Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

BẾN NƯỚC NGÀY XƯA *Đặng Văn Vũ

 

4 tháng 4, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
-Đố em bến nước xưa buôn mình ở đâu?...
-Đố anh bến nước buôn mình có mấy ống...
BẾN NƯỚC NGÀY XƯA
*Đặng Văn Vũ
...
Người miền xuôi đi xa nhớ quê là nhớ những mái nhà tranh chiều chiều khói tỏa, nhớ những chú mục đồng lắc lẻo trên lưng trâu, cùng cánh diều no gió; người Tây Bắc đi xa là nhớ về những ruộng bậc thang, nhớ về núi đá tai mèo lởm chởm; người Tây Nguyên thì nhớ về những nếp nhà sàn có cô gái làng giã gạo đầu hiên, có bến nước rộn ràng mỗi sớm và xôn xao lúc chiều về…
Bình minh bắt đầu một ngày mới trên cao nguyên, những cô gái xếp các quả bầu đen bóng vào chiếc gùi í ới gọi nhau xuống bến lấy nước về dùng trong ngày. Hoàng hôn dát vàng trên những vạt hoa cúc quì vàng rực, những đàn chim chao chác bay về phía khu rừng xa; các cô gái chàng trai, người già, người trẻ từ rừng trở về, ào vào bến nước tắm gội, nô đùa, trò chuyện sau một ngày lao động mệt nhọc. Đó là hình ảnh đặc trưng trong chu kỳ sống của con người Tây Nguyên.
Bến nước Tây Nguyên có khi là một bến sông, có khi là một đoạn suối, nhưng thông thường nhất là nguồn nước lấy từ mạch núi...
Mỗi làng có ít nhất một bến nước đặt ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng. Vì lấy từ khe núi nên nước rất tinh khiết. Nước sông, nước suối ở Tây Nguyên cũng rất sạch vì nó là đầu nguồn và không phải chảy qua các khu dân cư, và đặc biệt người Tây Nguyên không có thói quen “gửi rác” cho nước như người miền xuôi.
Từ ngàn đời nay, trong ý nghĩ của người Tây Nguyên, hình ảnh bến nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Bến nước là tặng phẩm của thiên nhiên (thiên nhiên của họ là Thần), họ nhờ Thần gội rửa bụi đất của rẫy nương để mỗi khi bước lên nhà sàn là mọi nhọc nhằn đều tan biến. Có lẽ vì vậy mà buổi chiều, trên bến nước bao giờ cũng rất xôn xao.
Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng. Người Tây Nguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vĩnh biệt bến nước.
...
Đặc điểm của sông suối ở Tây Nguyên là rất nhiều vực làm nên thác, và đá giữa dòng làm nên ghềnh. Thác và ghềnh đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nhiều nét chấm phá, đầy vẻ trữ tình.
Thật vậy, nếu lửa tượng trưng cho ý chí, cho dũng khí của người Tây Nguyên thì bến nước chính là sự dịu ngọt của tâm hồn, là nguồn mạch dạt dào của trái tim. Âm thanh gợi nhớ của người Tây Nguyên là cồng chiêng, hình ảnh gợi nhớ của họ là bến nước.
Và trong những đêm trăng cao nguyên, bến nước là nơi nam nữ cùng nhau hát đối đáp:
-Đố em bến nước xưa buôn mình ở đâu?
Bến nước buôn mình nơi chân núi Cư Yang Sin,
Tiếng cười con gái ríu ran mỗi sớm.
-Đố anh bến nước buôn mình có mấy ống
Tám ống đủ nước cho em tắm mỗi ngày.
(Dân ca Tây Nguyên)
...
Đặng Văn Vũ
(Trích đoạn trong "Bến nước: Báu vật của buôn làng Tây Nguyên" của Đặng Văn Vũ đăng trên Tạp chí điện tử Hồn Việt )
Không có mô tả ảnh.
Hung Kieu, Bạch Yến và 108 người khác
26 bình luận
5 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

26 bình luận

  • Hung Kieu
    Bài viết hay!
    Nhưng theo thiển nghĩ, giá như nhẹ chất văn chương của người miền xuôi một chút cho phù hợp với cuộc sống mộc mạc của người dân tộc thì sẽ nâng tầm giá trị của bài viết hơn lên.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cám ơn anh Hung Kieu nhận xét thật là hay và chính xác. Tụi em xin tiếp thu...
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Bạch Đằng Giang
    Khi mới lập làng Châu sơn, gần làng nhất là buôn Dung, buôn kdun bến nước buôn Dung nằm phía tây bắc của buôn nơi có mấy cây cổ thụ là đầu nguồn của suối ea mkun bến nước rất lớn có tới tám ống chiều chiều đàn bà con gái người Rha dé xuống tắm người ch… 
    Xem thêm
    5
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Có thể hình bến nước trên chụp từ thời Pháp thuộc là bến nước của buôn Kdun... Hình không thấy ghi chú cụ thể là buôn nào, nhưng có người xác định đó là buôn Jun... Em nghĩ ghi buôn Jun là sai, vì buôn Jun là buôn của người M;nông ở Lạc Thiện. Chỉ có b… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bạch Đằng Giang
      Hơi giống bến nước buôn Dung hoặc buôn Jung xã ea yông huyện krông păc
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Phạm Thuy Huong
    Cám ơn anh XT...TH được đọc một tản văn rất hay...văn phong gãy gọn , nhẹ nhàng...miêu tả nhiều chi tiết trong cách sống , nếp nghĩ của người dân tộc Tây Nguyên...có Bme của chúng ta...đan xen mà mạch lạc ...khơi được cảm xúc trong vắt an lành và ngọt … 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ly Trinh
    Bến nước này nhiều vòi quá. Em cũng thấy nhiều bến nước nhưng ít vòi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hung Kieu
    Chỉ xin bàn về nếp sống các dân tộc ít người từ Trung trung bộ đến Đông nam bộ.
    Tập quán của họ là quần cư ở những nơi gần nguồn nước, vì đó là thứ nhu cầu thiết yếu của con người ngang với lương thực.
    Nhưng đâu phải nơi nào cũng được thiên nhiên ưu đã… 
    Xem thêm
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Phải cảm phục họ... Sống dựa con nước, người Bahnar và người Jrai đều có bến nước của làng mình bên sông Ba, nhưng người Jrai đã nâng tầm thiêng liêng của dòng sông này bằng lễ cúng bến nước hàng năm.
      “Cứ khoảng 5 giờ chiều là bà con từ rẫy nương về, … 
      Xem thêm
      Không có mô tả ảnh.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hung Kieu
      Xứ Thượng, cô ấy giải thích như vậy là thiếu tính khoa học.
      Những cái hố đó không phải là nước từ mạch ra mà do nước sông thẩm thấu qua cát đấy thôi.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 1 phản hồi
  • San Lê Thị
    Lần đầu tiên nhìn thấy bến nước như trong ảnh bởi những buôn làng nuôi mình khi xưa cũng có bến nước nhưng chỉ là một vũng nước nhỏ hứng nước từ một ống tre nhỏ cắm sâu vào một khe đá (
    chắc là mạch nước) chứ không có nhiều ống đâu,nước hứng từ vòi họ … 
    Xem thêm
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Những vùng đó chắc không phải buôn Ê Đê rồi... Phía trên một bến nước mình từng sinh hoạt đều có một khoảnh rừng cấm chặt. Chính nhờ vậy mà nước có quanh năm... Bây giờ một phần không còn bến nước nữa là do mất khoảnh rừng đó... và bị cá nhân hóa theo … 
      Xem thêm
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Cái này bọn nhóc tụi em ngày xưa gọi là suối vòi,nhưng suối vòi là chỗ đến chơi và phá nhiều hơn ,tắm thì ra suối nhảy từ trên cầu xuống hoặc leo lưng chừng cây keo nhày xuống suối....đã hơn hì hì
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Kimberly Nguyen
    Giàng ơi, đọc mấy bài của anh Đạt “xiu tầm” em thiệt mở mang “chí tuệ.” Cảm thấy gần gũi với Đăm San và Hơ Nhí Hơ Bí hơn! 😁
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Wow
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Phương Thuý Hoàng
    Tui cũng dươjc tắm ở bến nươsc buôn ko la gần trại cùi năm 1975 cùng với các thầy cô giáo di xoá mù,di dạy dược voi dưa di,di băng rừng dể đến lớp dạy vì di dường quồc lộ phun rô bắt liền thời gian dó là tháng 6 đến tháng 7 năm 1975 nhớ mãi bến nước dầu buôn
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Anh cũng được ngủ lại ở buôn Kla này... ngày xưa nhiều khỉ nên họ đặt tên buôn là buôn khỉ. Ngày ấy Phương Thuý Hoàng được cử xóa mù ở buôn Kuôp rồi ( chỗ có thác Dray Sap, Dray Nur)
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Phương Thuý Hoàng
    Dạ xoá mù ở trại cùi, sợ mưỡn chết tối nào cũng khóc may có anh bạn học cùng lớp tên là y,nuk tán đốc nên dỡ buồn sau này bạn ý là bác sỹ khoa X-quang ở Bv tỉnh Daklak dó,
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nhãn dán Meep Worried, concerned face
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nhãn dán Meep Face with full cheeks
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét