Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

LÊ LỘNG, VỊ KHAI QUỐC CÔNG THẦN NGƯỜI MƯỜNG

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) ...
LÊ LỘNG, VỊ KHAI QUỐC CÔNG THẦN NGƯỜI MƯỜNG
Mới đây, tại vùng đất Lam Sơn xưa đã phát hiện một tấm bia cổ có liên quan đến một “công thần khai quốc” thời Lê...Bia gồm hai mặt chữ. Toàn văn chữ Hán, khắc kiểu chữ Khải chân, 36 dòng, mỗi dòng từ 4 đến 19 chữ. Có một số chữ viết “đài” giống như các bia ở lăng vua Lê hiện dựng tại khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Văn bia do Nguyễn Trực, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), giữ chức Thủ Trung thư lệnh soạn...
"Bia đá ghi ông tên thụy là Cung Vũ
Tặng chức Suy Trung Bảo chính công thần, Sùng tiến tổng mậu phủ, Nhập nội kiểm hiệu Thái úy Bình chương sự thượng trụ quốc, tặng túi vàng phù hiệu bạc, ban cho quốc tính, tên thụy là Cung Vũ, chép ghi vào đá. Nhập nôi Kiểm hiệu Đại đô đốc, Bình Chương sự, chưởng Nam đạo, Đô đốc phủ, Tả Đô đốc.
Ông họ Lê tên húy là Lộng người lộ Khả Lam, huyện Lương Giang thuộc trung lộ Thanh Hóa.
Cha tên húy là Miêu làm chức Quan lang ở làng - dòng dõi lang đạo gốc Mường. Mẹ cũng họ Lê tên húy là Lậu, sinh trai hai người, trai thứ là Luyện giữ chức Nhập nội Thiếu úy, hành Thanh Hóa phủ, Đô Phủ quản mãi mãi.
Ông (Lê Lộng) sinh năm Bính Tý, đến lúc trưởng thành theo chủ soái Thái Tổ Cao Hoàng đế khởi nghĩa Lam Sơn...
...
Ông lúc còn tật bệnh trong cung, Hoàng Thượng lệnh cho các danh y đến bắt mạch chữa trị, đến lúc sắp mất lại được ban lệnh sai thợ vẽ một bức họa về hình mạo, triều đình cấp tặng lễ vật rất nhiều để lo việc tế cúng. Truy tặng các đồ y quan táng lễ đầy đủ, nghỉ thiết triều 3 ngày, sau đó đưa thuyền trở về quê hương an táng.
...
Ông tính trầm lặng, mạnh mẽ nhưng quả quyết, làm quan trải bốn triều vua, một lòng cần lao phò tá nhà vua đánh đông dẹp tây thật có công lớn, một lòng son sắc trước sau, đáng nêu danh vậy.
Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1442), giữ chức Trung Thư lệnh ghi chép".
(Trích đoạn trong "HIỂU THÊM VỀ KHAI QUỐC CÔNG THẦN LÊ LỘNG QUA TẤM BIA MỚI PHÁT HIỆN" của Nguyễn Văn Thắng đăng trênhttp://hannom.vass.gov.vn/)

HẠT DỔI - HƯƠNG VỊ NÚI RỪNG

Loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn Mường ...
 HẠT DỔI - HƯƠNG VỊ NÚI RỪNG
Mùi hạt dổi rất thơm, hăng nhẹ, rất đặc trưng, không giống với bất cứ thứ gia vị nào. Hạt dổi được người dân tộc Mường - Hòa Bình dùng để ngâm ớt, ngâm măng, ngâm các loại củ quả muối. Ngày xưa món ớt giấm măng chua với hạt dổi là món ngon được đem tiến vua.
Hạt dổi có đặc điểm là khi đã rang hoặc nướng chín không để được lâu như hạt tiêu nên khi dùng mới đem nướng để giữ được mùi thơm. Hạt dổi cho mùi thơm ngậy đặc trưng nên nhiều người vẫn nói "khéo bị nghiện hạt dổi", không thể thiếu nó trong mỗi bữa cơm.
Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Những cây dổi trên hàng chục năm mới thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi người dân phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, không bỏ sót quả nào. Khi trồng, người Mường thường ví cây dổi như của gia bảo để đời con, đời cháu được hưởng. Và những người dân vùng cao cũng coi nó là loại cây lành, cây quý của đất Mường.
(Trích theo "Hạt dổi - hương vị núi rừng" của Phạm Thị Thảo đăng trên Tuổi Trẻ Online)
Vào mùa xuân, từng chùm hoa dổi trắng như sữa bung nở đầu cành. Cuối tháng 9, dổi chín đỏ cây, từng chùm, từng chùm rủ xuống chờ ngày hạt dổi đậu đất. Trước đây, người miền núi đi rừng nhặt lấy hạt dổi mang về đựng vào ống nứa cất trên gác bếp. Mỗi khi dùng thì lấy ra vài hạt nướng bằng cặp nặp trên than củi ửng hồng. Hạt dổi nướng thơm lừng được giã cùng muối trắng khô kỹ đựng trong vỏ quả bầu già làm thành muối dổi. Muối dổi dùng để chấm thịt gà, thịt lợn và làm gia vị cho nhiều món ẩm thực độc đáo. Không những thế, hạt dổi còn được ngâm rượu dùng làm thuốc xoa bóp rất tốt.
Cây dổi là một loài gỗ quý, thớ rất mịn, không cong vênh lại rất thơm. Vì thế từ xưa đến nay gỗ dổi rất được ưa chuộng. Những cái cửa, cánh cửa, bàn ghế bằng gỗ dổi bóng đẹp và sang trọng. Những bộ phản gỗ dổi hai tấm một chiếu như những phiến đá nâu vàng óng ả dẫn dụ giấc ngủ thần tiên...
(Trích 
trong "Cây dổi Chí Đạo – ngút một tầm nhìn" của L.V đăng trên báo Hòa Bình điện tử)






RÉT NÀNG BÂN

Tục ngữ người Mường-Việt chung một cổ tích...
RÉT NÀNG BÂN

"Tháng ba rét lại một lần cho nàng Bân may áo" (dân tộc Mường)
Nàng Bân là một cô gái hiền lành, đức độ, lại rất mực chịu thương chịu khó, hay lam hay làm. Nàng đối xử với mọi người cũng thực chu đáo, tận tụy.
Tính tình ấy không cho phép nàng làm bất cứ việc gì đại khái qua loa. Từ rửa cái đũa cái bát đến quét sân quét nhà, cũng đều phải sạch sẽ như lau như ly. Đồ đạc xếp đặt phải thật gọn gàng, ngăn nắp. Cơm canh phải ngon, phải dẻo. Còn việc đồng áng, thì từ cày cuốc đến nhặt cỏ, tát nước, rải phân... bao giờ cũng phải tỷ mỷ, cẩn thận. Đến khi cấy cây mạ xuống lại còn cẩn thận tỷ mỷ hơn nữa: cả trăm ngàn khóm đều ngay hàng thẳng lối và giống nhau như ... một.
Những việc quay tơ dệt sợi, may vá thêu thùa nàng làm có phần lại còn công phu khéo léo hơn. Từng sợi, từng sợi đều được trau chuốt kỹ lưỡng. Không để sót một đường kim, không thể thấy lỗi một mũi chỉ. Còn những đường họa tiết và hoa văn trang trí thì tựa như có bàn tay của tạo hóa đặt vào: vừa mềm mại, uyển chuyển lại vừa bóng bẩy, tinh tế...
...
Nàng lấy chồng vào đầu mùa đông, ngay sau khi công việc gặt hái vừa xong. Thấy chồng còn thiếu áo ấm, nên nàng bắt tay ngay vào việc quay tơ kéo sợi để chuẩn bị đan một chiếc áo thật ấm, thật đẹp cho chồng.
Những sợi tơ, sợi len của nàng vừa đều đặn lại vừa thực nuột nà óng ả. Rồi nàng đi tìm nhiều thứ vỏ cây, pha chế và nhuộm ra nhiều loại mầu khác nhau. Tiếp đến, nàng ngồi vẽ kiểu áo và các hình trang trí, họa tiết. Lật đi lật lại mãi, chỉ đến kho ưng ý nhất, nàng mới bắt tay ngồi đan.
Ôi! Những mũi đan của nàng mới mịn màng và duyên dáng làm sao! Cứ như có phép màu huyền diệu chứ không phải bàn tay con người. Nàng để hết tâm chí vào công việc, và mỗi mũi đan tựa nhu có thêm một lời ca hát cất lên tự trong lòng.
Thời gian thấm thoát trôi đi, hiền lành và êm ả. Nhưng đối với nàng, thời gian dường như chẳng bao giờ tồn tại, ngày và đêm cũng chỉ thoáng qua, tựa như bóng câu... Tháng một tháng chạp đến rồi cũng qua đi lúc nào, nàng không để ý. Đối với nàng, công việc bao giờ cũng như chỉ vừa mới bắt đầu, luôn mới mẻ và đầy hăm hở. Ấy thế mà ba tháng đã trôi qua...
...
Ôi chiếc áo! Sản phẩm mẫu mực bậc nhất của thế gian! Không ở đâu và không bao giờ lại có người thứ hai có thể làm được một sản phẩm như thế. Nỗi vui mừng của nàng thật không có bút nào tả xiết. Còn tâm hồn của nàng, tựa như đang bay lên tận chín tầng mây, đem niềm vui đến chia đều cho tất cả mọi người. Nhưng thật hỡi ôi! Chính lúc ấy trời lại trở nắng, hết rét!
Nàng Bân buồn lắm! Tưởng như trời cao bỗng đâu đổ ập xuống! Bởi vì, biết bao tâm trí, biết bao sức lực nàng đã bỏ ra! Rồi biết bao nỗi niềm, biết bao mơ ước nàng đã đặt cả vào đường kim mũi chỉ!
Nàng rất yêu thương quý trọng chồng. Suốt mấy tháng ròng chàng đã phải âm thầm chờ đợi. Vậy mà chỉ một niềm vui, một hạnh phúc nhỏ nhoi thôi cũng không sao đền đáp lại được! Ôi! Hỡi trời cao đất dày và cả cõi nhân gian, có ai thấu hiểu cho nỗi lòng của nàng Bân không nhỉ!
Và thế là, thay vì niềm vui thì nàng đã ngồi bưng mặt khóc. Những tiếng khóc ai oán não nề và những tiếng khóc đớn đau tuyệt vọng...
Trị vì trên cõi thượng giới, bao nhiêu đời nay là Ngọc Hoàng Thượng đế, bậc minh quân vĩ đại, nỗi khát khao công lý của cả muôn loài, Ngài thường phải chăm lo đến nhiều công việc to lớn, nhưng cũng không quên lời cầu xin của những sinh linh bé nhỏ tội nghiệp nhất.
...
Nay ta lệnh xuống cõi trần: mỗi năm, cứ đến đầu tháng Ba âm lịch, rét sẽ kéo dài thêm một vài ngày. Để những người phụ nữ giàu lòng vị tha như nàng Bân, nếu có đan áo cho chồng chậm, cũng sẽ được hài lòng. Bởi vì, đan áo xong, bao giờ cũng phải được mặc thử. Nhưng hai khanh nhớ, rét cũng chỉ vừa vừa và ngắn thôi nhé.
...
Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.
Tục ngữ Việt có câu: “Tháng Giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là vì thế.
(Trích trong "Truyện cổ tích: Sự tích "rét Nàng Bân" đăng trênhttp://eva.vn/)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016



Nhớ về xứ Mường...
MỘT THOÁNG BÂNG KHUÂNG
Ngã ba Xưa cái tên gọi nôm na ấy là một địa danh của huyện Lạc Sơn. Con đường tới đây tách làm đôi một về Kim Bôi một tới Thị Xã Hoà Bình. Chọn con đường nào không phải là điều quan trọng nhưng một tiếng trẻ con khóc ời ời giữa đêm khuya như làm ấm lại cái hoang vắng của lòng mình giữa núi rừng đã níu chân tôi. Một quán hàng bên đường còn mở cửa. Họ không bán hàng không đợi khách. Nơi đây vừa là cửa hàng vừa là nơi sinh hoạt của một cặp vợ chồng trẻ cùng đứa con nhỏ. Và nghiễm nhiên tôi thành khách của gia đình.
...
Anh bạn chủ nhà trạc tuổi sau cái ngỡ ngàng ban đầu bắt đầu vào chuyện. Vui như Tết thì không phải nhưng đầm ấm như Tết thì đúng. Một chén rượu uống qua hai năm làm người ta như xích lại gần hơn với nhau xích lại gần hơn với đất đai với núi rừng với quê hương đất nước. Hơn hai chục năm biết rượu tôi đã từng được uống nhiều loại rượu với nhiều loại người ta có tây có vùng cao có vùng biển có rượu ngon có và rượu dở cũng có uống cho say cũng có mà uống cho tỉnh cũng có.... Nhưng chắc chắn một điều chén rượu uống với anh bạn Mường lạ hoắc nơi ngã ba Xưa trong phút giao thừa này sẽ là chén rượu có ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt bí hiểm độc đáo thành thật chân tình....
Không hỏi tên không ghi địa chỉ không hẹn ngày tái ngộ. Với họ tôi chỉ là khách độ đường nhưng cái thiêng liêng của giây phút chuyển giao thời gian ấy cái cởi mở và hiếu khách của người dân miền núi ấy đã cho tôi một giao thừa ấm áp một niềm chia sẻ giữa hoang vu mà ánh mắt ngần ngại của họ khi chia tay là cả một trời đằm thắm tình người...
...
Xứ Mường nơi đã từng cho tôi những tháng năm ngỡ ngàng và say đắm xứ Mường cũng đã để lại trong tôi những kỷ niệm không dễ nhạt phai cũng xứ Mường đã ôm ấp đùm bọc tôi qua những trống trải ngơ ngác khi một khoảng thời gian vô cùng vừa khép lại giờ đây lại đặt ra cho tôi một câu hỏi lớn không phải chỉ riêng cho tôi mà là cho chúng tôi một thế hệ từng được nâng niu chăm bẵm từng được nuôi nấng trong đủ đầy hoan lạc....Tiếng sột soạt của loài gặm nhấm kiếm ăn đêm bên cạnh và xa xa là tiếng sóng vỗ nhẹ nơi lòng hồ như nhắc rằng: tôi đã từng ăn cơm xứ Mường tôi đang ngủ ở xứ Mường và tôi vừa đón chào một năm mới với bao nhiêu dự định bao nhiêu hy vọng ngay trên đất Mường này thì phải chăng câu hỏi đó sẽ còn là một món nợ từ sâu thẳm lòng mình....
(Trích đoạn "Một lần ăn Tết xứ Mường" của Lương Ngọc An đăng trênhttp://lehung.vnweblogs.com/)

DÀN CHIÊNG MƯỜNG

Bính boong, bình bính boong…thánh thót chiêng Mường!
DÀN CHIÊNG MƯỜNG
Muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp kín đáo của cồng chiêng Mường, bạn phải đứng xa xa lắng nghe, tận hưởng từng âm một ngay trong bối cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng, của nhà sàn, của dòng suối, ruộng nương thì mới cảm nhận được hết cái hay của âm điệu chiêng Mường.
...
Dàn cồng chiêng đủ bộ của người Mường có 12 chiếc, to nhỏ khác nhau. Con số 12 là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm, tính theo vòng quay của mặt trăng. Người Mường không đặt tên từng chiếc chiêng như các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà đặt tên theo từng chức năng họat động của chúng trong bản nhạc. Ví dụ chiêng Dàm âm trầm, dùng để đánh các chồng hòa âm ở cuối câu nhạc. Chiêng Đom là tiếng thanh hơn, dùng để đánh giai điệu chính của các bài bản. Chiêng Bòng Beng âm thanh cao, dùng để đánh thêm vào giai điệu cho âm nhạc phong phú về tiết tấu và cao độ.
...
“Cái âm nhạc của chiêng Mường có đặc trưng riêng biệt, giai điệu mềm mại, thong dong, chậm rãi và rất thanh bình. Trong không gian rất tự nhiên ở các bản mường xa xôi, những thung lũng cư trú của người Mường thì tiếng chiêng thật tuyệt vời. Bởi vì nó có ngữ cảnh, có không gian của nó và cái giai điệu của nó rất êm ái, nhẹ nhàng, không có gì vội vã cả. Tuy vậy, tiết tấu của chiêng Mường cũng rất đa dạng và phong phú Thực tế trong những làn điệu ấy cũng có tên thí dụ Đùm 1, Đùm 2, vv.. nó phù hợp với công việc nào đó. Thí dụ chiêng Đi đường, chiêng Đi săn, rồi chiêng Mừng đám cưới, chiêng Mừng cơm mới. Đã có tên thì nó phải diễn tả cái mục đích riêng của bài chiêng ấy”.
...
Người Mường gõ chiêng thong thả, chậm rãi. Chiêng được xách trên tay, mỗi người phụ trách 1 chiếc. Điều này tạo nên tính tập thể và tính tự do ngẫu hứng. Cồng chiêng xắc bùa của người Mường mang tính tập thể rất cao, vì mỗi người đánh 1 chiếc, ghép lại thành bài phải bảo đảm giai điệu, tiết tấu, hòa âm… Vì thế, hòa chiêng Mường phải rất tập trung tâm trí để phối hợp với nhau cho đồng bộ. Chỉ cần 1 người đánh chệch sẽ làm hỏng cả bài diễn tấu.
Cho dù nơi đánh nhanh, chỗ đánh chậm, nhưng đối với người Mường ở bất kỳ vùng nào, cồng chiêng cũng đều được coi là vật thiêng. Đó là linh hồn của cộng đồng Mường.
(Trích theo bài của Minh Huệ / VOV4)


NÀNG NGA HAI MỐI



Giữ hồn người Mường qua những áng truyện thơ cổ...
NÀNG NGA HAI MỐI
Truyện rằng có một cô gái tên là nàng Nga, con ông Đạo Cun Đủ, sắc đẹp của nàng tựa như tranh vẽ:
“Chân ống đồng, má hồng nhan,
mày cong như ánh trăng non đầu tháng,
mặt rạng như gương đồng,
làm vợ lấy chồng nhà ai cũng xứng đáng”.
Đạo Hai Mối là con nhà Lang thuộc Mường Ngoài (Hòa Bình), nghe tin nàng Nga xinh đẹp mới đến làng để xem mặt.
Vào một phiên chợ Hoa, Hai Mối nhìn thấy nàng và có thơ rằng:
“Đôi chúng ta gặp nhau đây.
Như buồng cau hóa duyên may gặp khách.
Như sống áo rách gặp thợ hàng may”.
Do cách trở nên nàng Nga bị người cha ép lấy ông Vua Ao Ước nước Lào. Hôm ấy, nàng nhờ chim bồ câu đưa thư. Trong thư chàng biết nàng đã đi lấy chồng rồi. Sang nước Lào, chàng gặp nàng và có đôi lời trách móc, sau đó hai người hẹn nhau ở nương dâu xưa:
“Ta hẹn với nhau
Lời ăn đã hết
Tiếng chết đã giao.
Anh quay về trước
Em bước theo sau.
Đò mong bến làm sao
Bến mong đò như vậy”.
Khi nàng Nga quay về thì thấy Hai Mối đã chết một nửa người ở nương dâu. Nàng cùng em gái khiêng chàng về nhà làm ma. Lo xong đám tang, ông Vua Ao Ước biết chuyện mới dùng con lò đánh vợ ngã từ cầu thang xuống đất. Sau khi nàng Nga chết, ông Vua cũng chết theo. Triều đình thấy vậy mới cho người chôn quan tài Hoàng hậu xuống đất nhưng nó lại nổi lên. Thấy chuyện lạ, họ mới thả trôi quan tài Hoàng hậu cùng ông Vua về bến tiền. Thấy quan tài, dân đã chôn cùng mộ với Hai Mối.
Một thời gian sau, trên ba ngôi mộ mọc lên ba cây đa, cây ở giữa đứng một mình, hai cây còn lại vươn cành ra rồi chúng ôm chặt lấy nhau. Người dân thấy lạ mới lập đền thờ cúng tế. Theo cụ Thường, xưa kia vào những đêm mưa lâm râm, có người còn nghe rõ tiếng khóc ai oán phát ra từ ba ngọn cây kia. Kể từ đó, dân bản còn gọi ba cây đa này bằng một cái tên khác là “cây đa hẹn hò”. Bởi đã có nhiều đôi yêu nhau, ra ba cây đa này hẹn hò, và họ đã nên duyên vợ chồng từ đây.
(Trích đoạn "Giữ hồn người Mường qua những áng truyện thơ cổ" của Minh Phương đăng trên http://baophapluat.vn/)

