Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Đi giữa lòng thành phố

Bộ ảnh người phụ nữ bán củi ở Đà Lạt gây xúc động

KENHPHUNU.COM 

Hình ảnh người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đà Lạt còng lưng mang cả gùi củi ngo (lõi của cây thông) đi bán đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây nhưng lần này lại xuất hiện trong bộ ảnh tràn ngập sức sống của bạn Lê Quang Long, một nhiếp ảnh gia 9x.
Theo chia sẻ của Quang Long, giữa dòng người ngược xuôi trên những con đường san sát nhà cao tầng, bạn bắt gặp người phụ nữ nhỏ nhắn tay chống gậy còng lưng mang một gùi chất đầy củi ngo đi bán. Được biết, chị thường vác củi đi bán từ sáng sớm dọc theo các tuyến đường: Hoàng Diệu, qua Hai Bà Trưng, lên Phan Đình Phùng, rồi đi Nguyễn Văn Trỗi, xong xuống Chợ Đà Lạt.
Nhiếp ảnh gia 9x này quyết định theo sau người phụ nữ này: "Quãng đường 15m, 3 tiếng đi bộ và 1 cảm xúc, tôi đã đồng hành cùng chị bằng hết cảm xúc của mình". 

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 1

Bộ ảnh người phụ nữ gùi củi ngo đi bán nhận được nhiều lời khen ngợi.

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 2

Củi ngo, tức lõi của cây thông lấy nhựa hay còn gọi là thông 2 lá dùng để nhóm bếp củi.

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 3


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 4


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 5

 Chị thường vác củi đi bán từ sáng sớm dọc theo các tuyến đường: Hoàng Diệu, qua Hai Bà Trưng, lên Phan Đình Phùng, rồi đi Nguyễn Văn Trỗi, xong xuống Chợ Đà Lạt.

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 6


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 7


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 8

Gùi củi ngo khiến lưng người phụ nữ oằn xuống.

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 9

Bước chân vẫn thoăn thoắt đi.

bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 10


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 11


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 12


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 13


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 14


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 15


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 16


bo anh nguoi phu nu ban cui o da lat gay xuc dong - 17

... Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ
Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người
Tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng
Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi
Em biết chứ chả ai lơ đãng cả
Hòn than kia đang đỏ đến hết lòng
Mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói
​Mùi nhựa thông theo ngọn khói đi vòng.
(Bài thơ "Đà Lạt một lần trăng" - tác giả Nguyễn Duy)
Củi ngo, tức lõi của cây thông lấy nhựa hay còn gọi là thông 2 lá dùng để nhóm bếp củi. Người lấy củi ngo đem bán chủ yếu là những đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những buôn làng xung quanh thành phố Đà Lạt. 

Bộ ảnh người phụ nữ bán củi ở Đà Lạt gây xúc động

KENHPHUNU.COM 

Người Thượng đi hàng một

Nét đặc trưng Tây Nguyên

Lần đầu lên Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tôi lạ lẫm vì thấy người phụ nữ nào cũng đeo gùi. Họ gùi mọi thứ như củ măng lồ ô, thảo mộc, mớ lá, gốc cây, con heo, con gà… đến chợ. Rồi lại gùi những gói mì tôm, chai nước, cân gạo, gói bánh… đi về. Họ là những người phụ nữ Mạ sinh sống ở những bản làng ngoại ô thành phố như Đạm Bri, Đại Lào, Xê Rê… với quãng đường đèo dốc phải tới hai chục cây số để tới được chợ ở trung tâm thành phố như thế này. Tuy nhiên, mặc dù quãng đường là khá xa nhưng tôi không bao giờ thấy họ vội vã. Họ bình thản đi trên con đường của mình, từng người, từng người một thẳng hàng bên những chiếc gùi lặng lẽ một cách gần như khó hiểu.

(Trích trong "Chiếc Gùi Tây Nguyên" của Đoàn Đại Trí (báo Đại Đoàn Kết)
Du lịch, GO!)
                              ---*---

Chiếc gùi mà tôi thấy là hình ảnh hàng ngày ở ngay trên đường phố Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, An Khê, Buôn Hồ, Bảo Lộc.  Va ngay giữa “Thiên đường du lịch” _Đà Lạt cũng vậy.  Động cơ xe cộ  xuôi ngược chảy theo dòng dưới lòng đường, thì họ xuôi ngược theo dòng của họ trên vỉa hè. Đến “đi chợ” mà vẫn không muốn rời khỏi chiếc gùi. Đi “phố” mà  vẫn cứ an nhiên với chiếc gùi. Chẳng hiểu có sẵn một ý thức về Luật giao thông từ trong máu hay một khả năng nhận thức Trời cho về một trật tự đi đứng cho tử tế nhất mà bao giờ họ cũng đi thẳng hàng. Sẽ không bao giờ có thể thấy họ giăng hàng ngang, đi năm ba hàng, hay đổ xuống lòng đường. Trên chiếc gùi đó, chuyến ra là đầy cả một gùi ngo, bắp, phong lan, hay quả bí, nhánh chuối, mớ sắp ong, hay đôi trái bầu hồ lô... Chuyến về là một gùi quần áo, bột giặt, thực phẩm công nghiệp… Cũng không bao giờ thấy họ vừa đi vừa đùa giỡn. Họ không bao giờ vứt rác ra đường đi. Không bao giờ họ muốn gây chú ý. Cũng hiếm thấy nụ cười. Họ lặng linh mà đi, bước thật êm, khoảng cách thật đều. Họ đi theo dòng tự nhiên của sinh hoạt và sinh tồn, đời sống bình dị lặng trôi. Họ đàng hoàng và tử tế đến mức làm chúng ta hổ thẹn về sự  ý thức ở nơi công cộng, văn hóa khi ở đô thị.

( Trích theo 
Tôi Đâu Tháo Được Chiếc Gùi Trên Lưng Nàng
Nguyễn Hàng Tình)

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

TRƯỜNG LÀNG MƯỜNG HÒA BÌNH Ở BAN MÊ

Thăng trầm làng Mường... qua một trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, xã Hòa Thắng, BMT.
TRƯỜNG LÀNG MƯỜNG HÒA BÌNH Ở BAN MÊ
Sau hiệp định Geneve năm 1954, một số dân ở miền Bắc Việt Nam bị quân đội Pháp đưa di cư vào miền Nam Việt Nam. Khoảng năm 1956 một số hộ dân đa số là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình phía Bắc Việt Nam như dân tộc Mường, Tày, Thái,…đã lập nghiệp tại Cây số 7 trên Quốc lộ 27, cách phi trường Phụng Dục ( bây giờ là sân bay Hòa Bình ) khoảng 1km và đặt tên là Làng Hòa Bình. Đầu năm 1957 vì nhu cầu học tập của con em nhân dân tại đây nên đã có một số Thầy, Cô giáo tự mở lớp để dạy học như Thầy giáo Bùi Đình Khuây, Cô giáo Cẩm Lộc, Thầy giáo Nguyễn văn Pho, Thầy giáo Nguyễn văn Kim,…
Năm 1958 Ty giáo dục Darlac đã xây dựng 03 phòng học lợp tôn, vách ván tại đây và mở các lớp học sơ cấp ( lớp 1, 2 và 3 bây giờ ) để dạy con em và Thầy giáo Lê văn Thanh được cử là phụ trách trường. Năm 1961 theo chủ trương bình định nông thôn ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Ông Ngô Đình Diệm, làng Hòa Bình được đổi tên thành Ấp chiến lược Hòa Bình, thuộc xã Cư Ea Dru, quận lỵ Banmêthuột, tỉnh Darlac (theo cách viết lúc bấy giờ ). Số học sinh đi học ngày một đông hơn và số lớp học cũng nhiều hơn nhà trường có dạy từ lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất ( bây giờ là lớp 1, 2, 3, 4 và 5 ) nên Ty Giáo duc Darlac đã đặt tên thành trường tiểu học Minh Giảng do Thầy giáo Đoàn Như Đỉnh là Hiệu Trưởng.
Cuối năm 1963 Ấp chiến lược Hòa Bình được đổi thành Ấp Tân Sinh Hòa Bình và nhà trường cũng được đổi thành trường Cộng đồng Minh Giảng do Thầy Nguyễn Tri Bình là Hiệu Trưởng. Năm 1967 Thầy giáo Nguyễn Tri Bình bị tai nạn chết và Thầy Đinh Công Chinh được Sở Học chánh và Thanh niên Darlac (là Ty Giáo dục Darlac cũ ) đề bạt là Hiệu Trưởng nhà trường.
Sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 Ấp Tân sinh Hòa Bình được đổi thành xã Hòa Thắng với 5 thôn ( từ thôn 1 đến thôn 5 ), thuộc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Ban Giáo dục thị xã Buôn ma Thuột lúc bấy giờ đổi tên trường Cộng đồng Minh Giảng thành trường Cấp 1 Hòa Thắng với 03 điểm trường : điểm trường chính đặt tại Thôn 2 xã Hòa Thắng ( nguyên là trường cộng đồng Minh Giảng ), điểm trường lẻ thứ nhất tại thôn 5 xã Hòa Thắng ( nguyên là trường tiểu học An Cư - Lạc nghiệp ) và điểm trường lẻ thứ hai tại thôn 4 xã Hòa Thắng. Một số Thầy, Cô giáo của chế độ cũ ( chế độ VNCH ) được tiếp tục giảng dạy lại ( Gọi là giáo viên lưu dung ), Thầy giáo Vương Quang Trọng được cử là phụ trách trường trong thời gian 2 tháng ( Tháng 4 và 5/1975 ). Đầu năm học 1975 – 1976 Thầy giáo Nguyễn văn Bá được cử là Phụ trách trường thay Thầy Vương Quang Trọng.
Đầu năm học 1976 – 1977 số trẻ em trong độ tuổi được huy động đến trường học khá đông, ở mỗi điểm trường đều có học sinh học từ lớp 1 đến lớp 5, số học sinh của trường gần 600 em, kể cả 01 lớp mầm non, Thầy giáo Trần Đức Hiệt được cử là Phụ trách trường. Năm học 1979 – 1980 Thầy giáo Lê văn Từ được đề bạt là Hiệu Trưởng nhà trường.
Năm 1982 theo chủ trương của ngành giáo dục là sát nhập trường Cấp 1 vào trường Cấp 2 nên trường Cấp 1 Hòa Thắng được sát nhập vào trường Cấp 2 Hòa Thắng và đổi tên thành trường Cấp 1 – 2 Hòa Thắng ( trong đó có cả các lớp Mầm non ), Thầy giáo Nguyễn Trọng Kỳ là Hiệu Trưởng, Thầy giáo Hà Thành Đông là Phó Hiệu Trưởng phụ trách khối lớp Cấp 1 và Thầy giáo Ngô Hữu Điệp Phó Hiệu Trưởng phụ trách các lớp khối Cấp 2. Từ năm 1981 đến năm 1990 sau Thầy Nguyễn Trọng Kỳ có các Thầy giáo sau làm Hiệu Trưởng : Thầy Thầy Đỗ Thành Tiến, Trần Bá Hạnh, Thầy Ngô Đình Triển, và Thầy Phạm văn Thành.
Năm 1983 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Ea Kmăt xây thêm một số phòng học tại thôn 10 xã Hòa Thắng để phục vụ cho con em cán bộ, công nhân viên của Viện và Phòng Giáo dục thị xã Buôn Ma Thuột giao cho nhà trường quản lý nên lúc bấy giờ khối cấp 1 có tất cả 04 điểm trường ( Thôn 2, Thôn 4, Thôn 5 và Thôn 10 xã Hòa Thắng ) với số lượng học sinh hơn 700 em.
Năm 1988 Buôn Ko Mleo được bàn giao từ xã Ea Kao, thị xã Buôn Ma Thuột cho xã Hòa Thắng quản lý nên Khối Cấp 1 của trường Cấp 1 – 2 Hòa Thắng có thêm điểm trường lẻ tại Buôn Ko Mleo với 05 lớp học tại điểm trường này. Năm học 1989 – 1990 cũng theo chủ trương của ngành giáo dục Cấp 1 được tách ra khỏi Cấp 2 nên nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk đổi tên thành trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh 2 với 5 điểm trường, Cô giáo Hồ Thị Bé được đề bạt là Hiệu Trưởng. Tháng 1 năm 1991 vì số lượng học sinh đông và nhiều điểm trường nên Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk đã cho thành lập thêm 01 trường tiểu học nữa trên địa bàn giao cán bộ, giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất điểm trường lẻ tại thôn 5, thôn 4 và Buôn C. Kăp xã Hòa Thắng cho trường tiểu học Nguyễn Du quản lý.
Ngày 12/8/1997 nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk đổi tên thành trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu cho đến bây giờ. Đầu năm học 1999 – 2000 UBND thành phố và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Buôn Ma thuột điều động Thầy giáo Hà Thành Đông về làm Hiệu Trưởng nhà trường, số học sinh lúc bấy giờ gần 600 em học tại 04 điểm trường ( nhà trường phải mượn thêm một sồ phòng học của trường Cấp 2 để giảng dạy ). Vì số học sinh đông nên tháng 9 năm 2001 Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột và chính quyền địa phương thống nhất cho chuyển giáo viên, học sinh và toàn bộ cơ sở vật chất điểm trường Buôn Ko Mleo cho trường tiểu học Hoàng văn Thụ quản lý. Đến tháng 10 năm 2007 trường tiểu học Hoàng văn Thụ giải thể và điểm trường Buôn Ko Mleo bàn giao lại cho nhà trường quản lý.
Từ 03 phòng học năm 1958 đến nay nhà trường đã có tiến độ phát triển khá khiêm nhường. Nhiều lần đổi tên và cũng không ít lần sát nhập rồi lại tách ra, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khuôn viên nhà trường đã bị thu hẹp vì sự lấn chiếm một số hộ dân gần trường, để có thể đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường, UBND xã Hòa Thắng đã có dự kiến chuyển nhà trường sang địa điểm khác.
Qua gần 55 năm tồn tại, nhiều thế hệ học sinh đã từng ngồi học dưới mái trường này để sau đó học tiếp lên các cấp học khác và trưởng thành, trong đó không ít người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nên chọn nghề dạy học để phục vụ con em mình và cũng có những thế hệ nhà Giáo trở về địa phương, về mái trường xưa để giảng dạy đến nay đã nghỉ hưu như các Thầy giáo Vương Quang Trọng, Quách Luyến, Quách Nha, Nguyễn văn Thời, Bùi văn Minh, Quách Sơn Lâm, Quách Phúc Hiển, Nguyễn văn Nương, Nguyễn văn Thóc, Đinh Quí Dũng, Cô giáo Đinh Thị Duy, Đinh Thị Yến, Đinh Thị Muộn, Đinh Thị Liên, Vương Thị Bông, Bùi Thị Lục, Đinh Thị Lập, Đinh Thị Ngôn, Hà Thi Trung, Quách Thị Bằng ( GV cấp 2 ), Bùi Thị Bình ( GV cấp 2 ), Bùi Thị Bớt ( GV mầm non ),… hoặc các nhà Giáo hiện còn đang công tác như Thầy giáo Trần Bá Hạnh, Hiệu Trưởng trường THCS Nguyễn Chí Thanh, Cô giáo Hà Thị Ánh Tuyết ( GV trường tiểu học Nguyễn Du ), Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang (GV Mầm non ), Cô giáo Nguyễn Thị Hải ( GV Mầm non ), Cô giáo Lương Thị Mến, Phó Hiệu Trưởng trường tiểu học Nguyễn Du và Thầy giáo Hà Thành Đông, Hiệu Trưởng trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu xã Hòa Thắng.
Hòa Thắng, ngày 08 tháng 10 năm 2015
HIỆU TRƯỞNG
HÀ THÀNH ĐÔNG
(Nguyên văn bài "SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, Xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk"của thầy Hiệu trưởng Hà Thành Đông)


Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

CHỮ NÀNG TRONG TIẾNG MƯỜNG

Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng,
dệt mấy cung yêu thương ... (NCSC_Tô Hải)
CHỮ NÀNG TRONG TIẾNG MƯỜNG
Từ Mỵ nương, chúng ta thường gặp trong truyền thuyết lịch sử, như là tên của nàng công chúa. Theo chuyện Hồng Bàng, Mỵ nương là danh từ chung để gọi những người con gái Vua Hùng. Nhiều tác giả cho rằng “Mỵ Nương” là phiên âm hai từ “mệ nàng” trong tiếng Việt. Nhưng hiện nay, ta chỉ dùng từ “mệ” để gọi bà già theo tiếng địa phương bắc Trung Bộ. Tuy vậy, ta có thể tìm hiểu từ này qua những ngôn ngữ anh em. Trong tiếng Mường có từ mại là “người con gái”; trong tiếng chàm ca-mái, tiếng Ba-na (Tây Nguyên) mai đều có nghĩa là “con gái”... Trong tiếng Việt, từ mái hiện nay chỉ dùng để gọi loài chim thuộc giống cái như “gà mái”, “chim mái”. ...
Như trên đã nói, từ nàng và chàng trong tiếng Việt cổ có vẻ trang trọng hơn bây giờ, tên huý các vị thần con cháu Hùng Vương đều được truyền tụng để khấn khứa khi cấu cúng với từ “nàng và chàng”. Trong tiếng Mường gần đây danh từ mại chỉ dùng để gọi những người con gái thường dân, còn vợ và con gái nhà Lang thì được gọi là NÀNG.
Đối lập với từ nàng, để gọi người phụ nữ quí tộc, người con trai, đàn ông quý tộc trong ngôn ngữ Mường...gọi là LANG, do đó mà dòng họ quý tộc thì gọi là nhà Lang. Tên 18 người con trai Hùng Vương, theo các thần phả sao chép lại, đều có từ lang và trong ngôn ngữ thờ cúng truyền miệng thì gọi là chàng như đã nói trên.
Từ quan trong từ ghép quan lang được nhiều tác giả giải thích bằng tiếng Hán là từ chỉ quan chức. Nhưng theo truyền thuyết thì từ quan lang đã có từ lâu đời trong thời Hùng Vương: trước khi người Hán sang. Hơn nữa quan lang được đặt đối lập với từ mỵ nương và còn nói rõ là dùng để gọi con trai và con gái các vua Hùng. Những điều truyền thuyết ghi lại khá phù hợp với tài liệu so sánh ngôn ngữ về từ mỵ nương như chúng ta vừa thấy: mỵ được phiên âm từ dạng tương tự như còn thấy trong các ngôn ngữ dân tộc anh em: mái, mại, mai, me; nương là do từ nàng, đang.
Vậy cả hai từ mị nương có nghĩa là “con gái”, “phụ nữ”, “giống cái”, duy chỉ khác nhau ở sắc thái tu từ học. Từ thứ nhất có nghĩa thông dụng rộng rãi hơn, từ thứ hai có vẻ trang trọng, quý phái hơn. Trong từ ghép quan lang thì từ lang có nghĩa là “đàn ông” và cũng được dùng với vẻ trang trọng, quý phái trong các ngôn ngữ Mường...
(Trích theo "Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu" đăng trên http://butnghien.com/)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

