Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

MƯU SINH TỪ SEN

Huyện Lắk được thiên nhiên ban tặng 2 hồ nước ngọt tự nhiên lớn, hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn) và hồ Ea R’bin (xã Ea R’bin)...
MƯU SINH TỪ SEN
Chỉ cần 1 chiếc thau hoặc can nhựa, thêm 1 chiếc găng tay là những người hái ngó sen có thể bắt đầu một chuyến mưu sinh. Công việc hái ngó cũng không hề đơn giản, ở những hồ sâu, người hái phải ngụp lặn mấy giờ đồng hồ dưới nước, chân lần mò tới gốc sen, người quen việc chỉ cần lấy ngón chân bấm ngó, người mới phải lần tay theo những lá sen non, nước sâu tới cằm mới hái được ngó. Để tránh dập, gãy ngó, người hái phải thật khéo léo, nhẹ nhàng. Theo kinh nghiệm của những người mưu sinh từ nghề hái ngó, do phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ, họ phải nhịn ăn buổi sáng, bởi ăn no sẽ căng tức bụng, khó lội nước.
Chị H’Lươm (xã Yang Tao) – một trong những người có kinh nghiệm lâu năm về nghề hái ngó sen chia sẻ, chị không nhớ là đã theo nghề hái ngó này được bao nhiêu năm, chỉ nhớ vào độ tháng 4, tháng 5 dương lịch hằng năm, chị ra Hồ Lắk hái ngó sen về bán. Việc hái ngó phải bắt đầu từ sáng sớm, thường kết thúc trước 12 giờ trưa, bởi khi nắng lên nếu ngó không được mang về sẽ bị héo. ...
...
Không chỉ ngó sen, gương và hạt sen cũng được nhiều người dân “săn” về làm thực phẩm và bán cho thương lái. Để hái được gương sen, người hái phải biết chèo thuyền, vì phải ra ở khu vực nước sâu, chứ nước cạn ít, gương nhỏ. Chị Trần Thị Bích Thương (xã Buôn Triết) cho hay, mỗi lần đi hái gương, vợ chồng chị phải dậy từ 3 giờ sáng, chạy 70 km đến hồ Ea R’bin. Gương sen hái về được chia thành 2 loại, loại để nguyên gương và loại tách hạt sen ra để bán cho khách. Phần lớn khách chọn loại tách sẵn cho tiện, còn những khách muốn bảo quản hạt sen tươi lâu lại chọn loại gương.
...
Chị Nguyễn Thị Minh Ngọc (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) cho biết, mỗi lần đãi khách nơi xa đến, chị chạy ra chợ mua ngó sen về làm gỏi tôm đồng, vừa ngon, giòn, bổ dưỡng lại dễ chế biến. Để có món gỏi ngó sen ngon, trắng, khi mua về cắt từng khúc chừng 5 cm, vắt nửa quả chanh vào thau nước ngâm là ngó trắng ngần. Ngó sen được thu theo mùa nên vào giữa mùa, giá mềm hơn, chị thường mua số lượng nhiều, về muối chua trong hũ thủy tinh, dùng ăn dần.
Không chỉ người dân địa phương, nhiều người ở Tp. BMT cũng chuộng sen Lắk, vì đây là loại thực phẩm sạch, ngon, bởi mọc từ hồ tự nhiên...
Hoàng Tuyết

Xứ Thượng... HỒ EA R'BIN

Xứ Thượng... Cảnh đẹp chưa được đánh thức...
HỒ EA R'BIN
Hồ Ea R'bin (xã Ea R'bin – huyện Lăk- Đăk Lăk) ẩn chứa vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ nhưng chưa được nhiều người khám phá.
Hồ Ea R'bin nằm ở trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nam Kar, cách trung tâm xã Ea R'bin khoảng 10 km. Để vào đến hồ, từ đường liên xã Nam Ka – Ea Rbin, chạy xe máy qua những cánh đồng lúa, ngô xanh biếc rồi đi bộ theo con đường mòn nhỏ chạy dọc bìa rừng đặc dụng.
Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là tiếng chim rừng ríu rít và bầu không khí mát rượi đặc trưng của những cánh rừng nhiệt đới. Hồ rộng hơn 200 ha, nước trong xanh, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh tạo nên vẻ đẹp độc đáo sơn thủy hữu tình.
Để cảm nhận hết vẻ đẹp của hồ, phải đi thuyền qua những vạt hoa súng, hoa sen trên mặt hồ và dừng chân trên các hòn đảo nhỏ để ngắm cảnh đẹp quanh hồ. Đến giữa hồ, thả thuyền trôi nhè nhẹ, có cảm giác như lạc vào miền đất lạ còn nguyên sơ, yên bình, khách xa như cảm thấy mình quá bé nhỏ giữa thiên nhiên đất trời.
...
MT

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

VẺ ĐẸP HỒ NAM KAR

Xứ Thượng ...
VẺ ĐẸP HỒ NAM KAR
Mang vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí cùng khí hậu quanh năm mát mẻ, hồ Nam Kar (Đăk Lăk) đang là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách tới khám phá.
Hồ Nam Kar nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên, khu rừng đặc dụng của tỉnh Đăk Lăk.
Nhờ nét hoang sơ, huyền bí, Nam Kar đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá...
Đây cũng là hồ chứa nước của công trình thủy điện buôn Tua Srah. Hồ trải dài từ xã Nam Ka, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk đến xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
...
Phương Anh. Ảnh: Ngô Trung Dũng

BÔNG ĐU ĐỦ ĐỰC

Món rau Mường ngày xuân... ăn lạ miệng thật là ngon... giờ còn biết thêm trong rau có cả một bài thuốc...
BÔNG ĐU ĐỦ ĐỰC
Hoa đực của cây đu đủ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng nó để chữa bệnh. Vị của nó rất đắng nhưng vẫn có thể dùng nấu canh ăn hoặc làm rau trộn gỏi...
Một số lợi ích của hoa đực cây đu đủ như sau:
- Trên bệnh nhân đái tháo đường, uống nước sắc hoa đu đủ đực giúp làm tăng lượng insulin, nhờ đó làm hạ đường huyết tùy theo mức độ sử dụng. Bản thân người bệnh cũng thấy có sự thay đổi đáng kể.
Những bông hoa này còn có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch ...
- Hoa đu đủ đực giúp hỗ trợ bộ máy tiêu hóa và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Hàm lượng cao của các vitamin như A, C và E cùng với folate là những chất chống oxy hóa rất cao, bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa cholesterol và lão hóa sớm.
Trong hoa đu đủ có chứa men papain giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón.
- Trên bộ máy hô hấp, chỉ cần nhúm hoa đực trộn với vài muỗng mật ong hoặc đường phèn, đem chưng cách thủy rồi để hơi ấm, sau đó uống mỗi ngày 3-4 lần sẽ chữa được các vấn đề về hô hấp như ho và khản giọng hoặc đau rát cổ họng.
Phương thuốc này được sử dụng từ lâu đời để chữa ho, hen hoặc khò khè ở người lớn cũng như trẻ em rất hiệu quả.
- Theo một số nghiên cứu, tác dụng ngăn chặn việc hình thành u bướu và tác dụng kháng viêm của hoa đu đủ rất rõ rệt. Các khối u này có thể lành tính hoặc có thể ác tính và dẫn đến ung thư. Dùng hoa đu đủ có thể ngăn chặn sự phát triển của chúng.
...
- Chất đắng trong hoa là thuốc bổ đắng giúp ăn ngon miệng hơn, tăng sự thèm ăn.
...
DS LÊ KIM PHỤNG
*Tham khảo thêm trên nguồn https://tuoitre.vn/hoa-du-du-duc-thuc-an-nen-thuoc

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

NHỚ LÀNG (Tặng Nhỏ làng Mường) *Lâm Dũng

Về thăm làng Mường ở Ban Mê ...
NHỚ LÀNG
(Tặng Nhỏ làng Mường)
*Lâm Dũng
Có con chim núi ấy.
Đậu trên cây pơ lang
Sáng nay chim không hót
Chim núi ấy tìm gì?
Người ơi, người ở lại...
Câu hát nào cột chặt?
Giấc ngủ nào chưa phai?
Tay em quạt đây này.
Ta nhiều khi chết lịm
Với men nếp làng Mường
Ta say rồi không nói.
Ta say rồi ở lại.
Em cuộn anh bằng gió.
Em buộc anh lời ru.
Cả đời anh mê mải.
Xin chết ngay tại làng.
Chết lịm trên tay em
Có em là hương khói.
Có sương mai mờ mờ.
Có ánh mắt đuôi nheo.
Áo trắng em tinh khôi
Khăn đội đầu nghiêng nón
Bàn tay em dịu dàng
Lời ca em nhịp nhàng.
Hàng chiêng em đón ngõ
Ly anh, em nghiêng mời.
Môi mềm môi tái tê
Lòng anh sao quên được?
Từ phi trường anh bay.
Làng Mường ấy xa rồi
Nhưng đuôi con mắt ấy
Có bao giờ nguôi ngoai.
Rồi có khi anh về.
Em có là hương khói?
Lâm Dũng

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

BÚN RIÊU BAN MÊ

Ai đã lỡ ăn thì sẽ trót yêu luôn tô bún riêu của xứ này...
BÚN RIÊU BAN MÊ
...
Nếu bún riêu miền Nam có nào là đậu chiên, chả lụa, thịt viên… thì tô bún Ban Mê Thuột thì lại khác. Cọng bún nhỏ, nước dùng chỉ tới lưng tô. Một đến hai miếng riêu nhỏ kèm tóp mỡ mà thôi. Chưa kể do được ăn với rau sống băm nhuyễn, nên tô bún nhìn rất thanh cảnh.
Màu xanh của rau cùng màu đỏ óng ánh của nước lèo càng thêm hấp dẫn thực khách. Rau của món bún này khá đa dạng gồm xà lách và bắp chuối bào mỏng, bắp cải trộn với rau thơm. Hai loại rau không thể thiếu khi thưởng thức bún riêu Ban Mê Thuột là rau kinh giới và húng.
Một điểm nữa cũng khiến hương vị của bún riêu vùng tây nguyên đặc biệt là miếng riêu béo thơm. Được biết, riêu được nấu bằng tôm, cua đồng giã nhuyễn, trộn cùng ít thịt nạc dăm và trứng. Riêu có tôm khiến cho tô bún có vị ngọt thanh, còn cua đồng giúp tăng vị béo rất vừa ăn.
Màu đỏ của món bún riêu Ban Mê Thuột hoàn toàn dựa vào cà chua xào và ít màu tự nhiên của hạt điều, nên rất an toàn.
Chỉ cần gắp một đũa đưa lên miệng, những ai từng nếm qua bún riêu tại Ban Mê Thuột hay cả người con xa xứ của vùng đất này đều phải thốt lên rằng: “Chính là nó! Không thể lẫn vào đâu được”.
...
(Trích đoạn trong "Trót yêu bún riêu Ban Mê Thuột" của Đào Minh đăng trênhttps://ihay.thanhnien.vn/de-nhat-khoai/)

Làng Mường ở thị trấn Buôn Trấp...

Làng Mường ở thị trấn Buôn Trấp...
ĐÌNH PHÚ ĐỨC
Đình Phú Đức nằm ở một vị trí khiêm tốn dưới tán ba cây cầy, trong làng Mường của thôn Phú Đức, thị trấn Buôn Trấp. Làng Mường đã có trước từ năm 1956 cùng với làn sóng đổ dân định cư từ thời Ông Diệm.
Nhưng sau đó ít lâu, do tình hình an ninh xấu đi một cách nghiêm trọng, làng phải dời ra cây số 5, nhập với làng Mường Hòa Bình. Đa số gia đình thuộc Mường Thanh Sơn, Phú Thọ trôi dạt theo đời lính chiến lên tận tỉnh KonTum, vùng Đăk Tô, Tân Cảnh.
Sau năm 1972 "mùa hè đỏ lửa", họ lại dắt dìu nhau quay về làng Hòa Bình cho đến ngày Banmêthuột bị thất thủ... Không cần đợi đến chính sách Kinh Tế Mới ngày ấy, Tháng 8 năm 1975, những người Mường Phú Thọ này rủ nhau cắt rừng tìm lại chỗ ngày xưa họ đã từng ở trong Buôn Trấp... với những cánh đồng đặc kín cánh cò... với hai dòng Krông Ana, Krông Knô đầy tôm cá...
Một làng Mường có tên Phú Đức được hình thành cho đến ngày nay. Họ vẫn cố gắng giữ gìn những phong tục cổ truyền của người Mường trước sự xâm lấn, xô bồ của văn hóa hiện đại...
Hôm nay, họ đã làm tất cả tại Đình Phú Đức, chuẩn bị sẵn sàng cho lễ Mùng 7 Tết hằng năm... Cho dù không hoành tráng bằng lễ tổ chức ở làng Mường Hòa Bình ngoài BMT, nhưng họ luôn duy trì ngày lễ này như mang lại một niềm vui tâm linh cho mọi người, thôn xóm...
Họ nhắc nhở cho con cháu về lễ hội Mùng 7 Tết là lễ hội xuống đồng, mở cửa rừng. Sau lễ hội, người dân xuống đồng và lên rừng sản xuất. Lễ hội là sự khởi đầu cho một năm mới, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no...
Phạm Đình Đạt

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

TAM TÔNG MIẾU *Phạm Hoài Nhân

Ai ở miền Nam ngày trước chắc đều biết hoặc nghe mấy câu: Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu... Tiếp theo là Tứ đổ tường - Ngũ Vị Hương - Lục tào xá...
TAM TÔNG MIẾU
*Phạm Hoài Nhân
...
Lịch Tam Tông Miếu là gì?
Lịch Tam Tông Miếu có 2 dạng: lịch block và lịch sách. Về cơ bản nó là một loại sách tử vi, trong đó tập trung chủ yếu là xem ngày tốt, xấu (vì là lịch mà!). Nội dung sách lịch Tam Tông Miếu nói về thiên văn, phong tục, ngày tốt xấu, mùa màng, khai trương...và khá nhiều vấn đề khác của con người, ở những tuổi khác nhau. Còn lịch block thì mỗi tờ lịch đều ghi ngày tốt xấu, nên và không nên làm gì.
Thuở ấy, lịch và sách lịch Tam Tông Miếu được coi như cẩm nang xem ngày của mọi người. Từ thành thị tới thôn quê, cứ đến cận Tết là nhà nhà lại sắm cho mình một cuốn lịch Tam Tông Miếu. Khi định tiến hành một sự kiện gì trọng đại (cưới xin, khai trương, động thổ...) là lại giở lịch ra xem ngày tốt xấu.
Nhìn dưới góc độ kinh doanh ngày nay, lịch và sách lịch Tam Tông Miếu là sản phẩm đầu tiên và duy nhất đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng nên nhanh chóng thống lĩnh thị trường và tạo nên thương hiệu vững mạnh.
Tại sao lại là Tam Tông Miếu?
Gọi là lịch Tam Tông Miếu vì lịch này do chùa Tam Tông Miếu (hiện ở số 82 Cao Thắng, q.3, TPHCM) biên soạn và phát hành.
Vậy tại sao chùa lại là Tam Tông Miếu?
Kỳ thật, Tam Tông Miếu không phải là một ngôi chùa Phật giáo, mà là nơi thờ tự của Minh Lý đạo. Minh Lý đạo được kể là một trong Ngũ Chi Minh Đạo. Đạo ra đời năm 1924, lấy Tam giáo (Phật, Nho, Lão) làm tôn chỉ. Có vài nét giống với đạo Cao Đài nhưng Minh Lý đạo không phải là Cao Đài (xin chú ý là đạo Cao Đài như ta biết ra đời năm 1926, sau Minh Lý đạo). (Tôi hy vọng là sẽ có một bài viết tản mạn cùng các bạn nhiều hơn về chuyện này, còn bài viết này chủ yếu là nói về lịch Tam Tông Miếu).
Ngày 3/1/1926, qua huyền cơ, Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban cho chữ hiệu của chùa là "Tam Tông miếu". Ngài Minh Thiện, chủ trì Tam Tông Miếu, đã giải thích ý nghĩa chữ Tam Tông Miếu như sau (tóm tắt):
Chữ Tam nghĩa là ba, chữ Tông nghĩa là Tông Tổ, là gốc chánh. Miếu là đền thờ. Chỗ hiệp ba tông đem về một mối gọi là qui nguyên. Nguyên là bổn thể có một mà hiện tượng là trạng thái phát sanh ra ngoài, tỉ như một gốc cây có nhiều chi nhiều nhánh, mà chi nhánh đó không thể rời khỏi gốc rễ của nó mà tự sống riêng biệt được. Tam Tông là cái tên tổng quát gồm nhiều ý nghĩa, kể ra sau nầy:
Tam giáo đồng nguyên.
Tam tài nhứt thể.
Tam Ngũ hiệp nhứt hay Tam gia tương kiến.
Trong đó ý nghĩa quan trọng nhứt là Tam giáo đồng nguyên, với Tam giáo là ba tôn giáo lớn ở Đông Nam Á, tức là: Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng.
Dưới góc nhìn kinh doanh, lịch Tam Tông Miếu là một thương hiệu có giá trị cao, được sự nhận biết và yêu thích của đông đảo khách hàng (miền Nam) trong thời gian dài. Mấy chục năm qua, chắc là chùa Tam Tông Miếu chưa đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu Lịch Tam Tông Miếu, tuy vậy nếu bây giờ đăng ký vẫn còn có hiệu lực nhờ vào các yếu tố lịch sử (các sách lịch cũ vẫn còn đó, bìa sách vẫn in sờ sờ hình ngôi chùa Tam Tông Miếu...)
Lịch Tam Tông Miếu có từ bao giờ?
Đạo Minh Lý ra đời từ 1924. Ngôi chùa Tam Tông Miếu như hiện giờ được xây dựng từ 1957, hoàn thành năm 1960. Còn theo một số thông tin thì quyển lịch Tam Tông Miếu đầu tiên ra đời năm 1947. Tiếc rằng tôi không tìm thấy hình ảnh quyển lịch Tam Tông Miếu năm 1947 ấy, hình ảnh xưa nhất tôi tìm thấy là quyển lịch năm 1954.
Nếu kể từ năm 1947 thì đến 1975 đã có 29 bộ lịch Tam Tông Miếu ra đời, một tuổi thọ khá dài cho một sản phẩm văn hóa.
Khi tôi hỏi thăm một vị môn sinh ở Tam Tông Miếu thì vị này cho biết rằng từ sau 1975 Nhà nước không cho phép xuất bản nữa. Một chi tiết khá bất ngờ là Minh Lý đạo và chùa Tam Tông Miếu chỉ mới được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận từ năm... 2008! 33 năm không hề được công nhận. Hic, không công nhận thì lấy tư cách gì mà xin giấy phép xuất bản?
Bên cạnh lý do pháp lý bất khả kháng nêu trên, theo tôi còn 2 lý do. Một là, theo thời gian, Tam Tông Miếu không còn nhân lực để biên soạn lịch nữa. Hai là, hiện nay có khá nhiều xuất bản phẩm có chức năng xem ngày tốt xấu như lịch Tam Tông Miếu khiến cho lịch này có ra đời cũng không còn giữ vị trí độc tôn như ngày xưa.
Lịch Tam Tông Miếu không còn ở Việt Nam, nhưng lại còn ở... Mỹ. Một môn sinh chùa Tam Tông Miếu là ông Nhựt Thanh - từng tham gia biên soạn lịch Tam Tông miếu trước 1975 - đã rời khỏi Việt Nam từ tháng 4/1975 (ông này đi cùng chuyến bay sang Đài Loan với Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu). Ông Nhựt Thanh là nhà tử vi, đã biên soạn lịch sách tử vi, lúc đầu cho chùa Khánh Anh, rồi sau đó bộ lịch - bao gồm lịch block và lịch sách - được mang tên là lịch Tam Tông Miếu - Nhựt Thanh. Bộ lịch này được phát hành hàng năm, cho đến tận bây giờ (2017)
Lời ông Nhựt Thanh kể như sau:
“Đầu tiên lịch sách và lịch block Tam Tông Miếu có mặt tại Pháp vào năm 1976 và được Hàn Lâm Viện tại Pháp công nhận… Năm đó, ông Trần Văn Bá, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên tại Pháp nhờ một nhóm bạn kiến trúc sư bỏ dấu tiếng Việt bằng tay vào bản thảo đầu tiên đánh bằng máy đánh chữ tiếng Anh cho Bộ Lịch Tam Miếu và đem in, bộ lịch Tam Tông Miếu đầu tiên đã được ra đời tại hải ngoại từ đó.
Năm 1979, Lịch Tam Tông Miếu đầu tiên in tại Mỹ và ra mắt cộng đồng người Việt tại đây. Cộng đồng người Việt phát triển tới đâu thì lịch Tam Tông Miếu có mặt tới đó."
Ai là người đầu tiên biên soạn lịch Tam Tông Miếu?
Dĩ nhiên là chùa Tam Tông Miếu rồi, nhưng cụ thể là AI?
Theo lời kể của ông Nhựt Thanh:
“Thuở bé lúc 1 tuổi tôi là trẻ mồ côi được mang về ở trong chùa, và tôi được học ngành thiên văn học để làm lịch số. Năm 1968, tôi 18 tuổi, bắt đầu đặt bút viết cho bộ lịch số Tam Tông Miếu. Đây là bộ Lịch làm theo triết lý tốt đẹp của cuộc sống, theo vũ trụ quan. Lúc đó, tôi chỉ được viết các câu dạy 30 ngày đầu theo đạo Phật, 30 ngày theo đạo Lão và 30 ngày sau viết theo đạo Khổng."
Như vậy, ông Nhựt Thanh chỉ bắt đầu tham gia biên soạn lịch Tam Tông Miếu từ năm 1968, 21 năm sau khi quyển lịch đầu tiên ra đời. Còn trước đó thì sao?
Theo sách "Ngài Minh Thiện - Cuộc đời và đạo nghiệp" do chùa Tam Tông Miếu ấn tống năm 2010 thì:
"Ngài Minh Thiện đem hết sức lực, tâm trí, ngày đêm nghiên cứu, học hỏi các kinh sách như bói toán, bốc dịch, tướng số, thiên văn, địa lý, y học. Môn nào cũng nhờ thầy chuyên môn chỉ dẫn tận tường, chớ không chịu đọc sách qua loa.
Do đó lịch Tam Tông Miếu được nghiên cứu tinh vi, nên được khắp nước Việt Nam tin tưởng và ưa chuộng."
Cũng cần nói thêm là ngài Minh Thiện - chủ trì Tam Tông Miếu - là người am hiểu Pháp và Hán văn nên có năng lực tiếp thu các kiến thức nói trên rất tốt.
Do vậy, có thể nhận định rằng chính ngài Minh Thiện là trưởng ban biên tập, cùng với các cộng sự của mình ở chùa Tam Tông Miếu là những người đầu tiên nghĩ ra và biên soạn bộ lịch Tam Tông Miếu này.
Tiếc thay cho một sản phẩm thương hiệu Việt rất nổi tiếng đã không còn tồn tại ở Việt Nam nữa, dù rằng bây giờ những người lớn tuổi ở miền Nam vẫn còn nhớ và biết tới thương hiệu này, nhất là vẫn còn được lưu truyền qua lời ca Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu...
Phạm Hoài Nhân

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Buôn Trấp... mùng 3 tết, trời nhiều mây...
MÙA XUÂN CỦA CÂY BÔNG GÒN
...
Phía sau nhà tôi có cây bông gòn.
Những trái bông gòn khi chín to bằng bàn tay, xanh ngắt treo lúc lỉu trên các thân cây khẳng khiu. Tán lá xòe rộng, tỏa bóng mát. Tôi hay ngồi dưới gốc cây ôn bài.
Mỗi mùa bông gòn nở, mẹ sai mấy anh em tôi leo lên hái xuống, đập vỡ đôi lấy hạt bên trong rồi nhét vào ruột gối. Sẽ có những chiếc gối êm thật êm. Mẹ gánh xuống thị trấn bán đổi tiền mua gạo.
Những chiếc gối mẹ tôi làm nổi tiếng cả một vùng. Mẹ may khéo tay, lại đẹp thành thử cứ đến mùa Tết, người ta lại đặt hàng với số lượng lớn. Nhờ vậy mà gia đình tôi có đồng ra đồng vào sắm sửa đồ mới.
...
(Quách Thái Di – Theo Girly.vn)

Mùng 2 tết ở Giáo họ Buôn Trấp...
Không ai chọn được cha mẹ cũng như chọn được nơi mình sinh ra...
THẢO KÍNH CHA MẸ
Công ơn cha mẹ – Lm. Mi Trầm.
Xin cảm ơn Trời Ngài đưa con vào đời,
Xin cảm ơn mẹ chín tháng mười ngày cưu mang.
Xin cảm ơn cha nuôi con một đời gian nan.
Tình mẹ tình cha con biết lấy chi báo đền.
Con biết lấy chi báo đền tình mẹ tình cha vô biên
Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Xuân sang xin Chúa chúc lành cho cha mẹ thương mến chân thành vì con, một đời duyên tình sắt son, gia đình hạnh phúc mãi còn mùa xuân...
...
*Trích bài hát Công Ơn Cha Mẹ -Lm Mi Trầm - Minh Cửu -DuyHan (https://www.youtube.com/watch?v=BnLE7dvR-ZI)

Buôn Trấp chiều ba mươi...
NGẮM ÔNG MẶT TRỜI

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

ĐI LỄ CHÙA CUỐI NĂM

Ngày ba mươi Tết của cuộc đời...
ĐI LỄ CHÙA CUỐI NĂM
Lịch Tây đã sang năm mới, nhưng lịch ta đang xuôi về cuối năm. Con gái 12 tuổi của tôi bất chợt hỏi: “Sao gọi là ba ngày tết, ba?”. Lại một ca khó đây. Thỉnh thoảng cô gái nhỏ làm tôi lúng túng, khó trả lời cặn kẽ...
Quê tôi, người ta còn gọi “Mùng một tết cha, mùng hai tết bạn, mùng ba tết thầy”. Đấng sinh thành cha, mẹ, không phân biệt nội, ngoại.“Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ” còn là biểu trưng của nguồn cội tổ tiên. “Mùng hai tết bạn” - Có lẽ cha ông xưa xuôi về phương Nam mở cõi, trước bao hiểm nguy sói hung, hổ dữ, thì ngoài gia tộc, là xóm làng, bè bạn sống chết có nhau. Nên ngày tết không chỉ là ngày của gia đình, mà còn là ngày của bạn bè, lối xóm.
Sau khi chăm chú nghe ý nghĩa nhân văn của ba ngày tết, con gái tôi bảo: “Phải gọi là bốn ngày tết mới đúng chớ ba, sao lại bỏ ngày ba mươi”. Cuối năm cũng là dịp lễ chùa. Và con gái tự thêm vào “Ba mươi tết chùa”.
Ngôi chùa! Tôi rời quê ra phố hơn 35 năm, mỗi dịp tết về lại chốn xưa. Cái xóm nhỏ có ngôi chùa...
Âm thanh quen thuộc đi vào ký ức tuổi thơ tôi là tiếng trống chùa vang lên điểm sang canh giữa đêm khuya. Thỉnh thoảng tiếng trống chùa hòa tiếng chuông nhà thờ ngân nga. Thời trước, dân xứ tôi không nhà nào có cái đồng hồ xem giờ. Tiếng trống chùa, chuông nhà thờ chính là đồng hồ báo thức của cả xóm. Má tôi theo cái âm thanh đó mà thức dậy nấu cơm khuya đi ruộng. Bọn trẻ chúng tôi thì lấy đó làm giờ báo thức để dậy học bài. Nhớ xưa má bảo, học trò phải dậy sớm học bài khi bụng còn đói, học như ăn cơm, nuốt chữ mới mau thuộc, nhớ dai. Kinh nghiệm học bài của người không biết chữ như má tôi vậy mà hiệu nghiệm. Anh em tôi ai cũng học giỏi. Tiếc vì nhà nghèo, đông anh em mà các chị tôi đều phải bỏ học nửa chừng để các em trai được học tiếp, ra trường huyện, lên trường tỉnh, rồi đi Sài Gòn, để sau này có những năm tháng du học xứ người. Mấy mươi năm lạc loài nơi phố thị, ký ức tuổi thơ tôi còn vẳng xa tiếng trống chùa.
Lễ chùa, trong tâm thức của nhiều người Việt không chỉ là cầu an, đặng phước, mà còn là từ tâm, tìm về thanh thản, nên ngày tết cũng là dịp lễ chùa. “Ba mươi tết chùa”, lần đầu tiên nghe con gái gọi lạ, nhưng ngẫm ra có lý. Ba mươi tết là ngày “rước ông bà” về chung vui với con cháu. Đêm ba mươi là thời khắc giao thừa, chuyển giao cũ – mới. Ý nghĩa “ba mươi tết chùa” không chỉ hạn hẹp trong lễ chùa mà còn là từ tâm ở đời, nên ngày tết đâu dễ quên.
...
(Theo Thesaigontimes.vn)