Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Rừng mộ ché ở buôn M' Liêng

Rừng mộ ché ở buôn M' Liêng


Người M'nông ở Lắk nói chung, ở buôn cổ M'liêng nói riêng không thể sống xa rừng, ai ai cũng rành rẽ từng lối nhỏ của rừng già, điều ấy miễn bàn cãi. Nhưng có một cánh rừng không quá xa làng, một cánh rừng không có vực sâu, không có thú dữ, không có bẫy chông... nhưng chẳng mấy người dám bước vào. Cánh rừng ấy, nói như ông Y Thon Ênuôl, Trưởng buôn M'Liêng, là rừng ma, địa bàn của những hồn ma bóng quế, nơi từng một thuở là chốn bất khả xâm phạm của người làng!
Khu rừng này nằm phía sau nhà rông của làng. Sau nhà rông có một cây đa khổng lồ - biểu tượng của chốn rừng thiêng.

Ở đây tôi gặp một số nấm mồ được đổ bê tông với bia đá hẳn hoi. Nếu không có những chiếc ché thủng đáy nằm úp ngửa, ngả nghiêng bên các mồ mả, chắc hẳn vùng cấm địa này chẳng có gì được gọi là nổi bật.
Những chiếc ché mà tôi gặp rất đẹp, nhiều chiếc qua tay người sử dụng đã lâu, lên nước bóng loáng. Có ché hoa văn rực rỡ, màu men tinh tế, có những quai cầm kỳ lạ mà sau này từ các già làng, tôi mới biết những chiếc ché ấy có tên yang-dâm, hay ché djiring là những ché nhiều năm tuổi mà ngày trước, để có được chúng, chủ nhân phải đổi bằng những đôi trâu mộng...
Rời cấm địa giữa rừng già, trở về làng, tôi gặp các cụ già hỏi chuyện về sự hiện diện của những chiếc ché bí hiểm và được các cụ giải thích thấu đáo. Cụ Y Prông cho biết, người M'nông ở Lắk quan niệm và xem ché đựng rượu là vật thiêng gắn với đời người từ lúc anh ta được sinh ra cho đến ngày hồn lìa khỏi xác.
Một già làng khác nói rằng khi một đứa trẻ sinh ra, cha mẹ để mừng sự chào đời của nó ngoài gà vịt đãi người thân, dân làng không thể thiếu ché rượu. Rồi khi làng cúng thần trong lễ ăn đầu lúa, ché rượu quý nhất, thơm nhất được dùng mời thần linh, để các thần về ăn thịt, uống rượu, cùng chia sẻ niềm vui cũng như lắng nghe lời nguyện cầu của dân làng.


...
Vì những lẽ đó, người M'nông rất trọng những chiếc ché giá trị chứa thứ nước thiêng mà họ tin có linh thần trú ngụ trong đó. Nên khi một người qua đời, gia đình sẽ dành chiếc ché quý nhất mang ra rừng ma, đập thủng đáy để người chết sử dụng. Và có gia đình để mộ người thân được đẹp đã dày công đúc ngay giữa rừng, bên mộ người thân đôi ché rượu khổng lồ với hoa văn, đường nét tuỵêt mỹ.

Chuyện về những ché rượu ở rừng ma buôn M'Liêng mà tôi gặp chỉ đơn giản là thế nhưng hàm chứa những thông điệp văn hóa khá riêng của người M'nông mà không lẫn vào đâu được. Chính điều này đã tạo nên bản sắc M'nông ly kỳ, quyến rũ dưới chân đỉnh Chư Yang Sin huyền hoặc.( Trích theo "Bí ẩn rừng mộ ché" của T.Phúc Trinh )

Múa mời rượu

Xứ Thượng...


Múa mời rượu
Là một tộc người có đời sống sinh hoạt âm nhạc rất phong phú, cùng với nhiều loại nhạc cụ tre nứa và những làn điệu dân ca đặc sắc như hát A rei, hát k’ưt, thì múa Êđê là một trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng tuy không đậm đặc như một số tộc người khác, nhưng lại mang đường nét hữu hình đặc biệt,tạo ra một trực giác tốt đẹp đối với người thưởng lãm; đồng thời thể hiện sức mạnh tín ngưỡng sâu sắc của văn hoá tộc người, không chỉ đối với thế giới tâm linh, mà còn cả với thế giới quan xung quanh.