LANG ĐẠO NGÀY XƯA

Xứ Mường “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” ...
LANG ĐẠO NGÀY XƯA
Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”.
Tầng lớp thống trị nhà Lang hợp thành những dòng họ phụ hệ, mỗi dòng họ chiếm lĩnh một Mường. Dòng họ Lang tự phân biệt với các dòng họ khác không chỉ bằng Mường họ chiếm lĩnh mà còn bằng một tên họ.
Ở Hoà Bình các dòng họ nắm quyền thống trị lâu đời là các họ: Đinh, Quách, Bạch, Hà, Hoàng. Trong các họ này thì họ Đinh, họ Quách là những họ có thế lực mạnh nhất.
Bộ máy lãnh đạo đứng đầu là quan Lang, các quan Lang gồm có Lang Cun và Lang Đạo là những người thuộc dòng họ quý tộc. Lang Cun là Lang có uy thế và quyền lực lớn các Lang Đạo khác phải phục tùng. Lang Cun thường cử người nhà đi làm Lang đạo ở các xóm trong Mường. Trước đây ở Hòa Bình có 4 Lang Cun có thế lực lớn nhất là:
Lang cun ở Thạch Bi tức Mường Bi ( Tân Lạc)
Lang cun ở Trung Hoàng tức Mường Vang ( Lạc Sơn)
Lang cun ở Mường Thàng ( Cao Phong)
Lang cun ở Vĩnh Đồng tức Mường Động ( Kim Bôi)
Chức Lang được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối. Khi Lang Cun chết nếu không có con trai, vợ Lang Cun có thể lên thay chồng cho đến khi không thể làm nổi chức vụ. Đến lúc này họ hàng nhà Lang cùng với những người tin cẩn chọn một người trong họ đưa lên làm Lang Cun. Cũng có khi chức Lang Cun được trao cho người rể của nhà Lang, trong trường hợp này, người con rể phải bỏ họ nhà mình và lấy họ vợ.
Truyền thuyết Mường kể rằng: Xưa kia vua Dịt Dàng cử bốn vị thần của mình xuống để cai quản các vùng Mường lớn, nên họ là người đại diện cho dân tiếp xúc với thần thánh. Chính vì vậy, người dân vô cùng kính trọng họ, mọi của cải đất đai đến cả bản thân mỗi con người đều thuộc về Lang, nó tồn tại như một sự tất yếu trong xã hội truyền thống Mường…
(Theo Không Gian Văn Hóa Mường http://muong.vn/)


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

XEM NGÀY...QUA BỘ LỊCH CỔ MƯỜNG

Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới...(Tục ngữ Mường)
XEM NGÀY...QUA BỘ LỊCH CỔ MƯỜNG
Bộ lịch cổ ấy được gọi là lịch Đoi, là một giá trị văn hóa tuyệt vời còn sót lại cho đến ngày nay. Bộ lịch này hiện vẫn còn được giữ gìn trong những gia đình trí thức truyền thống của người Mường và các gia đình tầng lớp thầy Mo. Tuy vậy, bộ lịch này của người Mường cũng ít còn được áp dụng ngoài việc ma chay hiếu hỉ.
...
Lịch pháp Mường thiên về âm lịch dựa vào sự quan sát chuyển động của mặt trăng cũng như sự vận chuyển của sao Đoi để phân định ngày, giờ, tháng, năm. Từ đó chế định ra 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một tháng. Trong đó có số ngày trong tháng ghi theo lối khắc gạch những ngày tốt xấu, đại cát, xích khẩu.
...
Việc tính toán các ngày xấu, tốt trong tháng cũng được dựa trên việc quan sát sao đoi và trăng. Trong mỗi tháng được chia thành 4 tuần là tuần đoi, tuần cối, tuần cây, tuần lồm. Trong mỗi tuần, ngày nào sao đoi đứng ở phía trước mặt trăng là ngày nóng, đứng sau mặt trăng là ngày mưa, có ngày trăng lặn, ngày sao mờ... đó là những ngày xấu. Khi sao đoi đứng ở vị trí sát bên mặt trăng, ánh sao sáng rõ, nền trời trong thì đó là dấu hiệu của ngày tốt.
...
Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ vê (V) thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa... vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng hết. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua bắt ốc sẽ được nhiều.
...
"Lịch đoi còn có tên gọi khác là lịch Mường, lịch đá. Đây là loại lịch của người Việt cổ, có lẽ xuất hiện từ thời kỳ Văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 4.000 năm. Lịch đoi không chỉ có ở xứ Mường Bi mà có cả ở Mường Vang, Mường Thàng, Mường động. Tuy nhiên đến nay chỉ còn đất Mường Bi giữ được phong tục cổ xưa này vì ở Mường Bi còn duy trì được một lực lượng đông đảo các thầy mo, thầy cúng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Lịch đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi. Đợt ăn tết thứ hai sau đợt Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày gọi là ăn tết lại, tết đoi. Lịch đoi có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa Việt, nó thể hiện tài chiêm tinh của người Việt cổ thông qua việc quan sát sao, trăng để đoán ngày lành tháng tốt, thời thế, vận mệnh. Lịch đoi cho con người chỗ dựa niềm tin tạo thành sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, rủi ro".
TS Nguyễn Thị Ánh Hồng (Khoa Văn hóa Phát triển)




NGÂY NGÔ MỘT THUỞ

Còn một chút gì để nhớ để quên...
NGÂY NGÔ MỘT THUỞ
Cho tôi xin... một ước mơ dài
Để ngàn đời ru ngủ tình em
Cho lòng tôi một lần ấm lại
Trôi êm đềm như suối tóc em
Cho tôi xin... say bóng em hoài
Khi tỉnh dậy không còn nhớ nữa
Dù khi ấy khiến lòng tôi tựa...
Cả bóng chiều lẫn ánh nắng mai
Trái tim ơi ! sao cứ xé làm hai
Cho đôi tai đỏ bừng dòng máu lạ
Cho đôi mắt xa xăm mờ bóng ngã...
Để những bước... chân dài lại vướng gai
Nhún đôi vai em làm tôi ngơ ngẩn
Chiếc mũi thừa chẳng biết bỏ đi đâu
Môi ấm ớ nói mà chẳng ra câu
Cho hồn tôi một lần theo thơ thẩn
Những ngón tay lại một lần lầm lẫn
Vuốt mái tóc chải gọn tự bao giờ
Liếc mắt sang sao em vẫn hững hờ
Nghe tê tái đang vào tim xâm lấn
Trên thân tôi như vật gì đè nặng
Nói câu nào...lại một lần cố gắng
Một lần cắn môi...sẽ nói câu nào
Trong im lặng...cứ thầm hỏi tại sao
Thương biết bao tôi xin làm ngu thánh
Gom cuồng si lấn dần niềm kiêu hãnh
Nhún nhường thêm thú tội biến thành lời
Cho anh xin...rồi nhìn em chờ đợi
Em quay lại mà như xa vời vợi
Mím đôi môi như thầm bảo tại tôi
Rồi...bỏ đi dáng ra vẻ bất cần
Một lần nữa hồn tôi theo thờ thẩn...
phạm đình đạt.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Thăm làng Mường ở Ban mê... BÍNH BOONG, BÌNH BÍNH BOONG...

Thăm làng Mường ở Ban mê...
BÍNH BOONG, BÌNH BÍNH BOONG...
Đến xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) một lần được nghe tiết mục diễn tấu chiêng của đội chiêng Mường ngân lên với những cung bậc khác nhau trong mỗi dịp lễ, hội của bản làng, không khỏi làm xao xuyến lòng người. Hòa Thắng là một trong những địa phương còn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường trên Cao nguyên.
(Theo baodaklak.vn)
-------
...
Các bài tấu chiêng trong lễ hội dân gian khá phong phú, nhiều giai điệu, mỗi một vùng mường cụ thể trong từng lễ hội có nhiều bài khác nhau, song có một đặc trưng quan trọng và ở đâu cũng giống nhau đó là tiếng “khầm...” hoà âm của nhiều tiếng chiêng to có âm thanh trung hoặc trầm cùng tấu lên một tiếng như một điểm nhấn, sự khoá đuôi một đoạn, một giai điệu song đó cũng là sự nâng lên, đẩy lên âm thanh trầm hùng lan xa trong thung lũng núi đá vôi, dội vào vách đá, mái đồi lại vọng trở lại tạo nên thứ âm thanh giao thoa cùng đất trời. Tiếng “khầm..” như làn sóng, như sức mạnh xua đổi ma quỷ, xua đuổi cái xấu, song cũng có lúc tiếng khầm lại như tiếng sấm gọi mưa xuống cho người làm mùa. Khi tiếng khầm... nổi lên, người nghe có cảm giác như có luồng gió một sức mạnh vô hình. Sự thiêng liêng của chiêng được dồn tụ chính là tiếng “khầm..”, nó chính là biểu tượng, loại biểu tượng vô hình (phi vật thể) mang đa ý nghĩa. Việc diễn tấu chiêng sắc bùa trong hoạt động đầu xuân, lễ hội, tín ngưỡng dân gian Mường còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tiếng sấm cầu mưa, xua đuổi ma quỷ, cầu yên lành cho dân Mường. Như vậy, từ xa xưa, chiêng được người Mường sử dụng rất nhiều trong lễ hội mang dáng dấp của ban nhạc lễ phục vụ cho các nghi lễ và có chức năng giao thông với thần linh. Chiêng được sử dụng xua đuổi ma quỷ mang điều lành về cho con người. Rõ ràng chiêng Mường là loại hình văn hoá và cũng là loại hình nghệ thuật còn rất đơn sơ, ít biến đổi vẫn còn giữ khá nguyên gốc như trong quá khứ xa xưa nó đã hình thành.
(Trích theo "Cồng chiêng trong đời sống người Mường" của Bùi Huy Vọng đăng trên http://www.baohoabinh.com.vn/)
...
Dàn cồng chiêng đủ bộ của người Mường có 12 chiếc, to nhỏ khác nhau. Con số 12 là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm, tính theo vòng quay của mặt trăng. Người Mường không đặt tên từng chiếc chiêng như các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà đặt tên theo từng chức năng họat động của chúng trong bản nhạc. Ví dụ chiêng Dàm âm trầm, dùng để đánh các chồng hòa âm ở cuối câu nhạc. Chiêng Đom là tiếng thanh hơn, dùng để đánh giai điệu chính của các bài bản. Chiêng Bòng Beng âm thanh cao, dùng để đánh thêm vào giai điệu cho âm nhạc phong phú về tiết tấu và cao độ.


Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

THÀNH CÔNG NGAY BỨC HỌA ĐẦU TIÊN

Chúc mừng sinh nhật Cam Dao TA...
THÀNH CÔNG NGAY BỨC HỌA ĐẦU TIÊN
Tên tôi là Đào Muscat và tôi đến từ Việt Nam. Năm 1981, tôi đến Úc với tình trạng tị nạn - Tôi là một trong những thuyền nhân.
Trong cuộc sống của tôi, tôi đã luôn luôn có một niềm đam mê để làm một "tranh sơn dầu" và mong muốn một ngày nào đó tôi sẽ có thể vẽ một bức tranh trong dầu. Tháng 11 năm 1999, tôi đã đi đến Pháp cho một kỳ nghỉ và chị dâu của tôi chỉ cho tôi làm thế nào để làm một bức tranh acrylic với "The Flowers trong The Vase" hình ảnh, và tôi hoàn thành nó!
Khi tôi trở lại Úc, tôi bắt đầu làm một số bức tranh, nhưng tôi không thể làm điều đó, bởi vì tôi không biết các kỹ thuật như là một người mới bắt đầu cho bức tranh sơn dầu, vv, vv ,. Sau đó, tôi đi ra ngoài và nhìn cho một giáo viên nghệ thuật mà kết quả là tôi có tổng cộng chín bài học tất cả cùng nhau ......... và tôi đã trở thành một nghệ sĩ khi tôi đã bốn mươi tám tuổi. Đối với tôi đó là một phép lạ cho cuộc sống của tôi từ lâu muốn trở thành sự thật, nhưng tôi vẫn còn có rất nhiều điều để học hỏi và tạo ra những điều mới.
Năm 2000, tôi trở thành một thành viên của Hiệp hội Armadale Nghệ sĩ và triển lãm đầu tiên của tôi tại thành phố Belmont, tôi đã bán một trong "Hoa Iris" của bức tranh của tôi trong dầu và sau đó tôi đã bán một một người bạn của tôi. Nó làm cho tôi cảm thấy như tôi đã đạt được một cái gì đó trong cuộc sống của tôi và tôi rất tự hào về nó. Tại thời điểm này, tôi có rất ít thời gian để thưởng thức sở thích của tôi và tôi coi bản thân mình nhiều hơn là một nghệ thuật Lover hơn một nghệ sĩ nhưng tôi luôn mong muốn rằng cảm giác của bức tranh nghệ thuật sẽ được trong trái tim tôi mãi mãi ......... .và ....... không bao giờ.
Dao Muscat
(Bài và ảnh bức tranh "Hoa trong Vase" đăng trênhttps://www.armadalesocietyofartists.com.au/our-…/dao-muscat)

Truyện thơ Mường... MỐI TÌNH ÚT LÓT - HỒ LIÊU



Truyện thơ Mường...
MỐI TÌNH ÚT LÓT - HỒ LIÊU

"Trời ơi, là vía!
Có ai ngờ gặp tiên giữa bái
Gặp người bạn gái vóc ngọc mình ngà
Như cành cây hoa
Trời đưa ra cho con người ta ao ước"
...
Truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” là một trong những truyện thơ được người Mường nhắc tới nhiều nhất. “Có thể nói từ khi còn ở trong nôi, mỗi người Mường đã được nghe hát về Út Lót - Hồ Liêu. Đến tuổi bắt đầu biết nhận xét ít nhiều về cảnh vật xung quanh, họ lại được bà mẹ kể cho nghe về sự tích đàn bướm lạc tháng Ba, năm năm lại tái sinh và bay dập dờn, đông vô kể ở các nẻo rừng, về con cày cun nằm rũ rượi, buồn bã đáng thương như muốn tiếc nuối điều gì đến trọn kiếp” ... Truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” được coi như là “Truyện Kiều”của người Mường. (nguồn chiasedoan.com)
-------
Người xưa kể rằng... nàng Út Lót vừa xinh đẹp, vừa thông minh, là con gái thứ ba của đạo Tu Liêng và Tu Ó. Nàng thấy bố buồn phiền vì nỗi không có con trai thay mặt mình đi chầu vua kẻ chợ, nàng xin giả trai đi làm việc đó. Dọc đường đi, nàng gặp Hồ Liêu, con của một lang đạo khác cùng đi chầu vua. Hai người kết làm bạn (chung lương, chung bộ, chung cỗ, chung phòng).
Trong những ngày ở đất kinh thành, không những Vua Kẻ chợ mà ngay cả chàng Hồ Liêu cũng không biết nàng là gái giả trai. Hết hạn chầu vua, trên đường về quê, Út Lót mới cởi bỏ lốt cải trang, trở lại là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, lộng lẫy. Và hai người yêu nhau, hò hẹn trên dòng suối để được gặp nhau. Dòng suối thơ mộng đó đầy ắp tình yêu là điểm hẹn hò những lời thề vàng đá.
Hai người về sau đã không lấy được nhau vì sau khi hết hạn chầu vua, Hồ Liêu trở về nhà thì gia đình đã cưới vợ cho chàng. Bởi quá yêu nàng Út Lót mà không lấy được nên chàng Hồ Liêu u buồn, đau ốm rồi mất. Nàng Út Lót cũng se lòng héo hon chờ đợi chàng trên dòng suối - nơi đã cùng chàng Hồ Liêu hẹn hò, rồi mất theo. Linh hồn hai người đã trở thành đàn bướm trắng dập dờn bay trên dòng suối tháng tư âm lịch hàng năm...
...
(Trích theo "Nơi nàng Út Lót, chàng Hồ Liêu hẹn thề" của Kim Dung đăng trên http://thanhtravietnam.vn/)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Về thăm làng Mường ở Ban mê... HỌC TIẾNG MƯỜNG

Về thăm làng Mường ở Ban mê...
HỌC TIẾNG MƯỜNG
- Một số điều lưu ý :
+ Tiếng mường chỉ có tiếng nói "chưa" có chữ viết...
+ Đây không phải bài viết chính thống, vì người Mường có nhiều vùng miền chưa thống nhất được cách gọi...
- Một số từ tiếng Mường cơ bản -
Dựa vào phiên âm tiếng Mường (một số vùng cơ bản), có nhiều cách nói khác nhau tùy vào từng vùng miền...
Bố = Bố/ Eng
Mẹ = Mạng
Chị = Chị/ Cải
Em = Ún
Tôi , mình = Ho ( Tôi ( mình) đang học bài = Ho tang học bài
Mày, Bạn, = Ja ( mày đi đâu thế ?= Ja ti no à ? , Mày ăn cơm chưa = Ja ăn cơm jua, ....)
Nước = Rác ( tác ...) vì tùy vùng miền
Ruộng = Rọng
Con Trâu = Con Qlu ( khó đọc không? :)) . nôm na tách ra là Con "cờ lu" nhưng đọc nhanh lên nha âm "cờ" giống như chữ Quờ ấy. Con Qlu , Con Chu :))
Cái lược = Cái Khảo
Mệt = Nhọc ( Tao mệt lắm = Ho nhọc lắm)
Đi chơi = Tii dộng ( Tao với mày đi chơi đi ? = Ho phải Ja ty dộng bầy?)
Nước = Rác ( Uống nước = Óng rác)
Con lợn = Con Cúi ( nhà mày nuôi nhiều lợn không? = Nhà Ja chiếm từ CÚI chăng?
đầu gối = Cố lại
ăn cơm = ăn cơm
đi ngủ = Ty tảy ( Tao đi ngủ đây ? = Ho Ty tảy rá)
Mặt trăng = mặt tlăng
Buổi chiều = Khuộng
đi = Ty ( mày đi đâu thế? = Ja ty no à
đẹp = Thốcch (Em đẹp lắm = ún Thốcch lắm
Rượu = rạo
Uống = óng ( mày uống rượu không? Ja óng rạo chăng. bao giờ câu hỏi của người Mường cũng kèm theo từ chăng). ( Cháu mời bác uống nước ạ = Cháu mời bác óng rác ạ)
Bà = Mệ ( Cháu chào Bà = Cháu Chào Mệ)
ông = Ông
Cháu = Cháu/ Thôn
Anh = tứa ( đứa, eng từ eng này nếu chuẩn ra là từ bố nhưng một số vùng dùng từ Eng gọi là Anh, và gọi Bố = Bố như tiếng kinh )
Nhiều thế = (Từ nồng)
Bụng = lzộng

- Ghép từ như tiếng kinh : các bạn học được các từ Bố mẹ v.... và các từ khác có thể ghép lại thành câu hoàn chỉnh.
1/ Học Từ ANH YÊU EM Tiếng Mường
Tiếng Kinh: Anh yêu Em
Tiếng Mường: Tứa ưa ún (một số vùng có thể gọi như sau: đứa ưa ún, eng ưa ún)
(Ngoài ra còn một số từ đồng nghĩa với từ Anh yêu Em tiếng Mường nhưng dùng từ trên là nhẹ nhàng và sát nhất. Các bạn có thể nghe qua như: Ho háo ja chẳng hạn, nhưng từ này có vẻ hơi mạnh một chút.
Vậy tổng kết từ Anh yêu Em tiếng Mường sẽ có 2 từ để thể hiện
- Nhẹ nhàng tình cảm : TỨA ƯA ÚN (ĐỨA ƯA ÚN)
- Mãnh liệt : HO HÁO JA
Từ này tùy vào vùng miền sẽ có nhiều cách nói và phát âm khác nhau...
(Theo trang facebook hội những người thích nói tiếng mường
https://www.facebook.com/tiengmuong/)

ĐỘC ĐÁO ÁO VÁY MƯỜNG

Về thăm làng Mường ở Ban mê...
ĐỘC ĐÁO ÁO VÁY MƯỜNG
...
...vô tình nhìn thấy một thiếu phụ đi giữa trời xuân trong trang phục Mường độc đáo bởi màu đen trắng .Tôi ngỡ ngàng vì váy áo của thiếu phụ, tưởng chừng đứng trước một bông hoa trắng điểm giữa màu xanh của đại ngàn, làm bừng lên trong tôi khát vọng khám phá nét đẹp của váy áo Mường
...
Trái ngược với sự “…kín cổng cao tường,” tạo duyên thầm khoe độ dài đường cong “phom” người của chiếc váy đen mang đặctrưng âm tính, chiếc áo cực ngắn, người Mường gọi là áo pắn (áo cóm) .Từ gấu áo lên đến nách chỉ chừng vừa đủ một gang tay, với cách dùng khuy băng cúc bấm để đóng hờ trước ngực khoe ra mảnh yếm đào căng ninh ních của vòm ngực thanh tân thiếu nữ hay bầu ngực “mùa xuân chín” phập phồng của thiếu phụ hừng hực sức xuân . “Quần một ống, áo một gang” được nối liền nhau bằng bộ cạp váy nhiều hoa văn với cách thức mặc váy áo cầu kỳ chính là đỉnh cao của sự kết hợp âm dương hài hòa đẹp đến từng …“xen ti mét”. làm phấp phỏng trái tim khách đa tình trước sự phát lộ duyên dáng mà độc đáo trong váy áo truyền thống của người phụ nữ Mường…
Nhìn tổng thể trước bộ trang phục của phụ nữ Mường đã không khỏi nao nao trước nét đẹp gợi cảm sức thanh tân, nhưng khám phá từng chi tiết mới khâm phục nét thâm trầm sâu lắng chứa đựng nhân văn của người Mường...
Trong trang phục của người Mường, ngoài váy áo cạp váy ,đai lưng chạc tét với những hoa văn và tua dây xanh đỏ cầu kỳ còn có thêm bộ xà tích quả đào, vòng bạ. Đồ nữ trang này có trong trang phục của người Mường dành cho các mạng nàng con lang cun nhằm tôn vinh nét đẹp , sự sang trọng, quí phái mà trước đó chỉ có những người phụ nữ thuộc dòng dõi qui tộc… mới có (giống tiểu thư của các gia đình quyền quý của người kinh). Bộ xà tích là chi tiết đẹp tôn thêm giá trị đẳng cấp của con gái Mường với một ý nghĩa xã hội sâu sắc...
...
(Trích đoạn "ĐỘC ĐÁO VÁY ÁO MƯỜNG" của Hoàng Xuân Hiến đăng trênhttp://nguoixudoai.com/)

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

TRÒ CHƠI BỎ KHĂN

Vẫn là tuổi thơ...
"Bỏ khăn khăn nổi khăn chìm
Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn..."
TRÒ CHƠI BỎ KHĂN


...
Thằng Tứ dùng dằng ngồi bệt xuống dưới gốc cây cụt. Nó chẳng còn hứng thú gì để nhập bọn vui chơi. Hết “đập lon”, “u mọi”, rồi “cút bắt”. Hôm nào cũng lặp lại chừng ấy trò chơi quen thuộc nó đã bắt đầu nhàm chán. Không có thằng Tứ tham gia, thằng Hiếu và thằng Lu cũng mất hứng, chúng kéo nhau ra rìa cỏ ngồi tán dóc. Trong sân chỉ còn lại một túm con gái đang chơi trò “bỏ khăn”.
Con Thơ, em thằng Hiếu tay cầm một nhánh lá giả làm khăn bước vòng quanh đám con gái đang ngồi chụm đầu như cái nấm rơm, miệng nó ngân nga:
“Bỏ khăn khăn nổi khăn chìm
Ba cô bảy chú đi tìm cái khăn”
Vừa đọc, con Thơ vừa thả “cái khăn” rớt sau lưng một đứa nào đó. Nếu nó đọc dứt câu mà đứa kia chưa phát hiện ra, nó sẽ lượm “cái khăn” quất túa lua xua vào mông đứa đó. “Nạn nhân” của nó giật mình vụt đứng lên chạy một vòng rồi quay về chỗ cũ. Còn ngược lại nếu như “cái khăn” bị phát hiện thì đứa kia sẽ rượt đuổi và nó phải nhanh chân ngồi thế vào chỗ vừa bị bỏ trống. Cuối cùng, đứa nào nhanh tay lẹ mắt thì cái mông ít bị “hỏi thăm”.
...
(Trích trong truyện dài "Cỏ Dại" của Hồng Thủy đăng trên
http://tuoimuctim.net/)

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Trò chơi dân gian và đồng dao... RẢI GIANH

Trò chơi dân gian và đồng dao...
RẢI GIANH
Rải gianh
Trồng chanh
Vun chanh
Xới chanh
Bẻ cành
Hái ngọn
Chọn đôi
Chọn ba
Chọn bốn...
Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải khéo léo khi uốn bàn tay cho cong, rải những viên sỏi cho đều để sao cho khi nhặt và khi chọn (đôi, ba, tư) không bị va chạm vào những con khác. Nếu không khéo rải nó bật ra xa quá xa sẽ khó chơi, nhất là khi đã nhặt hết những viên sỏi riêng lẻ rồi, giờ phải tiến hành chọn (đôi hay ba) mà hai viên sỏi cần chọn lại ở cách nhau quá xa (đặc biệt những con cuối cùng) sẽ rất khó vơ được...
------
Là lớp 6/4 toàn nữ của niên khóa 68-75 đó các bạn... Mình cũng bồi hồi nhớ lại những ngày đầu bước chân vào trường Tổng Hợp Ban Mê Thuột, sau một kỳ thi tuyển đối với lứa tuổi mình lúc đó thật là gay go.
Năm đó nhà trường thiếu phòng, và chuyển lớp tụi mình qua Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức ở gần đó học tạm. Có lẽ vì Nhà trường cũng suy nghĩ cân nhắc, lớp 6 mới vào trường và toàn con gái chắc ngoan lắm nên cho bọn mình lưu vong yên tâm hơn các lớp khác . Không ngờ đám tụi mình nghịch không dở, chả biết “ đứa nào “ bày ra cái trò chơi giải gianh, sau đó lan ra cả lớp. Là cái trò chơi với mấy chục cục đá, mỗi lần thảy lên úp tay lại là ăn được một cục đá và cứ thế đến hết. Mình giải thích là cho mấy bạn nam thôi chứ đám lớp mình mà nghe nói đến trò này thì không đứa nào khỏi phì cười. Chỉ tội cho mấy đống đá ở Ty Công Chánh gần đó ngày một hao mòn, thì mấy chục đứa mà mỗi đứa hốt một cặp đá mà sao không hao hụt. Mình còn có sáng kiến chọn những viên tròn trịa dễ chơi bỏ trong cặp đem về nhà rửa thật sạch bỏ sẵn trong cặp.
Có một lần Cô Suối Kiết bắt đem tất cả cặp sách lên cho cô kiểm tra, eo ơi cô phát hiện ra toàn một cặp đá là đá. Sau đó bọn mình không bỏ trong cặp nữa, mà chơi xong tìm một xó nào trong sân giấu đi, rồi hôm sau lên lấy ra chơi tiếp. Đá rửa sạch rồi nhưng mỗi lần chơi là ngồi chồm hổm rải đá trên hè xi măng, rồi bốc lên bốc xuống sao cho không bị dơ...
Đến chuông reo vào lớp, tuy bọn mình cũng nghe vì bên Trung Tâm với Trường chỉ băng qua một con đường , song giáo viên phải lóc cóc từ Trường qua Trung Tâm cũng mất vài phút, nên tụi mình còn say mê chơi nấn ná thêm. Đến lúc có tên nào đó la lên “ cô tới “ là vội vã đứng dậy, hốt đá cất rồi chạy ù tới lu nước mưa của nhân viên thọc mấy chục bàn tay vào đó, xong chùi vào hai tà áo dài nhàu nhĩ vì ngồi lâu quá rồi chạy ù vào lớp học. Vậy mà cô không nổi giận kiểm tra cặp sao được nhỉ...
Lúc đó mình không biết ai là kiện tướng giải gianh , chỉ còn nhớ là mình và Thúy Liễu là hai con nhóc chơi tệ lắm, lúc nào hai đứa cũng ngồi méo mặt nhìn Nguyễn Thị Loan và Trịnh Thị Lý đi một hơi là ăn gần hết đống đá . Có lẽ còn nhiều vụ nghịch ngợm nữa nên lớp mình đâm ra nổi tiếng. Không biết sau đó trường đã sắp xếp được lớp học hay tụi mình bị Trung Tâm than phiền nên nhà trường cho 6/4 hồi cung... một năm học cũng đã trôi qua , đám con gái bây giờ lên lớp 7/4.
...
(Trích đoạn "LỚP CON GÁI NGÀY XƯA ẤY" của Lê Thị Bạch Yến đăng trênhttp://bachyenbmt.blogspot.com/)


Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

CÂY CÀ QUẸNG

Trên nương rẫy Buôn Trấp mọc nhiều cây cà gai leo... Người Mường ở đây rất quen thuộc trong các món ăn của họ như rau đồ hay muối chung măng le...nhưng với cái tên khác...
CÀ QUẸNG
Người Mường gọi là cà gai leo là cà quẹng, một loại cây hoang mọc quanh năm, khắp nơi ở rừng núi Tây Nguyên...
...
Cà quẹng thường mọc tự nhiên trên những vùng đất ráo, thích hợp nhất ở những nơi đất tốt và nhiều ánh nắng như vệ đường, bờ rào nương rẫy, hoặc trong những khu rừng thấp có nhiều nắng. Rất ít khi thấy cây mọc dưới tán cây khác hoặc nơi trũng thấp. Cà quẹng chịu hạn rất tốt, cây xanh tươi quanh năm, ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, đồng thời cũng ra quả song song trong suốt thời gian sinh sống. Toàn thân cây có gai màu vàng. Cây có vị đắng nên ít khi bị súc vật, trâu bò gặm nhấm.
Cà quẹng được người Mường sử dụng nhiều để làm thuốc trị các bệnh như đau nhức cơ thể, sốt rét rừng, vàng da do suy gan, dị ứng, ngộ độc rượu, ho lâu ngày, ho sản hậu… Qủa của nó còn làm thức ăn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, nhất là phụ nữ sau sinh. Họ ăn quả cà gai quẹng ngâm muối, mà theo họ phục hồi sức lực nhanh , mẹ khỏe con ngoan, da dẻ hồng hào…Rất nhiều công dụng hữu ích mà cà cà quẹng mà cà quẹng đã mang lại cho con người.
Gần 40 năm qua, tôi được sống trong một làng Mường. Tôi rất ấn tượng về văn hóa Mường ngay từ đầu tiếp xúc. Dân cư trong làng có nét văn hóa đặc trưng, tương thân tương trợ, tự nguyện giúp đỡ nhau với tinh thần đoàn kết cao. Nếu ai ốm, làng sẽ đến thăm và hướng dẫn đi điều trị, trước tiên là dùng thuốc lá cây sẵn có của các bậc tiền bối trong làng. Các món ăn của người Mường cũng là một nét văn hóa đặc biệt mà ít nơi nào cũng có. Bởi hầu hết đều là món ăn vị thuốc, đa phần có vị đắng như món cà quẹng ngâm muối, ăn riết rồi cũng ghiền bởi vị đắng “ngọt ngào” của nó.
...
(Trích theo "Kinh nghiệm sử dụng cà gai leo để chữa bệnh theo cách nhìn của chuyên gia" đăng trên http://www.thaoduocducthinh.com/)