. Nhưng, nơi họ trở về với chính tâm thức của mình vẫn là buôn làng, nương rẫy, núi rừng, với thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi.
Ðêm đêm, bên bếp lửa nhà sàn, giữa những người đồng tộc, khi cần rượu trên chiếc chóe cổ vít xuống là lúc tiếng chiêng ngân lên những giai điệu thiết tha. Vồng ngực căng buông thả tự nhiên, lưng trần đóng khố, họ hiện thân tràn căng sức sống giữa vũ trụ phồn sinh.
Những chàng trai, cô gái Ê Ðê, Ba Na, Mơ Nông, Châu Mạ, Cơ Ho... uống dòng nước nguồn của những con sông K'rông Nô, K'rông Ana, Sê Rê Pok, Dak K'rông, Ða Dâng... không thể lớn lên, không thể vững vàng khi rời bỏ cội nguồn, xa lạ với không gian văn hóa mà ông cha đã dày công gìn giữ và bồi đắp.
Tôi đã cảm nhận ra điều đó trong giai điệu "Giữ ấm bếp hồng" của K'razăn K'Plin, trong "Chuyện tình Yung - Lang" của K'razăn Ðích, trong "Chim Phí bay về cội nguồn" của Yphôn K'sor. Tôi cũng nhận ra điều đó trong âm sắc cuồng nhiệt của Y Moan, của Y Zắc, của Siu B'Lách hay Y Zang Tuyn...
Trong những câu hát nồng nàn và man mác buồn, những người con của Tây Nguyên cao cao, Tây Nguyên xa xa như gửi nỗi lòng về với những cánh rừng, nương rẫy, những con suối xa, những buôn làng gần. Trong đôi mắt mầu nâu ánh lên giấc mơ trở về với những mùa suốt lúa thơ mộng ngày xưa.
Ðó là mùa cao nguyên trùng trùng những trận gió hoang dại. Miệng ngậm đọt lúa làm khèn Ðinh Puốt, mắt nhìn rẫy lúa đầy những chiếc chong chóng mầu đang quay, vòng quay chầm chậm, tiếng quay buồn buồn.
Tiếng lục lạc giục trâu thong thả về buôn. Tiếng đàn tre đẩy nước ngoài bến sông như kéo dài thêm dòng chảy của thời gian vĩnh cửu. Tiếng con chim Tia Chôm, con chim Phí bay về núi xa. Tiếng con nai, con hươu gọi bầy tha thiết. Lúa suốt xong, khi bàn chân đạp lên cuống rạ lòng bỗng nao nao buồn vì thiên nhiên đã mang hồn lúa đi về phía rừng Yàng...
Có một lần cũng như mọi lần, tôi bước chân lên bảy bậc cầu thang độc mộc của một trong những ngôi nhà dài cuối cùng của đồng bào Châu Mạ ở xã Lộc Bắc (Bảo Lâm, Lâm Ðồng). Ngôi nhà có chiều dài khoảng bốn chục mét, trong nhà có năm chiếc bếp đều đang đỏ lửa thổi bữa cơm chiều. Mái tranh cũ, vách nứa thưng, những nụ cười hồn nhiên và hiền hòa. Bên bếp chính, hai cụ già đang hơ tay sưởi ấm, quanh họ là quây quần những cháu con.
Cụ ông da nhăn nheo, mái tóc xoăn bạc trắng nhả khói mơ màng từ tẩu thuốc ngậm chặt trên môi. Cụ bà mặc chiếc ùi thổ cẩm, ngực trần teo tóp. Bên hông nhà, dàn chóe cổ lên nước bóng loáng. Trên gác mái, những chiếc chiêng đồng thiêm thiếp ngủ dưới lớp bụi mờ. Bàn thờ Yàng giản đơn mà trang trọng. Không gian thật huyền ảo, lắng sâu nhưng cũng thật dung dị, ấm áp.
Trước cảm xúc của tôi, già K'Noi có tuổi gần chín mươi mùa rẫy đã sẵn lòng lý giải về kiểu kiến trúc nhà ở độc đáo này. Khởi nguyên, cả buôn làng người Mạ ở Lộc Bắc có tới hàng trăm người chỉ cư trú trong dăm bảy nhà dài; mỗi nhà là một dòng họ hay một đại gia đình nhiều thế hệ. Trong mỗi ngôi nhà có mái dài như một tiếng chiêng, có cả chục cái bếp, tức là cả chục gia đình cùng tụ cư. Mỗi gia đình tự chủ về mặt lương thực và là một tiểu thành viên độc lập.
Ðiều độc đáo nhất giữa các gia đình trong ngôi nhà dài là không hề có sự ngăn cách về không gian sinh hoạt. Họ nhóm bếp sát cạnh nhau và có thể với tay chạm người nhau khi ngủ. Nhưng một điều thật đẹp là trong những ngôi nhà ấy chưa bao giờ xảy ra sự chia rẽ, mất đoàn kết hay những biểu hiện tiêu cực khác về tình cảm gia đình.
Họ bên nhau hằng ngày, hằng đêm, cùng thể hiện những sinh hoạt nhân văn, đời thường, vẫn âm thầm cuộc sống vợ chồng và sinh con đẻ cái. Trong những đêm rừng hoang sơ và phồn sinh, chưa nghe ai phàn nàn về một sự vi phạm đạo đức nào...
Văn hóa nhà dài sẽ còn có rất nhiều điều đáng nói. Bởi, gắn với nhà dài là hình thái tổ chức xã hội của người Tây Nguyên xưa ở dạng "công xã thị tộc", "gia tộc mẫu hệ". Nhà dài là nơi sinh hoạt chung của gia tộc, là nơi uống rượu cần, tấu cồng chiêng, kể sử thi, nơi có bếp lửa ấm cúng và sẻ chia.
Thế nhưng, cùng với nhà sàn dài huyền thoại của người Châu Mạ, người Ê Ðê là nhà rông Ba Na kiêu hãnh, nhà trệt Mơ Nông lãng tử... đang mai một, đang mất bóng dần. Mất đi nhà dài, nhà rông, không chỉ mất đi một dạng kiến trúc nhà ở như một nơi cư trú cụ thể, mà còn mãi mãi mất đi những gì nhiều hơn thế nữa, đó là những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa, thuộc về tâm hồn của người Tây Nguyên.
Những ngôi nhà gỗ, những ngôi nhà bê-tông đơn lẻ với nhu cầu tách hộ của các thành viên gia đình "một bếp" là một điều tất yếu trong xã hội hiện đại. Biết là vậy, thế nhưng vẫn thấy tiếc một không gian nhà dài. Chợt ngẫm lời của người già K'Noi: "Không còn nhà dài, toàn ở nhà xây thì còn nơi nào để mà nuôi cái chóe, cái chiêng nữa!".
Ở đâu đó, người ta cũng đã triển khai một dự án phục hồi mô hình nhà dài Châu Mạ ngay giữa lòng đô thị, nơi xưa nay chưa một người Châu Mạ nào tìm đến cư trú. Có lẽ, điều đó sẽ tẻ nhạt và vô nghĩa, vì nơi nhà dài "sống" thật sự phải chính là buôn làng, là rừng núi ngàn đời. Nhà dài thật vô hồn và lạc lõng khi bị tách ra khỏi không gian ấy để về tọa lạc giữa khuôn viên bảo tàng như một sự "bảo tồn" mang tính máy móc.
Ở Tây Nguyên cũng đang có những dự án tốn kém nhiều kinh phí về đầu tư xây "nhà", như: nhà rông văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðó là những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, tường cốt thép xi-măng, sàn lót gạch men bóng loáng. Ở nơi đó có phông màn nhiều mầu đẹp mắt, có dàn âm thanh và các nhạc cụ điện tử. Nhưng, nói thật lòng, đồng bào không mấy mặn mà khi đặt chân vào những ngôi nhà "không phải của họ"...
"Ngày ấy xa rồi, ngày ấy xa rồi, cho tôi tìm lại...". Lời hát ấy của một nhạc sĩ người dân tộc Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng. Những buôn làng Ê Ðê, Ba Na, Mơ Nông, Cơ Ho, S'Tiêng, Rắc Lây, Chu Ru... không còn gì nhiều để phân biệt với nhau và với xóm làng người Kinh.
Họ ăn mặc như nhau và cũng giống người Kinh. Nhà khá giả thì xây biệt thự, đi làm rẫy bằng xe ô-tô, xe máy. Lễ hội các dân tộc cứ nhạt nhòa dần. Sinh hoạt truyền thống cộng đồng buôn làng cũng không còn mấy người quan tâm. Nước ngọt, bia lạnh thay cho rượu cần. Những bến nước nguồn thiêng không còn được sửa sang, chăm chút. Những nghệ nhân dân gian trong các buôn làng cũng dần dần ra đi và bỏ lại phía sau họ những khoảng trống không thể bù đắp.
Sợi dây thắt chặt một cộng đồng văn hóa hình như đang lơi lỏng, tuột dần theo nhịp sống hiện đại. Người già ngậm tẩu ngồi im lìm bên bậc cầu thang mà lòng nao nao nhớ tháng ngày đã xa. Lứa trẻ hoang mang, khó tìm đường theo cánh chim Phí bay về cội nguồn.
Già làng Kơ Ho ở huyện Lạc Dương (Lâm Ðồng) nói rằng: "Bây giờ đã phải kể chuyện buôn làng như chuyện ngày xưa rồi. Lũ con trai, con gái trong buôn thích mặc váy đầm, áo phông rồi cưỡi xe máy dạo phố, hát karaoke và nhảy đầm chứ không hề biết dân ca Yalyău, cũng không còn thích múa xoang nữa".
Văn hóa dân gian chỉ có thể trường tồn trong không gian của nó. Khi không gian sống, nơi lưu giữ kho tàng văn hóa bị mai một, thì rồi đây những biểu hiện, những thành tố cấu thành văn hóa sẽ sống và phát triển ra sao...?!
UÔNG THÁI BIỂU
Hoa Huynh My, Thanh Lộc Nguyễn và 100 người khác
27 bình luận
12 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

27 bình luận

  • Thanh Phan
    Sự phát triển theo thời gian, văn hóa dần mai một
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Chấp nhận thương đau thôi em Thanh Phan. Thời gian quá tàn nhẫn xóa đi cái văn hóa trong tâm hồn người dân bản địa... chứ có thể thay tranh bằng tôn cũng được em hí!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • An Trinh
      Xứ Thượng , không được , mái tranh có cái tình từ trong hồn , trong tim Đạt ơi , còn thay bằng tole .... Oh oh oh chỉ biết lắc đầu ...😢😢 cái văn hóa, và những sâu sắc trong hồn mất hết , xin lỗi tôi tìm từ không ra, tôi chỉ biết cái nhà rông mà lợp mái… 
      Xem thêm
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      An Trinh Dạ, chị.... nói cho chính xác thì môi trường sống (Rừng) bị mất thì rất khó để gìn giữ cái hồn của người dân bản địa.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • An Trinh
      Xứ Thượng oh đúng vậy đó em , cám ơn em giúp chị nói được ý nghĩ của chị 🙏
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Pham Nguyen
    Cho em share nhé
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Anh Nguyen
    Nhà dài mất đi mất luôn văn hóa gia tộc. Trong nhà dài thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau truyền thống bên bếp lửa. Giờ đây các đôi vợ chồng trẻ Êđê có nhà riêng, cái tai không còn nghe người già dạy dỗ, chỉ nghe tiếng… 
    Xem thêm
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Y-duong Buonya
      Anh Nguyen Đang thắc mắc , tại sao người TN không theo Phật giáo?
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Anh Nguyen
      Có đấy bạn Y-dương Bya ạ. Ở vùng Bình Phước mình thấy những người đi làm công quả - quét chùa rất đông. Có lẽ do Phật giáo tùy thuộc vào từng chùa và mỗi chùa lại tùy hứng thực hiện cách "truyền đạo" theo kiểu ngươ… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Y-duong Buonya
      Anh Nguyen Chưa thấy. Anh nên đọc bài " sự chậm chân của Phật giáo "
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Anh Nguyen
      Người Việt cũng có thời kỳ có "tứ đại đồng đường" trong một căn nhà, để như "nhà dài" nó lưu giữ văn hóa dân tộc qua truyền miệng. Khi các "nhà" này vỡ ra, may mắn là cơ chế làng xã và quốc gia của người Việt đã tha… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nhãn dán Meep Love, face with hearts for eyes
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nhãn dán Những người bạn thân thiết Happy, dog making a rainbow
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ngô Điệp
    Đạt ở đâu ,con ai ? Anh nghĩ chưa ra !
    1
    • Wow
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Em không ở khu Trần Hưng Đạo nên anh không biết em đâu. Nhưng em biết nhiều người nhầm em với một bạn học ở đấy hiện là chủ quán cà phê Văn. một Đạt khác là em trai của Phạm Văn Sơn (cũng là bạn học) đang ở Mỹ. Em ở khu Độc Lập sau trường Hưng Đức.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ngô Điệp
      Xứ Thượng ngày xưa anh có dạy kèm khu đấy(còn gọi là khu tạo tác ). Hiện nay em ở đâu ?
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Khu tạo tác Triệu Đà sát khu gia binh Cộng Hòa em ở.... Sau 75, khu này thuộc quân quản nên phải đi kinh tế mới Buôn Trấp và em sinh sống trong ấy đến bây giờ.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Không có mô tả ảnh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • An Trinh
    Cho chị share nha
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Chim kơ tia là con két á
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Bọn kơ tia này ồn ào mất trật tự,bê bối ,khg có tổ,và phá bắp kinh khủng luôn .nhưng bọn nó là tuổi thơ của dqv
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét