Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

THƯƠNG MI LẮM, THUYỀN ĐỘC MỘC ! *Nguyễn Hàng Tình

 

Nét đẹp người phụ nữ M'nông mưu sinh trên Hồ Lăk...
THƯƠNG MI LẮM, THUYỀN ĐỘC MỘC !
*Nguyễn Hàng Tình
Người sơn nguyên coi sang dlông (căn nhà sàn dài) nơi mặt đất là thuộc về giống đực - cực dương, ngược với plung (con thuyền độc mộc) dính vào mặt nước sông hồ tự nhiên miền thượng này là giống cái - cực âm. Giống như rẫy nương và núi non là hiển thị tính nam (đực) so với sông hồ và thủy vật thuộc tính nữ (cái). Với họ, đực-cái, dương-âm là sự sống, sinh sôi, sinh hoạt, tất yếu, gần gũi như máu chảy trong người và nước chảy dưới đất.
...
...
Những mùa mưa, khô ấy, ngồi trên plung, ta cảm nhận đầy ắp sự thanh khiết mà không thấy chút tội lỗi nào với thiên nhiên. Có lẽ vì cái thân cây gỗ nổi trên nước đã cộng hưởng được mọi nguyên lý vật chất ở chiều khí động học lẫn những điều sâu kín của tự nhiên, thủy-mộc giao hòa. Nó lướt đi nhanh, nhưng đằm lắm, trôi nổi tỉnh bơ, cứ len theo con sóng, nương vào sóng, con nước, khó lật úp và cũng không chút đối kháng nào với sông sóng, gió nắng, mưa bão.
Về tên gọi, các sắc dân nhóm Môn-Khmer gọi nó là plung, còn các sắc dân nhóm Malaiyo-Polynesién gọi là m’ran. Đơn giản nó chỉ là nguyên thân cây đục lõm xuống để rỗng ra, nổi được trên mặt nước và chở được người, vật đi đó đây. Rừng núi đầy ra đấy, sông hồ, suối bàu nằm ngay bên rừng, vớ lấy một cái cây đục cho tử tế vào là có một vật dụng tuyệt vời để đi lại, sinh hoạt.
Độc mộc nghĩa là không lắp ghép. Thế thôi....
...
Ở Tây Nguyên, trong các gia đình sắc dân bản địa, người phụ nữ gánh vác, làm đủ mọi thứ, ngoại trừ plung. Đây đúng là thứ duy nhất mà đàn bà không phải đụng tay vào. Toàn bộ quá trình ra đời của plung đều do một tay đàn ông. Họ lên rừng tìm chọn cho được cây dhi grier (cây sao xanh, tiếng phổ thông), chỉ duy nhất loại cây rừng này vì chúng chịu được nắng và nước, khó mục và cũng không bị nứt nẻ trong môi trường ẩm nóng. Họ cũng chỉ chặt đúng một cây mang về, không được chặt quá.
...
...
Dù phụ nữ không nhúng tay vào nhưng khi plung hoàn thành thì việc sử dụng nó được trao ngay cho phụ nữ và người phụ nữ cũng là chủ thể sở hữu nó. Mẫu hệ mà! Vì vậy nên thường thấy nhất là hình ảnh người phụ nữ hằng ngày trên con thuyền độc mộc. Đàn ông nếu dùng đến chỉ là đi bắt cá, chở con đi chơi, chứ còn đưa thuyền đi bờ này sang bờ kia, lên rẫy, vào núi, vận chuyển hàng hóa, bán mua là trong tay người đàn bà tất - số phận họ như “dính” với chiếc thuyền độc mộc.
...
...
Dọc theo dăm ba bến hồ, bến sông ở vùng Ayun Pa của người J’rai, vùng Kon Tum của người Banarh, vùng hạ lưu sông Sêrepôk ở Ea Súp, Buôn Đôn của người Ê Đê-Lào-M’Nông, ta đỏ mắt tìm kiếm mới thấy vật vờ đôi ba con plung/m’ran. Nhưng con nào cũng tàn tạ lắm rồi, năm - sáu - bảy mươi tuổi cả. Hình ảnh rực rỡ nhất của plung bây giờ chỉ còn có thể thấy ở vùng của người M’Nông Gar, quanh hồ Lăk, xứ Lăk. Nơi này người M’Nông Gar thuần sơn nguyên, bòn của họ còn dày đặc và họ sinh sống ngàn đời với nước (lăk là nước, ở đây có cả vị Yàng Lăk - thần nước cho xứ sở) với nghề trồng lúa nước và đánh bắt thủy sinh.
Hằng ngày những người phụ nữ ở buôn Jun, buôn Lê vẫn băng hồ bằng plung để đi rẫy ở núi bên xa kia. Và những người phụ nữ ở buôn M’Liêng, Triết, Trấp… vẫn ra chợ trấn huyện lỵ bằng plung. Vì hồ tự nhiên Lăk quá đẹp, bản sắc văn hóa M’Nông Gar còn quá đặc sắc nên khách du lịch tìm đến đây nhiều. Và nhiều nhà M’Nông Gar cũng biết lấy những con plung để chở khách đi chơi kiếm chút tiền.
Với tôi, Lăk đang là “bảo tàng sống” cuối cùng về thuyền độc mộc trên miền sơn nguyên Tây Nguyên...
Nguyễn Hàng Tình
(Trích đoạn trong bài "Thương mi lắm, thuyền độc mộc!" của Nguyễn Hàng Tình đăng trên https://plo.vn/.../thuong-mi-lam-thuyen-doc-moc-680165.html)
Không có mô tả ảnh.
84
30 bình luận
7 lượt chia sẻ

30 bình luận

  • Trần Đình Chỉ
    Đọc xong nhớ Lak chi lạ, Thanks anh Đạt nhìu lắm!
    Không có mô tả ảnh.
    1
  • Trần Kim Ngai
    Rất hay, cám ơn anh Đạt đã chia sẻ.
    1
  • Phạm Thuy Huong
    Cám ơn Anh XT... Đã cho đọc bài viết rất sinh động và ý nghĩa...thiên nhiên và đồng bào dân tộc gắn bó hài hòa cùng chế độ mẫu hệ từ khi...chưa có ngày 8.3...anh hỉ...cám ơn anh về món quà đặc biệt nha...
    1
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 1 phản hồi
  • An Trinh
    Cám ơn Đăng, được học hỏi hiểu biết hơn , thú thật tôi thật là dốt lắm, như vậy là tôi sẽ trả lời được vài câu hỏi khi có người thắc mắc, muốn hoa cùng Phật nghen 😍🙏
    1
    • Xứ Thượng
      Ngày xưa hay gọi Lăk là Lạc Thiện đó chị An Trinh. Rất ít người đã được vào đây chơi nên không biết đến thuyền độc mộc này. Ngay như em (tên Đạt chứ không phải Đăng) sau này phải đi kinh tế mới Buôn Trấp mới thấy thuyền độc mộc trên sông Krông Ana.
  • Tieu Hong Pham
    Bài viết rất hay và bức ảnh gợi cảm xúc của người đọc lắm lắm ...
    1
    • Xứ Thượng
      Tỷ tỷ khen là tiểu đệ thấy thích rồi... Chúc tỷ ngày 8/3 nhiều niềm vui.
      1
    • Tieu Hong Pham
      Đệ thấy không - đăng bài hay và mở rộng kiến thức như thế mà lặn sâu ghê ...Tỷ thấy nhiều người thích đọc lắm ...
      Chúc đệ ngày mai bị phái nữ “bắt nạt “ nhiều nhiều nhe ...
      Ka ...ka ...ka ...
      1
  • Phan Nguyen
    Cám ơn Xứ Thượng nhen, đọc bài này mới nhớ Lạc Thiện nhiều và biết thêm những gì đã có ở đấy, mà mình không biết nhứt là chiếc thuyền của người thượng !
    Người viết đã nâng giá trị của chiếc thuyền và người đọc cũng nghĩ ngợi về nó!
    Một mai không còn rừ… 
    Xem thêm
    1
    • Xứ Thượng
      Dạ, Lạc Thiện đang là “bảo tàng sống” cuối cùng về thuyền độc mộc trên miền sơn nguyên Tây Nguyên... đó chị Phan Nguyen.
      1
  • Trudy Le
    Canh rat dep !
    1
  • An Trinh
    Oh , xin lỗi nghen Xứ Thượng , chị An sắp sửa mắc bệnh mất trí nhớ của người già rồi 😊😊 em nói tới Lạc Thiện thì chị nhớ thêm một chút , cám ơn em
    1
  • Quyen Doan
    Cám ơn em Xứ Thựơng cho tôi hiểu biết phong tục tập quán của người dân tộc Tây nguyên . Tôi đã ở quê hương thứ 2 trên 20 ko biết gì về các dân tộc này .
    1
  • Thu An Cao
    Cảnh đẹp quá anh .
    1
  • Duyen Jo
    Cảm ơn anh Đạt về bài viết rất hay và rất ý nghĩa ah...em được biết thêm về "thuyền độc mộc"...một nét đẹp của người phụ nữ M'nông mưu sinh trên Hồ Lăk với sự cứng cỏi gan dạ khi lướt thuyền độc mộc trên sông...cho em hình tượng về lịch sử của hai bà T… 
    Xem thêm
    1
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Hoài Vân Nguyễn
    Cảm ơn Đạt rất nhiều về bài viết hay quá ! Đọc và Chị đã được biết thêm rất nhiều về tập quán và phong tục của đồng bào Tây Nguyên rất hay và rất lạ Đạt ạ !
    1
  • Hoài Vân Nguyễn
    Cảm ơn Đạt rất nhiều , Chị rất hy vọng một ngày gần , Chị sẽ có dịp để được khám phá 🍀🍎🐿🍃🍄🌿
    1
  • Hue Nguyen
    Wonderful
    1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét