Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

HUYỀN BÍ THÁP CỔ GIỮA RỪNG GIÀ EA SUP

Tháp Champa được xây dựng trên mọi vùng đất Tây Nguyên... Hiện nay, còn lại duy nhất là tháp Yang Prong trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
HUYỀN BÍ THÁP CỔ GIỮA RỪNG GIÀ EA SUP
Tháp Yang Prong hiện tọa lạc trong một cánh rừng thưa, gồm những cây cổ thụ (cây săng lẻ), thuộc địa phận xã Ea Rok, huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk.
Nhìn trên bản đồ, tháp nằm ở phía tây tỉnh ĐăkLăk, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Cánh rừng thưa, nơi tọa lạc của tháp, nằm trải dài bên bờ sông Ea Hleo, quanh năm đầy nước, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thoáng đãng, màu xanh cây lá quanh tháp phủ dày suốt bốn mùa.
Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía bắc. Tháp Chăm đương nhiên do người Chăm xây dựng, nhưng về những sự kiện lịch sử gắn với việc xây dựng tháp thì đang còn tồn tại các giả thuyết khác nhau.
Sau đây, chúng tôi nêu các giả thuyết được đề cập tới trong hồ sơ di tích của Bảo tàng tỉnh ĐăkLăk được soạn thảo vào năm 1990:
- Cuộc chiến tranh giữa Chiêm Thành và Chân Lạp đã diễn ra vào khoảng nửa đầu thế kỷ XII với những cuộc giao tranh ác liệt. Cuộc chiến tranh mở rộng lên vùng rừng núi Tây Nguyên. Người Chăm đã chiến thắng và thống trị vùng đất Tây Nguyên. Sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên là hệ quả của cuộc chiến tranh này và họ đã xây dựng nên tháp Yang Prong.
- Vào cuối thế kỷ XIII, quân Nguyên-Mông xâm lược Chiêm Thành, người Chăm phải di tản lên vùng rừng núi phía tây, trong đó có Tây Nguyên để lánh nạn.
- Do giao lưu kinh tế (trao đổi sản vật giữa đồng bằng và Tây Nguyên) diễn ra từ thế kỷ thứ V, người Chăm di cư tự nhiên đến Tây Nguyên.
Sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên được minh chứng không chỉ bởi tháp Yang Prong mà còn bởi một số phế tích khác trong các lưu vực sông Sê San và sông Ba...
...
...
( Trích theo "THÁP CHĂM YANG PRONG VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC VĂN HOÁ" của PGS.TS.Trần Đức Ngôn đăng trên http://vanhoahoc.vn/.)

BẾN NƯỚC NGŨ BỒ (Kịch thơ của Hoàng Công Khanh)

Vào thời Lam Sơn Tụ Nghĩa, sông Ngũ Bồ được xem là con sông chia đôi biên giới Chiêm - Việt...
BẾN NƯỚC NGŨ BỒ
(Kịch thơ của Hoàng Công Khanh)
Bến nước Ngũ Bồ được đặt trong bối cảnh vào đầu thế kỉ XV, đất nước ta bị dày xéo bởi nạn giặc Minh phương Bắc, Lê Lợi chiêu tập anh hùng hào kiệt ở rừng núi Lam Sơn – Thanh Hóa để chống quân xâm lược. Nhằm tăng thêm binh lực, Lê Lợi đã phái người em họ Lê Liêm - một tráng sĩ yêu nước - sang Chiêm Thành để lôi kéo những nghĩa sĩ Việt còn ẩn náu bên đó từ khi Hồ Quý Ly thất trận, trở về Tổ quốc, giúp ông đánh giặc cứu nước. Gánh vác trọng trách trên vai, Lê Liêm lên đường ra đi. Để đến được Chiêm quốc, Lê Liêm phải vượt sông Ngũ Bồ - con sông chia đôi biên giới Chiêm - Việt. Ở đây, việc vượt Ngũ Bồ giang, sang Chiêm quốc là nhiệm vụ của Lê Liêm, nhưng lại trở thành hoàn cảnh khách quan tác động vào các nhân vật trong kịch và là căn cứ để các nhân vật trong kịch bộc lộ tâm lí, tình cảm, tính cách, hành động của mình.
...
Cảnh Bến Sông - Phần 1
Lau lách vi vu bốn bề, một gốc cây già nghiêng bóng trước sân, trên đã treo sẵn một tờ cáo thị. Âm nhạc buồn man mác...
...
Một lòng vì nước non, một lòng cùng Bình Định Vương
Mong mây tan gió lộng, cờ Lam Sơn phất cao giữa rừng
Đò ngang đón đưa bao lần, từ quan san những trang hùng anh
Về nơi đất thiêng hội thề, cùng chung tay đuổi xâm lăng ngày mai
Chiều nay cũng như bao chiều, chờ mong ai chiều tím trong lòng ta…(tiếng vó ngựa văng vẳng)
TRINH - (mừng rỡ) Tiếng vó ngựa rủi dung ngoài dặm cỏ, phải chăng ……(im lặng, buồn bã) Có lẽ nỗi chờ đợi đã trở thành khát vọng, nên … ta mới nghe lầm. (giở trong áo ra tờ cáo thị) Cáo thị của triều đình đã đến từ mấy hôm nay, mà người, sao vẫn bặt vô âm tín ? Đường phiêu dạt một mình lẩn trốn, chắc người phải vượt qua lắm nỗi gian truân….(thở dài, ngắm người trong tờ cáo thị) Lê Liêm, chàng là tội phạm của triều đình, nhưng trong lòng tôi, chàng là tráng sĩ.
...
...
Trinh - À … là khách muốn sang sông, có phải ?
Liêm - Phải. Tôi là khách lỡ đường. Xin nàng cho tôi bầu rượu nóng.
Trinh - (lấy rượu đem ra, mắt vẫn dò xét người lạ mặt) Đây rượu quê nghèo, cất bằng hoa và men lá biên khu, xin mời người thưởng thức chút công phu.
LIÊM - Cảm ơn nàng. Ta không ngờ, nơi mảnh đất kỳ cùng biên giới, lại có một lữ quán ấm áp bình yên. Người cất công ủ cho rượu đượm hơi men, và chờ đợi ….
TRINH - Một chàng tráng sĩ.
LIÊM - Hận quá ! Tôi chỉ là khách lữ, đang lỡ đường và muốn được sang sông.
TRINH - Người muốn sang sông ư ? Nhưng triều đình đã ra lệnh phong tỏa Ngũ Bồ giang, để tìm bắt những người ... theo quân phản loạn.
Liêm - Nhưng ta đâu phải là kẻ theo quân phản loạn ?
TRINH - Thật vậy ư ? Là khách lữ, lại càng không có cách để sang sông. Thôi, rượu nghiêng vò rót cạn bóng chiều nghiêng, người nâng chén, cho ấm lòng lữ khách. (vào)
LIÊM - (uống rượu, intro lý chiều chiều) Rượu uống mãi không khuây lòng lữ thứ, uống làm chi ? Mà không uống không đành. Ta uống một mình, ta cạn một mình, say chưa bén đài cô đơn cao chót vót, (cười buồn)
...
...
Cảnh Bến Sông- Phần 4
LIÊM - Nàng đã vì ta mà sa vào tay giặc, hận một nỗi thân mang trọng trách, không thể liều mình cùng lũ sói lang. Ta phải làm sao để tháo cũi sổ lồng ? Không để lụy cho thân bồ liễu ? Hỡi ơi thuở trời đất nổi cơn gió bụi, để khách má hồng phải nhiều nỗi truân chuyên, nàng Trinh ơi !
Chạnh thương nàng, mà bồi hồi trong tim.
Nàng như nắng ấm, như làn gió dịu êm.
Ai xui mình hạnh ngộ giữa điêu linh
Để tơ vương mà không dám trao tình ?
Một thân trai, tang bồng nặng gánh
Kiếm thép mài trăng, nỗi hờn căm buốt lạnh cả tâm hồn
...
...
TRINH - Đất nước còn, không còn em vẫn được,
Đất nước không – em có cũng bằng không ./.
...
...
*Sông Bồ khởi nguồn từ nhiều nhánh sông nhỏ hợp thành sông cái. Nhánh chính sông Bồ từ Lào chảy qua vùng Hồng Thái (A Lưới). Nhánh thứ hai chảy từ Hồng Kim (A Lưới) và nhánh thứ ba bắt nguồn từ Phong Mỹ (Phong Điền). Ba nhánh này gặp tại Phong Sơn và Bình Điền rồi chảy về hạ lưu qua các làng mạc thuộc ba huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Sông Bồ tiếp tục cuộc hành trình lãng mạn hẹn hò người tình Hương Giang ở ngã ba Sình rồi cùng nhau gắn kết thả hồn về phá Tam Giang ra đại dương. (Theo Lược Sử về Sông Bồ của Ngô Thiên Thu)

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

NÚI LỬA ĐĂK MIL (ĐỨC LẬP CŨ), ĐĂK NÔNG

Ngày xưa nơi đây đã xảy ra những trận pháo chiến ác liệt nhất...
NÚI LỬA ĐĂK MIL (ĐỨC LẬP CŨ), ĐĂK NÔNG
...ngọn đồi mà các đơn vị VNCH hành quân tại Đức Lập thường gọi là Núi Lửa. Đây là một miệng núi lửa đã tắt, hình bầu dục, dài khoảng 500 thước, rộng khoảng 300 thước, cao hơn mặt đất 80 thước, nơi trũng nhất trong lòng miệng núi có cao độ 804 (so với mặt biển). Triền núi phía trong khá dốc, chằng chịt dây leo quấn lấy những cây cổ thụ to lớn, giữa miệng núi, xanh rì một vạt chuối rừng rậm rạp.
Những khi hành quân xa, tôi thường đặt đài tiếp vận để tiện liên lạc với hậu cứ. Những tiểu đoàn bạn, đôi khi cả bộ chỉ huy liên đoàn cũng vào tần số đài này nhờ chuyển tin. Sáng ngày 9/3/75 đài tiếp vận “Tam Quái 82″ của tôi đặt trên căn cứ hoả lực Núi Lửa, Đức-Lập báo cáo rằng địch đang pháo kích vào chi khu Đức-Lập. Tới gần trưa thì chính căn cứ Núi Lửa cũng bị địch pháo kích và tấn công bằng bộ binh. Xế chiều, tôi nghe anh Binh nhì trưởng toán tiếp vận báo cáo bằng bạch văn lời cuối,
-“Thiếu Tá ơi! Tam Quái chắc tiêu ma đợt này rồi Thiếu Tá ơi!”
Sau đó tôi không còn nghe được gì nữa...
(Trích theo "NGÀY TA BỎ NÚI" của Vương Mộng Long – K20)

NÚI LỬA ČƯ B'LUK, BUÔN CHOAH, KRÔNG KNÔ

Cách Buôn Trấp quê tôi không xa, có một núi lửa vừa mới ngưng hoạt động, để lại một hệ thống hang động lớn nhất Đông Nam Á...
NÚI LỬA ČƯ B'LUK, BUÔN CHOAH, KRÔNG KNÔ
Ngọn núi nổi bật giữa triền đồi cằn cỗi, hoang vắng thuộc địa phận xã Buôn Choah.
Từ đây vào chân núi chủ yếu là lối nhỏ trên nền đá gập ghềnh dài khoảng 2km và không ít lần phải băng qua những ngọn đồi thấp toàn đá bazan bọt (bọt khí nằm trong đá) được hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào xưa kia.
Ánh nắng chói chang, gió núi thỉnh thoảng thổi qua nhưng không đủ xua đi bức bối của cái nóng từ bãi đá bốc lên. Không gian yên vắng, hoang hóa như buổi chiều tà.
Thật may, trên đường đi rất dễ bắt gặp những bụi cà chua chi chít trái chín đỏ, kích thước chỉ lớn hơn ngón tay cái nhưng hương vị chẳng khác cà chua vườn đã giúp chúng tôi vượt qua cơn khát và tạm quên bao nỗi mệt nhọc.
Rời khỏi bãi đá là nối tiếp con dốc thẳng đứng đến tận miệng núi lửa. Chúng tôi tiếp tục đi, một vài đoạn phải leo trèo đồng thời vừa nhoài người nắm bắt rễ cây hoặc mỏm đá hầu làm điểm tựa tiến lên đỉnh núi.
Chúng tôi đặt chân tới đỉnh núi cao 593m so với mặt biển khi trời đứng bóng cũng là lúc sức đã cạn, mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt. Biết bao cảm xúc lạ lùng liên tiếp dâng trào khi lần đầu tiên chiêm ngưỡng miệng núi lửa hình nón, đang hiện hữu trước mặt chúng tôi.
Lần theo những vách đá lòng chảo, chúng tôi từng bước xuống đáy miệng núi lửa với tâm trạng hồi hộp, lo lắng những tai ương khôn lường bất chợt xảy ra. Không gian càng lúc càng tối dần, âm u, tĩnh mịch. Lúc này chỉ cần một cánh chim tình cờ vụt bay cũng khiến khách phải giật mình, hoảng hốt.
Tuy nhiên, những gì chúng tôi nhìn thấy khi dừng chân dưới đáy lòng chảo thật thú vị. Đó là bãi đá bazan bọt nằm chồng chất trong khu vực chừng 100m2, xung quanh là những hang hốc tối om. Nhìn lên miệng núi lửa toàn là tán lá, cây rừng tranh tối tranh sáng che khuất tầm nhìn.
...
...
(Trích đoạn "Khám phá miệng núi lửa Chư B’luk" của Trần Thế Dũng đăng trên tuoitre.vn/tin-tuc-tto)

ČƯ M'GAR (Núi Hoa), Quảng Nhiêu xưa, ĐăkLăk.

Trò chuyện cùng núi lửa... trên cao nguyên xứ Thượng.
ČƯ M'GAR (Núi Hoa), Quảng Nhiêu xưa, ĐăkLăk.
Theo đồng bào người bản địa Êđê, Cư M’gar – Núi Hoa, là tên ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, vết tích hiếm hoi của núi lửa trên vùng Tây Nguyên từ hàng nghìn năm trước. Qua năm tháng, dân địa phương dần quen với tên gọi -Đồi Cư M’gar. Ngọn đồi nằm tại trung tâm huyện, cách trung thành phố Buôn Ma Thuột 20 km về hướng Đông Bắc, là địa danh trọng yếu, gắn liền với tâm thức, đời sống và lịch sử của người dân vùng đất trù phú Cư M’gar này.
Tư liệu khoa học về ngọn núi lửa này hầu như không có. Có thể, do ngọn núi lửa nhỏ, đã ngưng hoạt động từ lâu, lại nằm heo hút ở vùng sâu...
*Đ’hùng Café (Quảng Hiệp, Cư M’gar).
***
Tôi đi lang thang khắp miền Trung, Tây Nguyên, ra với nhiều hòn đảo xinh đẹp, không dặn lòng điều gì đâu, thế mà lúc nào cũng vẩn vơ nương theo vẻ đẹp kỳ ảo của các ngọn núi lửa đã tắt để rồi ao ước. Ao ước giá như chúng ta biết cung cách tổ chức tua tuyến du lịch, tua tuyến du khảo “học mà chơi chơi mà học” nhằm đánh thức các giá trị của những ngọn núi lửa đã từng phun trào, các thành tạo do núi lửa. Núi lửa, thỉnh thoảng nó vẫn biến thành những Hỏa Diệm Sơn ma quái, thiêu đốt, giết chóc nhiều ở nhiều vùng đất trên địa cầu. Dòng dung nham nghìn độ tuôn chảy, cùng những cột khói đen kịt bầu trời, mặt đất, mặt biển của núi lửa luôn quyến rũ sự du thám mạo hiểm của nhiều người trên khắp hành tinh. Đó là một vẻ đẹp chết người, là thứ “nhan sắc” ăn thịt người; do thế, đánh thức các ngọn núi lửa đã tắt (để nó phun trào) là một việc làm đáng nguyền rủa. Nhưng, ở một miền đất tràn ngập các dấu tích núi lửa như Việt Nam, mà kể chuyện núi lửa cho người dân nghe, hầu như ai ai cũng coi là thứ hoang đường bịa tạc, thì kể cũng đáng tiếc lắm thay. Nếu biết được những kiến thức sơ đẳng về núi lửa, bạn sẽ lý giải được quá nhiều (nếu không nói là hầu hết) các hiện tượng, cấu tạo, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, cảnh quan ngoạn mục mà mình vẫn hằng gặp.
...
...
Núi cao, cái miệng núi hình chóp nón… ngược. Nghĩa là núi nhô cao như cái nón úp xuống mặt đất, nhưng đỉnh núi bị chặt cụt, từ đoạn cụt đó, miệng núi hõm xuống như trôn bát, tròn xoe. Đó là cái cửa để nham thạch bị nung chảy từ trong lòng quả đất phun lên, nó phun hình tròn, phun đầy thì đẩy vỡ miệng núi (hình nón úp), tràn ra theo một cái cửa, giống như cảnh cháo loãng chảy ra khi cái nồi nấu cháo bị vỡ một miếng ở gần tay quai. Nếu đi trên máy bay, nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng cháo (dung nham núi lửa) chảy ra khỏi cái nồi sôi lục bục khổng lồ của núi lửa ... dòng cháo đông kết thành các thung lũng vân vi, thành một ngọn núi kỳ quan hình chóp nón cụt rỗng ruột. Tây Nguyên, dọc Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, có hàng chục ngọn núi hình chóp nón như vừa phác thảo. Xung quanh núi, tràn ngập đất đen như tro than, đất đỏ ba-dan, những viên đá xốp như bọt biển màu đen, nhẹ bẫng như tàn than tro của một vụ cháy kinh hoàng (tiêu biểu như núi Cư M’Gar, núi Đắc Min...).
...
...
(Trích theo "Trò chuyện với núi lửa ở Việt Nam" của Đỗ Lãng Quân đăng trên http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/)

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Bài học thuộc lòng ngày xưa... MIỀN TRUNG BI BÃO LỤT

Bài học thuộc lòng ngày xưa...
MIỀN TRUNG BI BÃO LỤT
Miền Trung bị bão lụt
Người vật của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
Con nên giúp đồng bào
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói trọn tình thương.
...
Từ bé, ba má tôi dạy rằng phải nhường cơm, sẻ áo cho những người khốn cùng. Không tham khi lượm được của rơi. Những bài tôi học trong trường thường mang những nội dung về tấm lòng nhân ái, giúp người như là “thấy người già, người tàn tật, người mù không băng qua đường được thì phải giúp đỡ. Lên xe, thấy đàn bà có thai, trẻ em, người già thì phải nhường ghế cho họ ngồi.” Có bài thơ tôi nhớ nhất là bài: “Miền Trung Bị Bão Lụt” trong sách giáo khoa thư ...
Suốt năm năm học tiểu học, tôi được huấn luyện trở thành một công dân nhỏ. Tôi không còn đi học trễ, nhõng nhẽo, ăn quà vặt dọc đường. Tôi không dám cãi nhau với bạn học, không băng qua đường trái quy định. Mỗi sáng vào lớp phải đứng xếp hàng. Ai thấp đứng trước, cao đứng sau và đi từng hàng một vào lớp. Khi cô giáo vào lớp, cả lớp phải đứng dậy chào. Lớp trưởng ra lệnh và tất cả đồng thanh nói “Chúng em xin kính chào cô.” Nội quy trong trường rất nghiêm ngặt buộc những đứa nghịch ngợm, phá phách nhất cũng phải tuân theo.
Lớp Một thì chúng tôi học nhiều về Tập Viết, Tập Đọc, Chính Tả, Vệ Sinh Thường Thức, Toán…Lớp Ba trở lên ngoài những môn học như Toán, Tập Đọc, Tập Làm Văn, Thường Thức, Thủ Công, Tập Viết, Sử, Địa...Chúng tôi còn được dạy về môn Công Dân Giáo Dục. Bộ môn nầy không đi sâu vào vấn đề chính trị mà chỉ giáo dục hướng dẫn học sinh các luật lệ và ứng xử của một công dân trong cộng đồng xã hội văn minh. Môn Công Dân Giáo Dục không hề dạy chém giết, thù hận, trả thù, tranh đấu, chính trị…mà chỉ đơn giản dạy chúng tôi cách sống làm người như thế nào để có thể trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình, xã hội và đất nước.
(Trích đoạn BÀI HỌC VỠ LÒNG của Mây Ngàn Phương đăng trên vanchuongviet)
***
Mẹ vẫn còn nhớ mãi bài học thuộc lòng từ ngày còn học tiểu học:
Miền Trung bị bão lụt
Người, vật, của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
"Con nên giúp đồng bào"
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói gọn tình thương.
Bài học nầy mẹ đã làm hành trang vào đời và không bao giờ quên. Chữ tình thương tuy đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa và cao cả.
Tình thương luôn là hạt giống tốt nhất nẩy mầm trong những tâm hồn cao quý. Tình thương còn là sự chia xẻ của những người trong một gia đình, giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, làng xóm v..v...
Tình thương còn bao trùm trong xã hội, quốc gia và rộng lớn hơn là thế giới. Nơi nào có tình thương nơi đó thù hận, ganh ghét, tranh chấp, tham vọng, chiến tranh... sẽ tàn lụi không có đất để sinh sôi nẩy nở.
Do đó, khi ta có cơm ăn áo mặc hãy chia xẻ chén cơm manh áo với người cùng khổ. Khi ta thấy kẻ hoạn nạn, phải đưa một cánh tay ra nâng đỡ.........
( Trích trong LỜI CHO CON của Phong Thu)

Nhớ phụ nữ xứ Thượng với ngực trần trải nắng...

Nhớ phụ nữ xứ Thượng với ngực trần trải nắng...
HỒN NHIÊN GIỮA THIÊN NHIÊN
“Các cậu con trai hết lời ca ngợi vẻ đẹp của các cô nàng yêu quí: mái tóc, làn da và nhất là đôi vú mà người ta chẳng việc gì phải che dấu và đàn ông điên lên vì chúng, tới mức họ tạc hình chúng lên các cây gỗ trong nhà, từ cầu thang cho tới xà ngang”. Đã khá lâu rồi kể từ khi những dòng hồi tưởng này được nhà Tây Nguyên học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes viết nên, và cũng lâu rồi người ta không thấy đôi chỏm vú đào căng đầy nhựa sống nơi đất cao nguyên hùng vĩ. Dường như vẻ đẹp hoang dại ấy chỉ còn lại đâu đó giữa các bức ảnh đầu thế kỷ XX hoặc ẩn sâu giữa những nếp nhà dài đơn sơ vùng đất đỏ. Giờ đây, ta chỉ bắt gặp những cụ bà ở trần, dù dải vú chảy xệ nhăn nheo song đôi mắt vẫn rực sáng đăm đăm nhìn vào một miền xa xưa ký ức.
...
...
Ngày ấy, cao nguyên xa xăm bằng phẳng Tây Nguyên vẫn bao bọc lấy những tộc người Thượng mới bước qua thời kỳ mẫu hệ. Hình ảnh sinh sôi nảy nở đầy tính nữ như mẹ lúa, nữ thần mặt trời, bà Tồ Cô, bà Dạ Cróa... xuất hiện đậm đặc giữa một miền hồng hoang huyền thoại. Quan niệm về cái đẹp cũng bắt nguồn từ ấy và bầu vú người phụ nữ được phô ra như những gì rực rỡ nhất của núi rừng. Thời gian nối tiếp thời gian, những kẻ lữ hành nơi cao nguyên hoang dã đã luôn ghi lại hình ảnh bầu vú đầy khát vọng nảy nở vào ký ức của mình. Nào là thiếu nữ ở trần mang gùi băng rừng vượt thác, màu nắng phủ lên đôi vú đầy sinh lực của cô. Về bản rồi, đôi vú mẩy tròn lại nhún nhẩy hòa nhịp với bước chân thoăn thoắt lên những bậc thang. Bà mẹ ngồi bên đống lửa, vừa vun bếp vừa quàng lấy đứa con đang nô đùa trong cái địu bằng chăn mải miết bú mẹ. Rồi các cô gái tắm tiên trẫm bầu vú non đẫy nước của mình xuống làn suối mát...
Trong ký ức xa xưa hơn nữa là những cô con gái đến tuổi dậy thì vú nở khoe sắc xuân nhọn hồng háo hức mong chờ nghi lễ trưởng thành cà răng cuh kraih. Đến giờ, tục lệ ấy đã không còn, nhưng các cụ già từng trải qua thời kỳ ấy vẫn gợi lại như một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
...

MÙ U THƯƠNG NHỚ

“ Bướm vàng đậu trái Mù u,
Lấy chồng càng sớm, lời ru thêm buồn?"... Ca dao
MÙ U THƯƠNG NHỚ
Cây mù u ra sao mà thấy ca dao, thơ văn, bài hát…đề cập nhiều đến thế!
Ca từ bài “ Sao em vội lấy chồng” của nhạc sĩ Trần Tiến có câu “ bướm vàng đã đậu trái mù u rồi...”.
...
...
Nào là Xóm Giồng Mù u, Cầu Mù u, Đường Mù u, Lý Mù u Nghệ An; các truyện ngắn gắn với từ mù u như câu chuyện cái gáo múc mắm bằng quả mù u của nhà văn Nguyễn Quang Sáng hay chuyện Cô Ba Mù U; hoặc Cà phê Bà Năm Mù U ( gần Lăng Cha Cả xưa). Cứ tưởng rằng dầu mù u là chuyện quá khứ nào ngờ hiện nay vùng Bến Tre có xí nghiệp sản xuất dầu mù u bán cho nước ngoài nữa...
Tại thành phố Đà Nẵng , huyện Hòa Vang... và các huyện dọc miền duyên hải tỉnh Quảng Nam trước đây có rất nhiều cây mù u.
Con đường quốc lộ thời Pháp thuộc nối Cẩm Lệ với Miếu Bông cũng có nhiều hàng mù u. Rồi trong vườn rậm rạp các đình miếu hoặc những nơi hoang tàn thời chiến tranh mù u cũng mọc nhiều .Với bóng lá to , cành dày, khách bộ hành thường dừng lại nghỉ chân vào buổi trưa những ngày trời “nam” nóng. Các em bé ngày xưa thường dùng một xu đồng rồi dùng lá mù u để tạo nên những đồng tiền lá chơi trò “ bán buôn”. Trái mù u già được bọn trẻ xén lát xỏ dây làm “ tim” đèn thắp chơi. Những bác thợ cày ngắm nghía các cành cây già vặn vẹo để tìm một cái ách trâu, ách bò.
...
...
Tích xưa được đồn đại ở Huế cũng như tại vùng đất nầy là những trận đánh Pháp hoặc đánh nhau gọi là “ trận mù u”... Khi phe địch đến, quân phục kích nhào ra đâm chém những người bị “ trượt chân té” vì đạp nhầm trái mù u tròn...
...
Khi tây thực dân Camille Paris làm “ quan giây thép gió” dựng trụ điện tín từ Huế đến Phan Rang, anh ta có xuất bản cuốn Voyage d’exploration de Huế au Cochinchine par la route mandarine ( Du hành khám phá từ Huế đến Nam Kỳ qua đường thiên lý) , xuất bản tại Paris năm 1889. Camille có kể lại nhiều chuyện mắt thấy tai nghe.
Vùng Thừa Lưu “ Cái sân mà chúng tôi sắp qua đêm được bao quanh bắng những cây có tàng lá dày, nhựa cây dồi dào mang những quả chứa dầu hình cầu tròn, to bằng hạt dẻ. Dưới gốc các cây gọi là mù u ấy có các loại xương rồng….”
Vào thời ấy Tourane ( Đà Nẵng) theo ông đây là vùng đất chưa được khai phá…Con “đường thẳng tới Tourane từ Cam-lé ( Cẩm Lệ) là con đường mòn ghi trên bản đồ của tôi” là một vùng đất đầy bất trắc ( accidenté) khi thì ruộng, khi thì các gò cỏ .
“ Đường thiên lý đi qua sau lưng Tourane ( passant derrière) sẽ trực tiếp dẫn đến Đong-al ( Đông Anh? Đồng An??) và cho Cong ( Chợ Cống??), làng Tan-ké ( Thanh Khê)”…
“ Con đường từ Thanh Khê đến Cẩm Lệ thật đẹp, được viền bằng những cây muu, đường rộng tám mét. Con sông (rộng) 400 mét từ bến đò”.
...
...
Con đường thiên lý có lẽ đã hình thành từ thời các vương triều Champa trước thế kỷ 14. Các đạo binh Nam chinh của nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần, nhà Hồ…chắc đã qua lại nơi nầy. Vào thời Tiền Nguyễn, thế kỷ 17 các nhà du hành ngoại quốc Âu Châu hoặc Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã đi trên con lộ trên . Cứ đọc Hải ngoại Ký sự của Hòa thượng Thích Đại Sán hay Nho sĩ Chu Thuấn Thủy cũng có thể hình dung. Thời Tây Sơn nổi loạn chống triều đình, Lê quý Đôn cũng có mô tả các trạm quán. Khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long đã cho tu sửa và thiết lập các dịch trạm, chính xác là năm 1804, năm thứ ba triều đại Gia Long, vua cho xây nhà trạm bằng gạch và vây quanh bằng tường đá. Ngài lập một cơ quan đặc biệt chuyên lo chuyện nầy. Vào năm 1809, đường từ Huế đến đèo Hải Vân là 111 lý, được trùng tu. Một “ lý” theo từ điển Génibrel là 888 mét. Đường rộng 3 trượng. Mỗi trượng là 4 mét tức 12 mét.
Đồng thời vua ra lệnh trồng cây mù u hai bên đường. Tên chữ của loại cây nầy là Nam Mai mộc.
Ngoài việc che nắng mưa nhờ lá tương đối to, dày giúp khách bộ hành có chỗ núp nắng, mưa. Gỗ cây dùng làm mái chèo và các thanh ngang trong ghe thuyền. Cây mù u còn cho một loại tinh dầu rất quý dùng để chữa trị ghẻ lở ngoài da rất phổ biến nơi người dân . ( trang 23)
...
...
“ Có người cho rằng tên Nam mai do vua Gia Long đặt thay cho tên Mù u khi chúng được nhà vua lệnh cho trồng nhiều ở Huế để nhớ những năm thánh bôn ba ở miền Nam cũng như công dụng của nhựa trái và gỗ của loại cây nầy”.
...
...
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.
(Trích trong bài "MÙ U ƠI, HỠI MÙ U! MÙ U THƯƠNG NHỚ!" của Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng đăng trên https://antontruongthang.com/lịch-sử/)

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Hương vị núi rừng... NHỚ CƠM GẠO ĐỎ

Hương vị núi rừng...
NHỚ CƠM GẠO ĐỎ
Nhiều người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo ngon này nhiều năm liền trong đời. Tuy nhiên, bây giờ, gạo đỏ không còn nhiều như trước nữa. Trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà.
Các loại lúa trên được trồng trỉa trên nương rẫy. Thường vào tháng bảy âm lịch, khi trời mưa xuống thì nông dân gieo lúa. Lúa từ khi trồng đến khi lớn lên cho hạt đều nhờ nước trời, nông dân không bón phân cũng chẳng phun thuốc. Cuối tháng mười đầu tháng mười một âm lịch lúa chín...
...
...
Loại gạo này đem nấu cơm bằng lửa củi thì... không phải bàn cãi. Gạo rẫy không trắng mà có màu đỏ, khi nấu cơm, vo kỹ cỡ nào thì cơm chín vẫn có màu đỏ. Nhớ nhất là hình ảnh nồi cơm bắc trên bếp lửa trong buổi chiều trời mưa đông thật ấm áp. Cơm nấu trên bếp, cạn rồi được nhấc xuống, dần kề bên bếp lửa, xoay tròn để nồi cơm được chín đều. Trên bếp được nấu tiếp nồi thức ăn, đợi nồi cơm chín thì cả nhà cùng ngồi lại bên nhau mà cảm thấy ấm lòng.
Cơm gạo đỏ không dẻo lắm, có mùi thơm đặc trưng mang hương vị củi lửa núi rừng nên ăn rất ngon. Những ngày lúa chín, trời mưa gió, đi lại khó khăn, vùng cao khan hiếm thực phẩm nên người dân thường ăn cơm với cá khô, cá mặn. Nhiều người khen ngon ngọt và nhớ da diết bữa cơm lúa rẫy nấu lửa than ăn với muối ớt giã với lá é trắng. Những bữa cơm lúa rẫy với các loại rau rừng luộc xào cũng rất ngon và nhớ đời.
Bây giờ cuộc sống phát triển, những cây nông nghiệp như mía, sắn, keo lá tràm mang hiệu quả kinh tế cao nên người dân không còn trồng lúa rẫy nữa. Chính vì thế mà những mùa lúa rẫy đã xa dần trong ký ức của nhiều người. Mỗi lần lòng chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng xung quanh...
Tuy An (SGAT)

NỮ SINH TRÊN NHÀ SÀN KÝ TÚC XÁ

Trường Trung học Banmêthuột có Ký Túc Xá dành cho học sinh ...
NỮ SINH TRÊN NHÀ SÀN KÝ TÚC XÁ
KHÚC CHO EM
(Tặng những người con gái lớn lên từ miền đất ấy)
Hình vóc ấy của Mẹ Cha trao tặng
Nhưng hồn em phải kết nụ từ hoa?
Những bông hoa trắng muốt đến mượt mà
Chất tinh túy từ màu ba-dan đỏ
Có những đêm chiêm bao đàn bướm nhỏ
Bay cùng hoa trong những giọt sương êm
Trăng lên cao, trăng sáng đến êm đềm
Trăng dát ngọc xuống bậc thềm năm tháng
Hồn hoa ơi, trong những đêm trăng sáng
Có cùng đàn bướm trắng nhớ về ta?
Ai biết đâu cánh bướm có chơi xa
Chỉ còn lại hoa và ta đứng ngóng
Ban mê hoa, chẳng làm hồn dậy sóng
Bởi dường như chỉ màu trắng tinh khôi
Hoa cà phê hương ngan ngát núi đồi
Ta chết lịm trong mùi hương hoa ấy
Trời se lạnh Tết đến gần rồi đấy
Đỏ má hồng những cô gái thanh xuân
Trăng thẹn thùng hoa e ấp bâng khuâng
Chân em bước nhẹ nhàng bên hoa đợi
Như hò hẹn, đêm đêm ta se sợi
Sợi nhớ thương, em hạnh ngộ cùng ta
Nhưng em ơi, em đâu tận xa xa
Để ta cứ mỏi mòn và nhung nhớ
Chút tình mọn chỉ biết dài tiếng thở
Ta chờ em mà em có chờ ta?
S@o...
(Trích trong "Hồi ấy và Những vần thơ S@o..." của HÙNG BI)

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

TRƯỜNG TÔI .Hùng Bi

Ban Mê xưa có một trường công lập...
TRƯỜNG TÔI
.Hùng Bi
Một ngày mùa thu, bất chợt có người hỏi tôi Trường Trung học Banmêthuột nằm trên đường nào ở cái thị xã nhỏ bé heo hút hồi ấy?
Tôi ngẩn người không biết trả lời sao, bởi lúc đó chưa có tấm bảng ghi tên đường cắm ở ngã tư chỉ ngõ thiên đường!
Đối với một thằng nhóc vừa rời khỏi ngôi trường tiểu học nhỏ bé ở một quận lỵ đìu hiu miền đông Nam bộ, bước vào một ngôi trường trung học bề thế của tỉnh thì quả đó là một điều quá lớn lao!
Tôi như một con cá nhỏ đang thảnh thơi bơi lội trong dòng sông quê quen thuộc ngào ngạt hương thơm của những vạt rừng miền đông, những cánh đồng bát ngát thoảng hương lúa đương thì con gái, đột nhiên bị bắt bỏ vào một cái chậu thủy tinh lạ lẫm với những nhánh rong vật vờ nên hết sức bức bối vì sự tự do bị thu hẹp.
Nhưng thôi, việc đó hãy để sang một bên vì tôi đang muốn nói tới tình yêu của tôi với một ngôi trường.
Ngày đầu tiên tôi được giáp mặt với nó là đi nộp đơn dự thi vào lớp Đệ Thất ở một ngày cuối thu năm 1960. Ôi chao! Quả là choáng ngợp trước sự bề thế của ngôi trường. Nó to lớn và xinh lung linh như một tòa lâu đài trong mắt tôi.
Đầu tiên phải nói đến cánh cổng đầy vẻ uy nghiêm với một dãy tường thấp xây giật cấp ngăn cách với thế giới bên ngoài ở mặt tiền rồi vòng ra phía sau lưng trường. Được xây bằng đá hộc, bốn cây cột trụ cao thấp trên có tấm bảng tên trường và những cánh cửa được đóng bằng những thanh gỗ mười phân vuông theo hình kỹ hà học khiến tôi mường tượng như cổng tam quan của một ngôi đền nào đó, nhưng nó không được mở rộng trong những ngày sóc vọng. Hầu như quanh năm chỉ mở một cánh cửa hông cho học trò ra vào. Hình như người ta...lười! Rồi mười năm hai mươi năm sau, nó vẫn như thế!
Một dãy lớp học khang trang được xây trên một triền đất dốc mái lợp fibro-ciment, cửa kính sơn màu xanh lá cây, nền nhà lót gạch bông sang trọng. Một ngôi trường được xây theo phong cách hiện đại và đẹp nhất trong mắt tôi lúc bấy giờ.
Dãy cột ngoài hành lang được ngăn với phần sân bằng những hàng gỗ mười phân vuông sơn màu xanh lá cây lắp song song ba hàng với những cạnh được xếp như hình thoi nhằm ngăn học sinh không ngồi lên đó làm bẩn. Nhưng điều đó có ăn thua gì đối với những cái mông đã chai đòn của những thằng nhóc nghịch như quỷ sứ nên chúng tôi cứ thản nhiên ngồi trên những cạnh nhọn mà đấu láo trong những giờ ra chơi. Có những thanh sắt mỏng ở đầu bậc tam cấp để gạt bớt lớp đất đỏ dính vào giày dép dành cho những ngày mưa. Và nó cũng có cái trống trường bịt bằng da trâu to lớn treo lủng lẳng ngoài hành lang đầu hồi để báo giờ đúng như truyền thống của các ngôi trường Việt Nam thời đó. Thi thoảng ngồi trong lớp ngó bâng quơ ra ngoài khung cửa sổ, tôi thấy có vài con chim sẻ nghịch ngợm đuổi bắt nhau bay ngang chao xuống tang trống rồi vụt đi trốn vào ngọn cây cao vút trước nhà anh Kiểm tài xế của trường mang theo tia nhìn ao ước của tôi. Giá như mình cũng có thể bay nhảy tự do để suốt ngày được rong chơi như chúng nó để khỏi phải ngồi đây nhỉ!
Ba năm sau, khi hoàn thành dãy lớp mới người ta đã trang bị lại hệ thống báo giờ bằng chuông điện và gỡ bỏ cái trống trường đi. Thật tiếc!
Sau nầy có lần nhìn thấy bìa bản nhạc Kỷ niệm nào buồn sáng tác của nhạc sĩ Hoài An do họa sĩ Duy Liêm vẽ minh họa ngôi trường có cái trống, lòng tôi vẫn rung cảm nhiều theo bài hát:
"Ngày đôi ta quen nhau tuổi còn thơ, đi học chung cùng giờ...
Nhặt hoa đem cho nhau ghim vào thơ, đếm đầu tay mà chờ..."
Trong cái trí óc non nớt của tôi hồi đó đã đặt ra một câu hỏi: Sao người ta không dành phần đất bằng phẳng từ ngã tư ra giáp với trường Sư Phạm Cao nguyên xây trường mà lại chọn chi phần đất dốc đến nổi phía đầu hồi bên nhà anh Kiểm cao hơn chiều cao của tôi gần hai lần? Để rồi phần đất trống đó sau nầy dành làm sân tennis và những bãi chứa đá cho Ty Công Chánh. Thảo nào mà học hành ở đó, đầu óc tôi nó cứ nghiêng nghiêng. Kỳ cục thiệt!
Nói tới trường mà không nhắc đến quán chè của Chị Hiệp vợ anh Kiếm thì quả là một thiếu sót lớn. Ở đó có những món chè ngon tuyệt, cóc ổi và đủ thứ chua cay mặn ngọt...Đó cũng là đại bản doanh của quý cô nương tiểu thư điệu đàng trong những giờ ra chơi, trong lúc bọn con trai lo chúi đầu vào những trò chơi trẻ con như bắn bi đánh đáo.
Sau lưng dãy lớp có một mái tôle che nghiêng tạm bợ làm nhà xe cho học trò. Mấy đứa con trai đạp xe tới trường thì cứ dựng đại hay quăng vô hàng xe không thứ tự ngay ngắn gì cả. Đến giờ tan học lấy xe thì chiếc nọ dính chùm với chiếc kia. Không biết có ai còn nhớ cái cảnh phải khệ nệ móc ngược bánh trước xe đạp lên những cái móc đặt sẵn trên xà nhà cho nó...có thứ tự không?
Thời kỳ đó ở mỗi tỉnh người ta chỉ thành lập một trường trung học công lập duy nhất. Bởi thế, sự ganh đua giữa các học sinh bậc tiểu học để được trở thành một học sinh trung học trường công quá gay go! Chính phủ không đủ kinh phí để xây thêm trường học ư? Không đủ giáo viên để giảng dạy ư? Mà cũng có khi đúng như thế thật!
Tám năm tôi ngồi ở ghế trường Trung học Banmêthuột, cơ ngơi của trường chỉ có thêm một dãy lớp mới nằm cặp theo đường Hùng Vương, năm cuối cùng có thêm một phòng thí nghiệm trong chương trình chuyển thành một trường Trung học Tổng Hợp xây kế bên sân bóng rổ không dành cho lứa học trò chúng tôi và mấy hàng gạch xây thô dự định làm lối đi giữa sân trường trơ đất đỏ cùng đám đá cuội lổn nhổn cùng dăm ba cây phượng bé tí teo giữa sân. Chỉ có vài cây loại khác tương đối lớn đã có bóng mát ở phía trước dãy lớp cũ năm tôi học Đệ Nhất là hết.
Cuối sân bóng rỗ nằm cách một con đường trải nhựa là Ký Túc Xá học sinh dành cho các học sinh người dân tộc thiểu số: Ê-đê, Jarai, Bahnar, Sê-đăng, M'nông, Thái, Mường, Chàm...Những ngôi nhà trệt, nhà sàn được xây cất lộn xộn với những chiếc giường gỗ ọp ẹp một cách tạm bợ dành cho học sinh nam nữ. Họ được chính phủ tài trợ miễn phí ăn ở để theo học bậc trung học nhằm đào tạo một lực lượng trí thức trẻ mới cho vùng đất cao nguyên, nhưng đa số đã bị hụt hơi. Số người bước lên bậc đại học có thể đếm trên đầu ngón tay. Những bạn cùng lớp với tôi có thể kể tên như Y Wher H'Mốc học Trường Quốc Gia Hành Chánh sau về làm Phó Quận trưởng đâu đó trên tỉnh Pleiku, Thành Ngọc Trào dân tộc Chàm cũng học Quốc Gia Hành Chánh...
Có khi mấy tháng hè họ trở lại buôn làng của mình gia nhập lực lượng Dân sự chiến đấu để lãnh lương vài tháng, tựu trường lại cắp sách đến trường như anh bạn Y K’Liu lớp tôi.
Nói thế thôi chứ tôi đã có những tình bạn tuổi học trò rất gắn bó với nhiều người bạn ở đó và vẫn còn lưu giữ mãi trong chốn kỷ niệm của tôi. Tôi vẫn thường vào Ký túc xá vui chơi đàn hát, sinh hoạt học hành và đôi khi còn chia sẻ phần ăn sáng với họ. Ôi! Một nơi chốn có rất nhiều kỷ niệm thời mới lớn chẳng biết có còn không? Những người bạn một thời của tôi còn ai nhớ ai quên? Họ đã lên thiên đàng, xuống địa ngục hay vẫn còn phiêu bạt nơi chốn nhân gian tôi chẳng biết?
Cũng phải nói là có thêm một cái nhà nho nhỏ được-gọi-là-thư-viện do những bàn tay học trò xây dựng nên, và tôi đã có những đêm tuổi trẻ nồng nàn hát hò trong huyễn mộng, nhưng sau đó người ta cũng đập bỏ đi rồi. Khi biết cái công trình đó biến mất, lòng tôi bỗng dưng nghe có chút hờn giận vu vơ.
Lại nói về tên trường cũng có điều đặc biệt. Tôi cũng chẳng hiểu sao khi chuyển trường Trung học Nguyễn Trường Tộ từ khu Nicolas về địa điểm mới thì trường được đổi tên như thế? Ở các tỉnh khác, mỗi trường trung học đều có tên riêng: Nguyễn Hoàng của Quảng Trị, Quốc Học của Huế, Võ Tánh của Nha Trang, Trịnh Hoài Đức của Bình Dương, Pétrus Ký của Sài gòn, Phan Thanh Giản của Cần Thơ...Riêng trường tôi thì lấy ngay tên của thị xã mà đặt cho nó.
Thêm một điều đặc biệt là hầu hết các học sinh trung học toàn miền nam đều mặc đồng phục áo trắng quần xanh, riêng trường tôi thì mặc áo màu xanh da trời. Có lẽ màu đất đỏ sẽ khó giặt sạch hơn trên áo trắng nên chỉ dành riêng cho những ngày lễ.
"Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường..."
Thơ Nguyên Sa đấy! Sân trường tôi không có lá nên tôi đành yêu lấy...nàng áo xanh vậy!
Con đường đến trường tính từ cột đèn ba ngọn không kể đến những ngày mưa nhớp nháp với bùn đỏ dẻo quánh bước chân, những ngày mùa khô với màu nắng cao nguyên huy hoàng tôi thích đi chầm chậm dưới những đoá hoa sao li ti rụng trên đầu khi có cơn gió đi ngang đoạn qua khỏi Hạt Thủy Lâm phía bên kia đường. Nó chẳng rực rỡ, chẳng thơm tho gì nhưng tạo cho tôi một niềm vui ngồ ngộ khi đi dưới đám mưa hoa ấy. Giá như hồi đó biết làm thơ chắc là thích lắm!
Những tháng cuối năm trời Banmêthuột rất lạnh! Ngôi trường chìm trong đám sương mù như màu mây cổ tích. Thủa ấy đất rộng người thưa, rừng đại ngàn vẫn còn nằm sát quanh thị xã nên khi những ngọn gió mùa đông bắc kéo về xuyên qua dãy Trường sơn trùng điệp cộng thêm hơi đá núi mang theo cái rét lạnh căm căm tràn về thật kinh khủng đối với một thằng nhóc gốc miền đồng bằng.
Hồi ấy...Tôi thích cái từ nầy nhất vì nó chuyên chở nhiều kỷ niệm. Hồi ấy...học trò chưa đông nên thoạt đầu chỉ cần một dãy phòng học chính cũng đã thừa. Buổi chiều hai giờ sau vẫn còn nhiều phòng bỏ trống. Những buổi chiều ấy tôi hay ngồi trên thanh lan can ở đầu hồi, dựa lưng vào cây cột đưa mắt nhìn bâng quơ qua dãy đồi phía tây nam xa xa đang nằm mơ màng trong ánh nắng chiều vàng mơ trải dài uể oải lên đầu ngọn cỏ. Tôi không biết ở bên đó có gì và cũng ao ước được giẫm chân lên lớp bụi đỏ ấy, nhưng mãi đến bây giờ sau hơn năm mươi năm tôi vẫn chưa có dịp lần qua. Thôi cứ để nó mơ hồ như trong những giấc mơ hiếm hoi của một đời người có khi còn hay hơn ấy nhỉ!
Ở đó, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, tình Thầy trò, tình bạn và những người bạn cùng thời đã ra đi khá nhiều khi còn ở lứa tuổi thanh xuân. Tôi cũng biết được sự mộng mơ tuổi trẻ và nhất là chạm được cái hương vị tình yêu của tuổi học trò mà nhiều người chỉ dám ao ước.
Tôi có một ví von thế nầy: Ngôi trường cũng như những hình tượng thờ cúng của tôn giáo, nếu không khai quang điểm nhãn thì chỉ là gạch đá. Những căn phòng thinh lặng với chiếc bảng lớn sơn màu xanh lá cây trên tường và những dãy bàn ghế vô tri thì có gì mà lưu luyến và níu giữ kỷ niệm? Một trong những cái bàn của ngày tháng cũ đã được tôi khắc tên mình lên nó đấy!
Sáu mươi năm! Dài bằng cả một đời người. Trường tôi vẫn còn sống mãi trong tâm khảm của bao lứa học trò chính vì chúng tôi đã phả vào nó cái hồn của tuổi mới lớn.
Có một buổi tối mùa đông gần đây, tôi ngồi uống rượu với vài người bạn trong một quán cóc ở cuối con dốc. Ngước nhìn cánh cổng ngôi trường cũ của mình đã mất đi dáng vẻ ngày xưa, lòng bùi ngùi nhung nhớ xa xôi vì biết rằng chẳng bao giờ tôi còn có dịp đặt bước chân mình lên những thềm học cũ.
Tám năm của một thời tuổi trẻ sôi nổi đâu phải là ngắn. Những kỷ niệm cứ làm xao xác cả tâm hồn và trái tim tôi, nhưng có lẽ tôi yêu trường tôi chỉ vì những điều dung dị vây quanh thế thôi!
HÙNG BI
(60-68)