...
Hiện nay, trong các buôn làng Êđê, điệu múa chim Grứ tuy có phần thay đổi về môi trường biểu diễn cho phù hợp, nhưng ý nghĩa vẫn không thay đổi. Ví dụ trong bài múa mời khách uống rượu cần – Các cô gái vừa múa, vừa rót nước vào ché rượu bằng bảy chiếc bầu nước. Khách có thể vừa cầm cần rượu và vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cô gái “ da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hoà” cùng với điệu múa uyển chuyển, thướt tha, uốn thân hình thon thả trước mặt khách quý. Lâng lâng trong men rượu, lấp lánh mặt nước trong ché như ánh mắt sóng sánh của các cô gái, khách say mê quên mất việc mình đã uống rượu cạn quá cả mức đo trên miệng ché. Điều đó, làm cho chủ nhà vui mừng vì khách đã nhiệt tình uống rượu hết lòng. Các nghệ nhân múa trẻ trung, xinh đẹp, mỗi người múc sẵn nước trong từng nửa chiếc bầu ( hay chén ăn cơm, hoặc ống nứa), rồi rót truyền từ tay người này qua tay người nọ; nước chảy từ chiếc bát này qua bát tiếp theo, đến tay của người cuối cùng vào đến miệng ché rượu. Sự uyển chuyển của cổ tay, nhịp chân nhón nhẹ nhàng, các cô gái múa thể hiện tài rót nước vào rượu không đổ ra ngoài dù chỉ là một giọt.( Trích đoạn " Múa cánh chim Grư Ê đê" của H’Nuel & H’Linh Niê )

Săn min

Chuyện xứ Thượng...


Săn min

...những già làng ở buôn Ko Dhong say sưa kể chuyện núi rừng. “Có người nói min là trâu rừng, có người nói là bò rừng nhưng không đúng đâu. Con min không phải trâu - bò gì hết. Nó là loài ở giữa hai giống kia đấy. Nó to hơn con bò rừng nhiều lắm. Nó sống ở nơi nửa rừng, nửa núi”.
...Theo các già làng, điểm khác biệt giữa min và trâu bò ở rừng là bốn chân min cao ráo. Không sần sùi như bò rừng hoặc đen bẩn như trâu, vì min không có thói quen dầm bùn nên lông min đen hồng, lúc nào cũng mướt rượt.
...
Già Ama Túc, năm nay đã 84 mùa rẫy, nhưng “cái tai vẫn thính như con nai, con mang” như trôi lạc vào dòng sông quá khứ, thuở già cùng những thợ săn của buôn làng hừng hực sức sống, giáp mặt với con mãnh thú nặng hơn 1 tấn rưỡi thở phì phì như cột khói: “Con bò rừng tai thính, mắt sáng. Nó rất nhút nhát nên mình khó lại gần, khó bắt được. Con min tinh hơn con bò rừng rất nhiều. Để không bị nó phát hiện mùi lạ, thợ săn phải rình ở ngược hướng gió!”.

Già làng Ama H’rin cụ thể sự tinh ranh của min bằng so sánh: “Bắn được min khó bằng 3 con voi, 4 con cọp. Voi to lớn, thính hơi nhưng tai thường, mắt kém. Cọp cũng vậy, lại thêm mũi trơ (ăn đồ hôi thúi cũng không biết). Con min to khỏe lại thêm mắt sáng (trông xa được), mũi thính, tai nhạy… Nói chung mọi giác quan của nó phát triển hơn voi, cọp rất nhiều”. Già kể đã từng chứng kiến màn tử chiến giữa min và cọp. “Hai con lao vào nhau. Đấu một hồi, con cọp biết không địch lại nên cúp đuôi bỏ chạy. Con min dữ lắm đó!”.
- Nó không có điểm yếu nào sao, thưa già?
- Khi trời nóng, min thường tìm bóng mát nằm nghỉ. Lúc nó thức dậy, giác quan không bén nhạy. Khi đó canh bắn nó rất thuận lợi.
...
Trò chuyện về kỹ thuật săn min, vua voi Ama Kông rực lửa: “Không ai săn min vào buổi tối, vì lúc đó nó sống cặp, bắn con này, con còn lại sẽ xâu xé thợ săn ngay. Min dậy lúc trời vừa sáng. Khi ăn xong, nó vào rừng ngủ trưa. Biết ý nó, mình đón đầu chờ vào tầm là bắn. Lúc nó ăn chiều xong vào rừng ngủ, mình cũng làm như vậy”.
Những chiến binh rừng già một thời truyền đạt kinh nghiệm, bình thường min rất nhát, thấy mùi người là nó chạy một mạch 2 - 3 cây số. Bị tấn công nhưng vẫn sống, min sẽ như con thú điên, quyết truy sát bằng được kẻ cả gan làm mình bị “tổn thương”. Vua voi Ama Kông nhắc nhở: “Bắn min khó lắm! Nếu không bắn trúng tim thủng phổi thì min không bao giờ chết. Nó sẽ lao tới, mình trở tay không kịp đâu. Min còn sống thì mình chết thôi!”. ( Trích đoạn " Bí ẩn Sừng min" của Phúc Trinh – Hải Âu trên báo GD&TĐ )
Người Thượng

Hình ảnh: Người Thượng

Người Thượng là danh từ gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam, như Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Thuật từ Montagnard vốn có nghĩa là "người miền núi" trong tiếng Pháp, được dùng với nghĩa như hiện nay từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó Degar là cách gọi có nguồn gốc bản địa.

Thượng có nghĩa là ở trên, người Thượng là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Miền Thượng, sau này cũng gọi là Cao nguyên Trung Phần, hay Tây Nguyên; từ "người Thượng" theo nghĩa rộng cũng có thể đề cập đến tất cả các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam nói chung. Thời Việt Nam Cộng hòa, chính sách dân tộc dành cho miền Thượng được gọi là Thượng vụ.( Theo Wikipedia )
Người Thượng là danh từ gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam, như Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Thuật từ Montagnard vốn có nghĩa là "người miền núi" trong tiếng Pháp, được dùng với nghĩa như hiện nay từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó Degar là cách gọi có nguồn gốc bản địa.

Thượng có nghĩa là ở trên, người Thượng là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Miền Thượng, sau này cũng gọi là Cao nguyên Trung Phần, hay Tây Nguyên; từ "người Thượng" theo nghĩa rộng cũng có thể đề cập đến tất cả các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam nói chung. Thời Việt Nam Cộng hòa, chính sách dân tộc dành cho miền Thượng được gọi là Thượng vụ.( Theo Wikipedia )


Sử thi Ê Đê

M' DRONG DĂM

Trong tiếng Ê đê: mdrong nghĩa là giàu có; còn dăm chỉ chàng trai tài giỏi, hùng mạnh. Như vậy, Mdrong Dăm là “chàng trai giàu có, tài giỏi và hùng mạnh”. Ngay tên gọi của tác phẩm cũng đã nói lên khát vọng, sự ngưỡng mộ của cộng đồng Ê đê gửi gắm qua nhân vật này.
Sự ra đời của Mdrong Dăm mang vẻ khác thường, dù mẹ chàng đã tình tự với Dăm Bhu (sau này chàng Dăm gọi là cha) trong rừng, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhân vật anh hùng là do mẹ chàng “ăn phải trái cây giữa thân, hái hoa rừng trên nguồn thác nên mới bụng mang dạ chửa một mình”. Khi bà Hbia Knhí sinh con, người ta đặt tên đứa bé theo tên của những người nổi tiếng, tên của những tù trưởng giàu mạnh, nó vẫn khóc. Cuối cùng, vị thần tối cao của người Ê đê - Aê Du - đặt tên nó là Mdrong Dăm thì nó mới thôi khóc.
Mdrong Dăm từ bé đã tài trí hơn người. Bác nó đến thuyết phục Dăm Bhu về ở với Hbia Knhí không được, vậy mà nó đã làm được việc này một cách thấu tình đạt lý. Mdrong Dăm cũng là người giảng giải một cách thuyết phục việc Mtao Hwik chiếm đoạt voi của Mtao Go là sai, lời lẽ của chàng được dân làng hưởng ứng. Nhờ vậy mà hai tù trưởng nọ đã hòa giải với nhau (khan Mdrong Dăm). (Trích đoạn trong "
Khan sử thi Ê đê: Bức tranh toàn cảnh của tộc người Ê đê cổ truyền" của Hồng Lý )