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

VỊ NGỌT CỦA MĂNG ĐẮNG

Xứ Mường quê tôi...
VỊ NGỌT CỦA MĂNG ĐẮNG
Ngót hai mươi năm hôm nay tôi mới có dịp trở lại xứ Mường quê tôi. Ngày xưa còn bé có lần theo ba về quê, quả thực tôi có cảm giác sờ sợ, gai gai khi tiếp xúc với một miền đất mà hàm chứa trong đó cả một tập quán văn hóa lạ.
Thấy tôi trố mắt nhìn cái guồng nước hay chỉ trỏ vào cái chõ đồ xôi đan bằng mây nói bi bô, ông nội chỉ biết xoa đầu, lau nước mắt, thương thằng cháu ở xa vong bản.
Ngày xưa về được các chị dắt ra phố mua cho con tò he, quả bong bóng còn ngày nay khi đã khôn lớn, đầy đủ nhận thức rồi thì phải thăm nom mồ mả ông bà trong tiết thanh minh, gặp gỡ chuyện trò cùng các cô các chú trong bữa cơm đoàn tụ, âu đó cũng là phận làm con làm cháu đối với thân nhân dòng tộc và qua đó mới nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời, bươn bả mệt nhoài trong công cuộc mưu sinh thì quê hương vẫn là tiếng gọi thiết tha như vòng tay ấm áp, bao dung ôm ấp những đứa con xa xứ…
Bên chén rượu ngô nồng đượm trong nếp nhà sàn ấm cúng, những câu thăm hỏi xen cả tiếng Kinh lẫn tiếng Mường mới thấy hết tấm lòng thơm thảo của người dân quê, mộc mạc, bình dị mà sâu lắng.
Một nét độc đáo trong nếp ẩm thực của người Mường là ưu thế tuyệt đối của vị chua và vị đắng, lá, hoa đu đủ đồ với cá sông, gà nấu măng chua, măng đắng mắm tôm thì hình như lúc nào cũng có, từ những bữa tiệc sang trọng đến những bữa cơm gia đình. Măng đắng hái từ trên nương được bóc vỏ, rửa sạch, chẻ ra thành thanh nhỏ cho lên bếp đồ chín.
Chị gái gắp cho tôi miếng măng nõn non nhất, sẽ sàng “cậu mới ăn lần đầu phải ăn cái này ít đắng hơn làm quen dần đi đã, con trai Mường mà chưa ăn măng đắng là chưa phải người Mường đâu đó”.
...
(Trích trong bài "Xứ Mừng Quê Tôi" đăng trên báo Tâm Học)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

CÂY ĐÁI BAY

Lá rừng giúp “trường thọ” ở thung lũng Mường Chợ, Hòa Bình...
CÂY ĐÁI BAY
Người Mường ở đây vẫn tin rằng họ có sức khỏe tuyệt vời chính là từ một loại lá cây rừng mọc hoang bám mình trên các vách đá, hoặc trên các cây cổ thụ. Dân gian gọi đây là cây đái bay, người Lũng Vân thì quen gọi là chè rừng, một loại cây thân mềm, có lá to, dùng được cả thân cây và lá để uống.
Nước cây Đái bay có màu đỏ, vị ngọt mát, đun đến nước thứ hai, thứ ba là ngon nhất, bởi lúc này sẽ xuất hiện mùi thơm thoang thoảng. Riêng với thân cây, chỗ nào phình ra to nhất thì sẽ cắt lấy dùng để ngâm rượu ngô hoặc dùng làm thuốc xông hơi.
Không biết từ bao giờ loại lá này đã trở thành thức uống quen thuộc với họ. Họ thường dùng lá cây này sắc nước uống làm thuốc chữa bệnh, giảm đau, cầm máu, nấu rượu ngô...
Ngoài ra, một trong những bí ẩn về sự trường thọ của người dân nơi đây chính là nguồn nước. Nguồn nước sinh hoạt đc lấy từ trên suối. Người dân thường sử dụng cây đái bay đun với nước suối để uống. Khi lên nương, uống loại nước này thì dù lao động cật lực cũng không biết mệt.
(Theo Truyền hình An Viên)

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

MƯỜNG TRONG

Bạn ở Mường trong hay Mường ngoài?
MƯỜNG TRONG
Có lẽ chỉ người Mường mới hiểu được ý nghĩa câu hỏi “Bạn ở Mường trong hay Mường ngoài?” - Mường trong tức là người Mường ở Thanh Hóa. Còn Mường ngoài nghĩa là người Mường ở Hòa Bình. Nhưng đôi khi chả cần hỏi, chỉ cần nhìn vào trang phục là họ biết ngay cô gái Mường ấy quê ở đâu, Hòa Bình hay Thanh Hóa?
...
“Riêng về cái Mường trong Thanh Hóa, người ta dễ nhận biết nhất là trang phục, cái màu nó đậm hơn, màu xanh là chủ yếu. Váy Mường Thanh Hóa, cạp váy ở phần trên, áo cóm ngắn. Áo cóm ở Mường ngoài được mở cúc, còn áo cóm ở Thanh Hóa là áo chui, có hoa văn cạp trên chứ không phải như ở Mường ngoài. Nếu nhìn vào là ta phân biệt được ngay. Cái khăn đội đầu ở Mường Thanh Hóa là có hai phần ngòai có hoa văn và ở giữa là màu chàm, màu đen. Còn khăn của người Mường ở Hòa Bình, Phú Thọ là khăn trắng”.
Trang phục của các cô gái Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa quả là đậm đặc hoa văn thổ cẩm hơn ở phần cạp váy ... Khăn đội đầu cũng dệt hoa văn ngũ sắc chứ không thuần 1 màu trắng như khăn của thiếu nữ Mường ở Hòa Bình.
(Trích theo bài của Minh Huệ đăng trên VOV4)

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Ai về sau dãy núi Kim Bôi...
NÀNG Ả MƯỜNG ĐỘNG
- Kim Bôi là một dãy núi thuộc tỉnh Hòa Bình. Dạo đó đơn vị tôi ở nhờ một làng dân tộc Mường. Tôi được ở trong một gia đình có cô con gái rất đẹp, nàng tên là Phẩm. Cũng chỉ là "để ý" thầm vậy thôi! Khi đơn vị tôi chuyển quân, với tình cảm lưu luyến hết sức chân thành tôi đã: "hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trăng, một chiếc vòng sáng lóng lánh với nụ cười nàng quá xinh !" và chuyển những tình cảm này thành ca khúc, ca ngợi chung những bông hoa rừng mà tôi đã từng gặp. (Lời của nhạc sĩ Tố Hải)
Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi
Mây mờ buông xuống núi đồi
Và trong lòng mưa hơn ở ngoài trời
Cỏ cây hoa lá, thương nhớ mãi người đi
Và dâng sầu lên mi mắt người về.
Ngơ ngẩn đàn chim ngừng tiếng hót
Mưa xuân đang tưới luống u sầu
Buồn cho dòng nước mờ xoá bóng chim uyên
Cùng gió chiều còn nhớ thương
Mãi mối tình còn vấn vương.
Ai về sau dãy núi Kim Bôi
Nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ
Hình dung một chiếc thắt lưng xanh
Một chiếc khăn màu trắng trăng
Một chiếc vòng sáng lóng lánh
Với nụ cười nàng quá xinh.
Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng
Dệt tơ bằng mấy cung yêu thương
Gởi lòng trong trắng
Của những bông hoa rừng
Đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi.
(Nụ Cười Sơn Cước - Trần Thái Hòa
Nhạc sĩ: Tố Hải )
http://nhac.vn/nu-cuoi-son-cuoc-tran-thai-hoa-sobYDDj
MƯỜNG ĐỘNG
...
Tương truyền, người đầu tiên đặt chân lên vùng đất Mường Động này là bà vợ thứ ba của vua Hùng. Bà rời bỏ hoàng cung quyền quý, dắt theo hai người con lên đây khai hoang lập bản, tạo nên vùng đất trù phú. Khi mất đi, ba mẹ con đã hóa thành ba ngọn núi dáng rồng chầu về hướng kinh đô. Vì thế cứ vào dịp tết, các bản Mường dắt trâu, bò lên khu vực Đống Thếch mổ thịt làm lễ.
Theo những tài liệu của dòng họ Đinh Công, cụ Đinh Công Cương là người đã đặt nền móng cho sự phồn thịnh của dòng họ. Cụ Cương vốn là người Ngọc Lặc, Thanh Hóa, mồ côi cha, từ nhỏ đã đam mê võ thuật, binh pháp. Khi vua Lê hành quân qua đây bị giặc phục kích, trong lúc nguy khốn cụ Đinh Công Cương đã "múa giáo, phò vua". Để ghi công của ông, nhà vua đã phong công thần và ban cho ông chữ "Công", đổi tên đệm từ Đinh Văn thành Đinh Công và giao cho trấn giữ vùng đất Kim Bôi, Hòa Bình ngày nay.
(Trích trong "Kỳ bí khu mộ cổ của quan lang xứ Mường" của Phong Anh )
Lấy bối cảnh người Mường - Hòa Bình sinh sống vào thập niên 30 của thế kỷ trước, mà điểm quần cư là Mường Động, một trong bốn mường lớn nhất của Đất Mường (Bi, Vang, Thàng, Động). Tác giả đã tái hiện lại đời sống, sinh hoạt của một xã hội Mường dưới thời Lang đạo.
Mường Động mô tả các phương thức canh tác trồng trọt, hái lượm, săn bắt...; các lễ hội: sắc bùa, ném còn, đâm đuống, xuống đồng, chơi bông, vác ống...; và dựng lại các tập tục ma chay, táng thức, yêu đương, cưới xin, dựng nhà, đặt bếp, nhóm lửa, cầu cúng, chữa thuốc...
Qua Mường Động, chúng ta không chỉ hiểu thêm về dân tộc Mường anh em. Một tộc người sáng dạ, cần mẫn, nhân hậu mà chúng ta còn hiểu thêm về người Việt cổ của chúng ta!
(Nhà xuất bản Văn Học giới thiệu sách Mường Động của Nguyễn Hải)

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Phận người Buôn Trấp...
MỘT BÀ MẸ RA ĐI
Sáng nay, mọi người trong làng Phú Đức đã tiễn đưa một cụ bà, một người mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng...Có một bài hát thật hay nhớ về mẹ, chắc do mình còn mẹ già nên cảm thấy thật xót xa, cảm xúc...Lời thương khóc cứ văng vẳng đâu đó bên tai, kể cả khi nghĩa trang được trả lại sự tĩnh lặng khôn cùng...
Mẹ, Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Hai tiếng Mẹ ơi, hai tiếng đầu đời, con gọi Mẹ ơi từ thuở nằm nôi.
Mẹ, Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Hai tiếng Mẹ ơi, nay con gọi Mẹ, Mẹ đã đi rồi, cuối trời xa xôi.
Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Mẹ, Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Giây phút biệt ly, mi đẫm lệ sầu, vui buồn ngày nào chia sớt cùng ai.
Mẹ, Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Hai tiếng Mẹ ơi cho con thành người, nay mãi xa rồi suối nguồn yêu thương.
Mẹ ơi! Mẹ ơi!

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

MƯỜNG THÀNG có CAM NGỌT, MÍA TÍM... và "THÁNH ĐỊA"!

...

Sau khi mục sở thị ngôi mộ đá duy nhất trên núi cao, chúng tôi trở lại trung tâm thánh địa Mường Thàng (nay thuộc xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong). Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi cả cánh rừng mộ đá rộng hàng chục héc ta nay đã bị san phẳng. Thay vào đó là những bãi mía, bãi ngô, những ngôi nhà lác đác được xây dựng đan xen vào những dấu tích thánh địa xưa....
...
Tuy nằm trong cùng quần thể mộ đá của người Mường Thàng nhưng ngôi mộ đá này ngự cách khu vực đông mộ nhất khoảng 2km, nằm trên đỉnh ngọn núi có thể bao quát cả cánh đồng mộ đá dưới thấp. Nó như thể hiện sự thống trị của dòng dõi quan lang trong vùng Mường Thàng xưa. Đó là dòng họ Đinh Công Tuân - một quan chánh tổng khét tiếng trước đây.
...
...người dân kể lại khu mộ cổ Đóng Cúi được là thánh địa, khu vực cấm. Khu mộ có diện tích rộng cả chục ha, đó là một vùng rừng thâm u có nhiều cây cổ thụ xen lẫn cả nghìn cột đá cao. Theo lời kể của dân địa phương, đây là nơi an táng của một vị công chúa nhà Lê được gả về làm dâu ở vùng đất Mường Thàng từ hàng trăm năm trước. Do địa thế đẹp, đây cũng là nơi an táng của những dòng họ quan lang danh giá.
(Trích trong "Những điều chưa được giải mã ở "thánh địa" Mường Thàng" của Song Anh)
Mười lăm năm trở về trước, cây lúa trên cánh đồng Mường Thàng xưa đã dần được thay thế bằng những ruộng mía, đồi mía, rừng mía. Cây mía tím đã trở thành một trong những cây kinh tế chủ đạo của đất và người Mường Thàng...
Trại Cam Mường Thàng vốn là nơi cung cấp những trái cam ngon nổi tiếng cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ. Cam Hòa Bình thời đó được đổi lấy vải vóc, thiết bị, máy móc...
...
Vào những năm gần đây, cứ tầm khoảng tháng 9 đến tháng 3, khi bạn đi tới Cao Phong sẽ không thể không choáng ngợp với dãy hàng bán cam dọc hai bên đường với hàng chục cây số. Những quả cam chín còn tươi ngon được bày bán ở hai bên lề đường sẽ làm bạn thích thú không thể không ghé vào một cửa hàng nào đó và mua cho mình một vài cân mang về. Chính vì điều này mà đã tạo nên cho Cao Phong vào mỗi mùa đậu trái được mang cái biệt danh đặc biệt “Phố cam”...
(Nguồn báo Dân Tộc và Phát Triển)


NÉT ĐẸP MƯỜNG VANG

NÉT ĐẸP MƯỜNG VANG 
...
Văn hóa Mường Vang nằm trong chính đời sống thường nhật và dòng chảy lịch sử của người Mường.
Với độ cao 1.071m so với mực nước biển, đỉnh núi Cốt Ca ở xóm Đồi Thung, xã Quý Hoà được xem là nóc nhà của huyện Lạc Sơn. Trải qua thời gian, nơi đây vẫn còn vẹn nguyên nét hoang sơ và huyền bí. Cảnh vật lung linh, huyền ảo của Đồi Thung khi thì thăm thẳm Dốc Gió, Đèo Mây, lúc thì tráng lệ, hùng vĩ mây vờn đỉnh Cốt Ca, tinh khiết suối Lạnh.
Giữa thiên nhiên hùng vỹ và nguyên sơ nhưng cũng thật gần gũi ấy, cuộc sống của bản Mường giữa mây ngàn đỉnh Thung vẫn giữ được nét dung dị nguyên sơ. Có lẽ khi về Đồi Thung, cái ấn tượng đầu tiên đó chính là những ngôi nhà sàn của người Mường thấp thoáng bên sườn núi, dưới những tán cây rừng xanh mướt. Vẫn gần như vẹn nguyên nếp sống thủa nảo thủa nào, mỗi nhà một chòm hoặc dăm ba nhà ở chung trên một mỏm đồi.
Nhưng cuốn theo dòng đô thị hóa, nhiều làng bản của người Mường cũng đã có phần bị mai một. Những nếp nhà sàn mất dần; trang phục của phụ nữ Mường với váy đen, áo cóm cũng dần vắng bóng.
Dẫu vậy, nét hoang sơ và huyền bí vẫn còn tồn tại ngay trong cuộc sống của người Mường nơi vùng Đồi Thung. Đến với bản Mường mờ ảo trong sương sớm, sẽ bắt gặp những dáng mẹ, dáng bà cần mẫn dịu dàng, uyển chuyển với váy đen, áo cóm; được nghe người già trong Mường hát Thường đang bọ mẹng; được ăn cơm đồ, lợn thui, ở nhà gác. Phong tục đặc trưng của người Mường là: cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…
Trích theo "Nét Đẹp Mường Vang" của Hồng Dung - Duy Tuyên đăng trênhttp://dantri.com.vn/)

HUYỀN THOẠI MƯỜNG BI

HUYỀN THOẠI MƯỜNG BI
(Dân Việt) - Ai từng đặt chân đến Hòa Bình hẳn đã nghe đến danh xưng “nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Đây là 4 cái nôi văn minh lớn và cổ xưa nhất xứ Mường. Mường Bi được xếp đầu tiên không phải bởi cho có vần, có điệu mà bởi những lý do hết sức thú vị.
...
Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường, đã lâu lắm rồi, giữa chốn núi non hiểm trở đã xảy ra một cơn đại hồng thuỷ. Nó bất thần đổ ập xuống trong một đêm mưa gió bão bùng. Dòng nước cuộn siết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng.
Giữa cuộc tan tác ấy, có đôi vợ chồng bấu víu được trên chiếc bè. Cứ thế, chiếc bè chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang ngày khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là bi, rễ cây ăn xuyên qua “chín sông, mười núi” bền chắc đến nỗi cơn đại hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc.
Khi cơn hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Bởi sau cơn hồng thuỷ, mặt đất như trở lại thời hỗn mang, mọi thứ đều tan tác hoặc bị cuốn trôi. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang. Nhớ ơn cây thần cứu mạng, họ đã lấy tên cây đặt tên cho mường. Đó là vùng Mường Bi ngày nay.
(Nguồn báo Dân Việt)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

LỊCH PHÁP CỦA NGƯỜI MƯỜNG

...
Trước hết phải khẳng định người Mường có một bộ lịch pháp riêng biệt với các tộc người khác và hệ thống lịch phổ thông. Tuy nhiên, dư một thế kỷ nghiên cứu về người Mường, với hàng ngàn cuốn sách, bài nghiên cứu… nhưng hầu như chưa mấy ai quan tâm sâu đến vấn đề lịch pháp của họ, nhất là người Mường ở Thanh Hóa... ...
Người Mường quan niệm sao tua rua (người Mường gọi là sao roi - khao roi) là ngày sao đánh (ngày sao xấu), đây là những ngày xấu nhất trong một năm. Riêng tháng 3 có hai ngày (mùng 4 và 28), tháng 4 (26), tháng 5 (24)... Cách tính theo quy luật lùi dần, một tháng cách lùi hai ngày, còn các tháng được tính tiến theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 12. Đó là cách tính lịch ngày lui, tháng tới của người Mường, vì văn hóa Mường được tổng kết "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới".
...
Ngoài việc kiêng kỵ ngày sao xấu, ngày chôn cất bố mẹ, người Mường còn quan niệm những ngày tốt, ngày xấu trong một tháng, tháng tốt, tháng xấu trong một năm để lựa chọn làm những công việc cho phù hợp. Quan niệm của người Mường về các tháng trong năm như sau:
Tháng giêng, gọi là tháng Phá ngàng: Phá nghĩa là phá hoại, ngàng là cản trở.
Tháng 2 + 3, gọi là tháng Cân trong: Cân nghĩa là công bằng, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.
Tháng 4, gọi là tháng Xướm trong: Xướm có nghĩa là bén, dính, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.
Tháng 5 + 6, gọi là tháng Kim trong: Kim có nghĩa là nhỏ, kém, trong có nghĩa là ở trong pham vi gia đình.
Tháng 7, gọi là tháng Phá rỏ: Phá có nghĩa là phá hoại, rỏ nghĩa là rơi rụng, mất mát.
Tháng 8 + 9, gọi là tháng Kim xa: Kim nghĩa là nhỏ, kém, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Tháng 10, gọi là tháng Xướm xa: Xướm có nghĩa là bén, dính, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Tháng một, tháng chạp, gọi là tháng Cân xa: Cân nghĩa là công bằng, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Từ quan niệm trên, người Mường thường xắp xếp những công việc phù hợp với từng tháng. Có một vấn đề được đặt ra đó là tại sao tháng 2 và 3, tháng 5 và 6, tháng 8 và 9, tháng một và chạp không tách riêng ra từng tháng mà gộp hai tháng làm một ? Phải chăng, lịch Mường không những chỉ để tính ngày mà còn để tính mùa vụ, bởi vì môi trường tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu quy định thời tiết ở những khu vực cư trú của vùng Mường nói riêng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt (nằm trong vùng khí hậu miền Bắc nước ta). Tháng Cân trong (2 + 3) là mùa xuân, tháng Kim trong (5 + 6) là mùa hạ, tháng Cân xa (8 + 9) là mùa thu, và tháng Kim xa (một + chạp) là mùa đông, đây cũng là những tháng sản xuất chính của mùa vụ. Tất cả những tháng đứng độc lập còn lại như tháng giêng, 4, 7, 10 được xem là những tháng giao - chuyển mùa, thường nhàn rỗi, nghỉ ngơi làm những công việc khác ít liên quan đến mùa vụ.
...
(Trích đoạn trong "LỊCH PHÁP CỦA NGƯỜI MƯỜNG" của Mai Văn Tùng đăng trên http://vhnt.org.vn/)

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

ĐÁNH MẢNG

Trò chơi dân gian Mường...
ĐÁNH MẢNG
Hòn mảng có hai loại: Một loại mắt trâu và một loại mắt bò. Chúng đều thuộc họ dây leo nhưng khác nhau ở kích cỡ và màu sắc bên ngoài. Dây mảng cho ra quả (hòn) màu đen to bằng cái chén sứ, một bên tù một bên thon nhọn và trơn bóng thì gọi là hòn mảng mắt trâu. Còn hòn mảng mắt bò thì màu vàng au, trơn bóng và đẹp hơn nhưng nhỏ hơn.
Trò chơi đánh mảng có thể chơi từ hai người, mỗi người một bên cũng được và có thể chơi nhiều người hơn mỗi đội từ 3 đến 5 người mỗi bên cùng chơi được chia thành hai đội. Trường hợp chia đội không đủ đôi, bằng nhau được, thì đội chơi có ít người hơn người nào chơi giỏi có thể đóng vai thay vào chỗ của người thiếu để hai đội chơi tương xứng với nhau.
Để chiến thắng một hiệp mảng, người chơi phải vượt qua năm vòng. Vòng một; bắn đồng mảng trên đùi sao cho trúng viên mảng làm bia. Vòng hai; đặt hòn mảng dưới sân và lấy ngón tay cái bắn. Vòng ba; bỏ hòn mảng lên mu bàn chân và hất bắn. Vòng bốn cũng để hòn mảng trên mu bàn chân nhưng phải bước hai bước, vòng này yêu cầu người chơi giữ được thăng bằng cho hòn mảng không bị rơi ra khỏi chân.
Vòng cuối cùng đòi hỏi cả sự khéo léo và chuẩn xác: người chơi phải dùng đầu ngón chân để bắn, vòng này gọi là “khoách” nghĩa là để bàn chân song song với hòn mảng, dùng lực gót chân để bật cho ngón chân bắn. Đây là vòng không phải người chơi nào cũng vượt qua được.
Thắng thua trong trò chơi này không phải là cái kết cục được hay mất. Thắng đơn giản là hoàn thành tất cả các bước từ dễ đến khó để được bắn tiếp, thua nghĩa là chưa hoàn thành hết các bước và phải bắn lại.
Trích đoạn trong "Đánh mảng đầu Xuân cùng người Mường" của Bùi Dương đăng trên http://thoibaonganhang.vn/)
Sau vườn nhà mình...
RAU LÚA NẮNG HẠN
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
Hong Nguyen Nhìn hấp dẩn ghê !
Đạt Phạm Đình Vô tham quan đi...hihi hi!
Hong Nguyen Rau trồng có bán khg a.Đạt Phạm Đình ? Thấy nhiều quá
Đạt Phạm Đình Chụp hình thấy bát ngát , vậy chứ chừng mười bước chân thôi...A làm rau mà Hong Nguyen!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Anh Anh Anh Đạt khoe hoài ,chả cho tụi em ăn bữa cơm nào ....coi hiền mà keo thiệt luôn ...hic !
Hong Nguyen Nhìn rau thấy thèm bánh xèo há c.Anh Anh 😛
Đạt Phạm Đình Haha....Vào nhà anh Đạt đổ bánh xèo mưa dầm!
Hong Nguyen Nhớ giữ lời hứa nha a.Đạt Phạm Đình , em rủ c.Anh Anhvà Mai Đinh đó 😛
Anh Anh Hong Nguyen chưa biết thì ...đi ăn bánh xèo cho biết ,chứ chị thì eo ơi ,anh Đạt đãi mấy món rồi ,no cành ...hông luôn ,anh Đạt nhỉ ???
Mai Đinh Hahahaha...Anh. Anh......
Anh Anh Thấy hông ,anh ấy cười ....cầu an đó !!!
Anh Anh Anh Đạt tính sao đây ,nợ mẹ đẻ nợ con à nha...chị Mai Dinh cười to lắm rồi đó...
Hong Nguyen C.Anh Anh hiểu lầm chứ a.Đạt Phạm Đình không đến nổi keo như chị nói đâu , tại chưa có dịp mời đó 😛
Anh Anh Đúng rồi ,anh Đạt hiền lành nhất nhà đó em ,chị gặp ảnh mấy lần rồi ,lần nào cũng thật vui ,tới giờ vẫn còn vui nè ,hehe...
Hong Nguyen Dạ , a.Đạt Phạm Đình hiền lành dễ thương nhưng còn thiếu ..thiếu là chưa mời chị em mình lên thưởng thức vườn rau thôi há c.Anh Anh 😛
Đạt Phạm Đình Hihi....Làm vườn , đầy mùi rơm mục, mùi gia súc....Không như trên ảnh đâu Hong Nguyen!
Anh Anh Ảnh mời hoài ,mà tại Hồng ở xa đó ,rau thơm nhà ảnh có quanh năm à .,do ảnh chăm vun tưới nên rau ngon lắm ,sắc tố đậm đà bắt mắt...
Hic! Thèm wá !!!
Cam Dao TA Đạt Phạm Đình rat tiec ky roi khong len Buon Trap cua Anh Dat....Buon 5' day 🌝
Thanh Phan Vậy mà TP được ăn cơm nhà Đạt Phạm Đình rồi nha Anh Anh.Mai Đinh.Hong Nguyen.Ngon lắm.
Đạt Phạm Đình Có chị Thanh Phan với Cam Dao TA đồng minh rồi nhaAnh Anh!!!
Thanh Phan Mà TP còn được đi đám cưới con của Đat Phạm Đình Đạtnữa nè. Hôm nào Hong Nguyen. Anh Anh. Mai Đinh lên Bmt một chuyến đi. Rủ Cam Dao Ta đi cùng cho vui nha.
Anh Anh Về đây nghe em...
Mai Đinh Anh. Đạt nói Hay nhỉ ? Cái Mùi rơm mục mùi gia súc của anh thì ảnh hưởng. gì đến lời mời mọi người. Đến nhà anh ăn. Cơm rau như a thường nói. Cơ chứ ...
Đạt Phạm Đình Dzui hết biết lun....ăn cơm rau nghe chị Thanh hát những bài hát về quê nhà...thấm cả không gian!
Thanh Phan Mai Đinh cứ yên tâm đi. TP sẽ dắt vô Buôn Trấp nha.
Mai Đinh Hy vọng có chị Thanh Phan có mà a Đạt trốn đằng trời. Hihihi ĐMai cám ơn chị Th Phan nhìu nha
Đạt Phạm Đình Mai Đinh nhìn vậy chứ hay mắc cỡ lắm chị Thanh Phan. Ka ka kkkkkkaakaka!
Anh Anh Có người xách dép kia chị TP ui...
Hong Nguyen C.Mai Đinh nói có lý vô cùng 
Thanh Phan Chuyến này cho Đạt Phạm Đình hoảng luôn.
Mai Đinh Hahahaha ối làng nước. Ui hôm nay sao quả tạ. Dội xuống. BUÔN TRẤP.
Anh Anh Em dự đoán 30/4 ,các anh chị NLS họp mặt ..
Và ghé thăm anh Đạt ăn bánh xèo đó nha ...
Tin mật!!
Đạt Phạm Đình Buôn Trấp sẫn sàng đón chào quý khách!!!
Mai Đinh Anh Anh. Ui ngó Chảnh thấy. Ớn chưa. Kìa
Hong Nguyen Em đang cười gần chết , chắc a.Đạt Phạm Đình quá hối hận khi lở post vườn rau lên 
Anh Anh Đúng vậy ,chắc phải tùng xẻo mới đã nư chị ha. ..
Anh Anh Anh Đạt thấy gì hông ,Bên Úc có người ...gần chết rồi đó
Mai Đinh Chị Th Phan thấy tội ngiêp. A Đạt nên động viên 1 chút ý mà
Mai Đinh A A nói gì dzay
Đạt Phạm Đình Hihi....Bên Úc có cây hoa Khiết Bông rất đẹp đó Anh Anh!
Anh Anh Hồng Nguyễn thấy anh Đạt bị đấu qúa ,nó kêu cười gần ...chết đó chị Mai
Anh Anh Anh Đạt mắc thêm tội đánh lừa HN ,nhỏ tửơng thật . anh Đạt là 7 mối tội đầu à..
Đạt Phạm Đình Thế mà Hong Nguyen chấm được giải an ủi...đỡ tủi!!!
Hong Nguyen Em có kinh nghiệm rồi c. Anh Anh .khong dễ mắc mưu nữa đâu 😬
Anh Anh Chị Thanh Phan nói câu đầu thì binh ,câu sau là dẫn đàn em vô BTr xử ...án đó chị Mai à,ai mà binh người lần lữa thế chứ...
Anh Anh Tính ra chỉ có Anh Anh là bị mắc mưu nhiều lần sao trời ,huhu
Đạt Phạm Đình Có thêm út ngoan Thảonguyên đến rồi nè!
Anh Anh Nó mà dám binh anh Đạt mới lạ!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Binh Bui Vườn nhà anh thích thật
Đạt Phạm Đình Nhất mặt tiền....chứ Binh Bui!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Mai Đinh Rau tía tô ăn với. Bún riêu ngon lém đó nha
Đạt Phạm Đình Đúng rồi! Tía Tô ăn bún riêu...ngon ngon!
Binh Bui Ngon hơn là canh ốc nấu chuối mẻ không thể thiếu tía tô
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Đạt Phạm Đình Lúa trỗ thiếu nước, phải tưới sương tạm bằng nước giếng. Rau chỉ còn những giống rau thơm để hạn chế nước . Giếng cũng bắt đầu cạn....chờ mưa!!!
Hong Nguyen Than hạn hán mà không thấy mời ăn cơm gì nhỉ ??
Đạt Phạm Đình Ăn cơm mới....tháng rưỡi nữa nha Hong Nguyen!
Duy Chuong Tháng 6 phải khg anh ,,,chị Thanh Phan Mai Đinh có đi nhớ alo Duy Chuong nhé.
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Nguyễn BíchToàn Rau thơm ngon thiệt.
Đạt Phạm Đình Rau Tía Tô vừa ăn vừa làm thuốc đó BíchToàn !
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Phạm Nguyễn Nắng hạn mà còn xum xuê thế....
Đạt Phạm Đình Trời đãi kẻ ngu ngơ...mà Phạm Nguyễn! Có chút xíu bằng nắm tay !!!
Anh Anh Gọi là thánh nhân đãi kẻ khù khờ chứ anh Đạt ,hay là ở hiền gặp lành cơ ,chắc anh Đạt ở câu hai ,chứ ai kêu anh ngu ngơ ,khù khờ có mà ....
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Vovan Hong Vườn rau vườn rau xanh ngắt một màu
Thiếu đàn gà con nương náu... Hì hì.
Đạt Phạm Đình Không dám thả gà ra đâu, nó phá nát hết rau đó anh.
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Duy Chuong Nhìn mát mắt quá a Đạt Phạm Đình có thấy nắng hạn gì đâu..
Đạt Phạm Đình Thì chụp mấy chỗ mát thôi mà Duy Chuong! Hihi....có ai tưới lúa như cà phê đâu!!!
Kim Liên Phạm Em thấy có anh Đạt Phạm Đình tưới lúa như tưới cà phê này Biểu tượng cảm xúc grin
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Hac Pham Hoang Chắc là đắp đập riêng cho mình quá ! Có thấy hạn gì đâu ???
Đạt Phạm Đình Dạ , nhìn vẫn xanh há anh ! Nhưng mực nước giếng xuống thấp lắm rồi anh Hac Pham Hoang! Mong mưa ghê luôn đó anh!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Thảonguyên Nguyễn Phạm Chưa bao giờ thấy ai bị chị em chiếu tướng nhiều như anh Đạt. Thấy anh trai hiền nên các chị tranh thủ ... bắt nạt đây mà
Tuc Phan Sao anh Đạt trồng toàn rau thơm ko vậy ? Em thấy cây tiá tô nhiều nhất!
Đạt Phạm Đình Anh trồng nhiều thứ, nhưng nhổ bán hết rồi , chưa trồng lại!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Khang Pham Uwow ! Rau thơm ngon quá 😋😋
Long Đp Tuyệt vời : rau tía tô ăn ghém với đậu phụ sốt cà chua vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ăn phở thì không thể thiếu rau húng quế rồi.
Bùi Huệ Thật yên bình. ...
Lệ Nhung Vuon rau xanh tot,nhin hap dan ....
Thanh Phan Thấy lá tía tô thèm món ốc nấu với chuối xanh, đậu hủ , thjt ba chỉ nêm lá tía tô
Ly Trinh Lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống,lấy ruộng tôi cày ,lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun nước
Đạt Phạm Đình Bài đồng dao xưa....
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Đạt Phạm Đình Ở mấy nhà hàng trong làng Phú Đức, có một món đem ra trước trong khi chờ bếp làm món chính. Đó là đậu khuôn chiên dòn quấn lá Tía Tô chấm mắm tôm!
Bùi Huệ Mac dù em ko ăn mắm tôm dc nhung doc món a Đạt đã thấy ngon lắm rồi. bữa nào phải vào BTrap thuong thức mới dc.
Quach Lan di alo cho chi nhe e bui hue
Đạt Phạm Đình Làm như đi chơi thác không bằng!!! Quach Lan.
Quach Lan di thuog thuc chu a DAT
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
HuyThe Nguyen Đậu hũ non chiên dòn quấn lá tía tô ngon hơn cao lương mỹ vị .
Bùi Huệ Em thich nhất rau tía tô.
HongDiep Tran Fan hâm mộ anh Đạt Phạm Đình , cũng biét thưởng thức nhiều món ăn ngon ghê :)))
Bùi Huệ Nắng hạn mà rau,lúa vẫn tốt tươi là ok rồi bác nông dân thời @ ạ.hihi....