NỮ THẦN MẶT TRỜI

NỮ THẦN MẶT TRỜI


"Với người Ê Đê theo mẫu hệ của chúng tôi, mặt trời là nữ thần, và mặt trời cũng là người mẹ. Bởi vậy khi tôi viết "Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là tôi viết cho mẹ của mình" - Yphon kể lại. Hồi ấy, năm 1992, đang đi biểu diễn với Đoàn Ca múa Đắc Lắc thì được tin mẹ ốm, anh vội về nhà, đến nhà mới hay tin mẹ đã đi vào rẫy.
Tháng tư mùa đốt rừng, những con đường bụi đỏ cuốn lên cùng với khói, một mình Yphon đi tìm mẹ, và ý nhạc cứ thế nảy ra như có ai đọc sẵn trong đầu: Một mình lang thang, trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày / Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời... Qua đoạn đường dài gần chục cây số vào đến rẫy, nhìn thấy mẹ đang khỏe mạnh, gặp Yphon, mẹ cười, lời nhạc bỗng vút lên sáng bừng: Hát giữa mọi người, không ngại ngần, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi... Điều đó như lý giải vì sao mà mỗi khi ca khúc này được hát lên, những người mẹ Ê Đê lại kéo tay áo thô thấm nhẹ vào khóe mắt...
( Trích theo "Y Phon K' Sor - Hát giữa mọi người không ngại ngần" trên báo Nhân Dân)



Bài hát : ĐI TÌM LỜI RU NỮ THẦN MẶT TRỜI
Tác giả : Y Phon K' Sor
Ca sĩ : Y Jack Arul

Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày.
Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời.
Tôi như con chim lạc bầy trên trời cao
Tôi như con thú đi lang thang trong rừng sâu
Như dòng sông khao khát lời, tôi như hạt mưa khao khát lời
Bài hát ơi mặt trời, bài hát tôi một thời cùng Ê Đê, Bih, M''''Nông
Hát giữa mọi người không ngại ngần, bài hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi.
Hát giữa mọi người không ngại ngần bài hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời, tôi đi tìm em.

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/di-tim-loi-ru-nu-than-mat-troi-y-phon-y-jack.boJBI_g1Yk.html

Tiếng đàn goong

Tiếng đàn goong


Thoạt đầu tỉ tê, rồi rạo rực như giọng chim chơrao, da diết như con thú hoang gọi bầy. Chiều buông rơi dải nắng miên man đếm từng giọt âm thanh vọng vào vô tận. Chiều trong veo ngơ ngác giọt đàn vắt vẻo trên cao. Âm thanh ấy có lúc gào thét thác tung bọt trắng đại ngàn, khi lại róc rách suối chảy dịu hiền. Âm thanh ấy quyện gió lẻn vào tâm hồn người con gái kia. Tiếng đàn goong.( Trích "Tiếng đàn goong trên cao" của Nguyễn Tài )

Người Tây Nguyên làm ra đàn goong để thay thế cho một dàn cồng chiêng. Bạn hẳn đã biết cồng chiêng quan trọng như thế nào đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Một lúc nào đó thèm nghe tiếng cồng chiêng nhưng đâu dễ đáp ứng ngay được. Phải co nhiều người, mỗi người đảm nhận một chiếc cồng hay chiêng, người chạy giai điệu, người giữ nhịp, v.v... Còn với goong thì... chỉ một người! 11 dây đàn mắc song song với một đoạn ống nứa và chiếc vỏ bầu khô, goong có khả năng thay thế một dàn cồng chiêng hơn cả 10 chiếc!
Không chỉ thế, goong còn đặc biệt hấp dẫn khi giữ nhịp cho cây đàn k’ni “chạy” giai điệu. Cũng như nhiều nhạc cụ Tây Nguyên làm từ cây rừng, nhưng âm thanh 2 nhạc cụ này kết hợp với nhau thật nhuần nhụy, đẹp đẽ. Mỗi sớm lên nương hay hoàng hôn trở về, giữa thiên nhiên bao la, hình ảnh người cha trong tay chiếc đàn goong, đứa con cây đàn k’ni, cùng nhau dạo lên những giai điệu nỉ non, réo rắt, giờ đây chúng ta khó có may mắn nhìn thấy. Có lẽ không dễ tìm đâu ra cảm giác bình yên thật sự và hạnh phúc nào hơn khi trông thấy hình ảnh đó. Chính giọng điệu thủ thỉ từ chiếc đàn goong của chàng trai đã làm trái tim đứa con gái yếu mềm, nhũn ra và cuối cùng là bị thôi miên, bị hớp hồn, để đêm ngày thổn thức, si mê đến biếng ăn biếng làm, buộc phải băng rừng lội suối đi tìm trao khăn, trao còng thề nguyền hẹn ước. Như thế thì đích thị goong là cây đàn tán gái thật rồi! ( Trích đoạn "Nghệ sĩ với cây đàn "tán gái" của Thất Sơn đăng trên báo GiaLaiOnline)



Ông Y Te Hra ( buôn Ea Mtha, xã Ea Rôk, thị trấn Ea Súp ) tâm sự: “Ngày xưa tiếng đàn goong có mặt ở mọi nơi, theo bước chân các chàng trai, cô gái trên đường đi nương rẫy, kề bên nhau tâm sự trong ngày lễ hội ở buôn làng. Thời đó hầu như trai làng nào cũng biết chơi đàn goong, nhưng giờ cả làng chỉ có ba người biết chơi loại nhạc cụ này và cả ba đều đã bước sang tuổi già từ lâu. Thanh niên bây giờ thích chơi đàn hiện đại, không ai học chơi đàn t’rưng, đàn goong… nữa”.( Trích trong "Nỗi buồn đàn goong" trên LangVietOnline )



Già làng Tây Nguyên



Già làng là sự tổng hợp ý thức của hai khái niệm : cá nhân và cộng đồng . Cá nhân ở đây được sàng lọc và lựa chọn theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như : Tuổi tác , kinh nghiệm,sự tín nhiệm...được tập thể cùng đồng lòng tôn vinh. Bản thân cá nhân đó cũng phải tự khẳng định và thường xuyên bồi bổ được uy tín và vị thế của mình. Đây chính là mối tương quan thích hợp chỉ có trong các sắc dân thiểu số, từ tính cộng đồng cao trong đời sống sinh hoạt. Bởi cho dù là một cá nhân cụ thể, có nhiều kinh nghiệm, hoặc kiến thức sâu rộng đến đâu đi chăng nữa, nếu tách rời khỏi cộng đồng, thì không bao giờ có thể trở thành “ già làng” được.
...
Già làng ở các buôn, bon, kon, plei không tạo thành một tầng lớp thống trị, hay một tổ chức ở trên những gia đình trong một tập hợp dân cư.Vì vậy mà hiếm khi có chuyện tranh chấp chức vị trong một cộng đồng. Những người có uy tín, có kinh nghiệm sống, am hiểu luật tục, phong tục ,được xem như là những hiện thân của truyền thống, sự khôn ngoan của cả một tập hợp người.Vậy nên điều hành chính vẫn là các lệ tục, tập quán, kinh nghiệm ,các thần linh, mà các già làng chỉ là người thay mặt để phát ngôn. Các cách gọi của dân gian ( Pô êlăn, Kră Plei...) chỉ hàm chứa nhiệm vụ mà uy tín và tuổi tác của người đó mà thôi.( Trích theo "Vấn đề " GIà làng" ở Tây Nguyên" của Linh Nga Niê Kdam )



...già làng chính là những người có tri thức toàn diện nhất, uyên bác nhất, tích tụ được nhiều kinh nghiệm nhất trong đời sống giữa một thiên nhiên vừa bao dung vừa khắc nghiệt, giữa một xã hội vừa hài hòa vừa gay gắt là xã hội Tây Nguyên trải qua các chuyển biến lịch sử, lại là những người có đức độ cao, là những bậc hiền triết của làng. Người Pháp dịch “Hội đồng già làng” là “Conseil des sages”, Hội đồng của các bậc hiền nhân. Cũng cần chú ý, gọi là già làng nhưng già làng không nhất thiết là người cao tuổi nhất trong làng. Ông Núp ở làng S’tơr, ông Mết ở làng Xóp Dùi, rất nổi tiếng, nhưng khi làm già làng cũng chỉ khoảng 30 tuổi. Tuổi tác không phải là tiêu chuẩn chính. Theo ngôn ngữ ngày nay, có thể gọi đó là những bậc trí thức của làng. Xã hội Tây Nguyên trong suốt lịch sử lâu dài đã được quản lý, điều hành hết sức hiệu quả bởi một tầng lớp trí thức độc đáo như vậy. Lớp “trí thức” đó, trong biến chuyển và đi tới của xã hội Tây Nguyên hôm nay vẫn còn có uy tín và sức tập họp nhất định, nhưng không còn đủ sức ứng phó với những thách thức mới. Vậy phải chăng có vấn đề : cần thiết đào tạo một tầng lớp trí thức mới để dắt dẫn xã hội này trong công cuộc phát triển mới hiện nay và tương lai ? ( Trích trong "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN " của Nhà văn Nguyên Ngọc )

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

SÁNG RỪNG

SÁNG RỪNG

Rừng xanh lên bao sức sống . . . ú u ú u
Ngàn cây xôn xao đón hương nồng
Của vầng thái dương hồng
Bừng lên trời Đông 

Cỏ cây vươn vai lên tiếng . . . ú u ú u
Cùng bao nhiêu chim chóc tưng bừng
Dậy sau giấc đêm dài
Triền miên triền miên

Nhà . . . sàn . . . ai . . . lam . . . khói . . . trong sương mai
Ngọt . . . ngào . . . hương . . . tre . . . nứa . . . trong rừng thưa
Có dăm đôi chim thơ . . . líu lo trao duyên mơ
Trong hơi gió đưa xa về dật dờ, dật dờ tình chan chứa
Gió vi vu . . . vi vu
Suối xa êm như ru . . . như ru
Lá khô xuôi giòng ngù ngờ, ngù ngờ xuôi về đâu ?

Bình minh xuyên qua khe núi . . . ú u ú u
Nguồn vui leo tia nắng đây rồi
Đem hơi ấm cho đời
Trẻ như đôi mươi

Và thiên nhiên như đổi mới . . . ú u ú u
Rừng xanh vươn câu ngát hương đời
Mênh mang khắp một trời
Lả lơi đẹp tươi

( Sáng Rừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1951)

Ảnh "Ánh sáng trong rừng già" của Trần Duy Ngoãn.

Hình ảnh: SÁNG  RỪNG

Rừng xanh lên bao sức sống . . . ú u ú u 
Ngàn cây xôn xao đón hương nồng 
Của vầng thái dương hồng 
Bừng lên trời Đông 

Cỏ cây vươn vai lên tiếng . . . ú u ú u 
Cùng bao nhiêu chim chóc tưng bừng 
Dậy sau giấc đêm dài 
Triền miên triền miên 

Nhà . . . sàn . . . ai . . . lam . . . khói . . . trong sương mai 
Ngọt . . . ngào . . . hương . . . tre . . . nứa . . . trong rừng thưa 
Có dăm đôi chim thơ . . . líu lo trao duyên mơ 
Trong hơi gió đưa xa về dật dờ, dật dờ tình chan chứa 
Gió vi vu . . . vi vu 
Suối xa êm như ru . . . như ru 
Lá khô xuôi giòng ngù ngờ, ngù ngờ xuôi về đâu ? 

Bình minh xuyên qua khe núi . . . ú u ú u 
Nguồn vui leo tia nắng đây rồi 
Đem hơi ấm cho đời 
Trẻ như đôi mươi 

Và thiên nhiên như đổi mới . . . ú u ú u 
Rừng xanh vươn câu ngát hương đời 
Mênh mang khắp một trời 
Lả lơi đẹp tươi 

( Sáng Rừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1951) 

Ảnh "Ánh sáng trong rừng già" của Trần Duy Ngoãn.

MÙA ĐÓT


Người K’ho bản địa thu hoạch theo cách riêng của mình. Những thiếu nữ mặc váy, đeo gùi, chất đầy bông đót cao ngất, phất phơ là hình ảnh tuyệt đẹp giữa núi rừng Đam Rông. Những thiếu nữ này ra đi từ sớm tinh mơ, chân trần leo lên những triền đồi nghiêng ngửa cỏ cây chen đá lá chen hoa… cùng nhau chọn những cây có bông đẹp nhất đem về làm chổi.
...
Cùng với bông lau như mái tóc của người già, mùa bông chổi đót là vẻ đẹp chân mộc của núi rừng Tây nguyên; đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho những người kinh doanh nghề này. Từ nông thôn cho đến thành thị ngày nay không thể thiếu hình dáng cây chổi đót trên tay các gia đình. Nó là trợ thủ đắc lực cho những người giúp việc, là vị thần chăm sóc nhà cửa. Vì thế mà bông chổi chiếm một vị thế độc tôn không thể thiếu.
...
Từ bông nghe chân mộc và đúng với thứ bông vô tội này là để quét! Nghĩ cũng xót ! Một loài bông dùng để quét rác truyền từ tay bà sang tay mẹ. Rồi từ tay mẹ truyền sang tay con gái, con dâu vv… như một định mệnh nghiệt ngã.
( Trích trong " Đam rông mùa bông đót " của Nguyễn Thánh Ngã )









Sau vườn nhà mình...


RAU RỪNG
Một hôm, con trai mình mang về nhà một bó rau không biết tên, trồng dăm như rau lang. Hỏi nó, thì đó là đặc sản của nhà hàng, họ bảo rau rừng ! Mình mới lên mạng...mới hay giống rau này có nhiều trong rừng trên Gia Lai.
Mình xin trích đoạn trong bài "Rau rừng cá thác ở Gia lai" của Hiền Danh...
Chúng tôi trở lại thành phố Pleiku sau nhiều năm xa cách, vì vậy ai cũng muốn tìm lại một bữa ăn đậm chất rừng hoang sơ ở nơi này. Người bạn thổ địa phố núi nháy mắt: “Thì đi ăn rau rừng và cá thác cho thỏa cơn thèm”…
Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp gọn lỏn: “Rau rừng!”.
Chất rừng ở loại rau này không nằm ở sự ngon ngọt mà ở vị mát, dù ban đầu cứ tưởng nó chẳng có mùi vị gì. Rau rừng còn ngon ở độ giòn, giả như có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.


                                   Hình ảnh: Sau vườn nhà mình...

RAU  RỪNG
Một hôm, con trai mình mang về nhà một bó rau không biết tên, trồng dăm như rau lang. Hỏi nó, thì đó là đặc sản của nhà hàng, họ bảo rau rừng ! Mình mới lên mạng...mới hay giống rau này có nhiều trong rừng trên Gia Lai.
Mình xin trích đoạn trong bài "Rau rừng cá thác ở Gia lai" của Hiền Danh...
Chúng tôi trở lại thành phố Pleiku sau nhiều năm xa cách, vì vậy ai cũng muốn tìm lại một bữa ăn đậm chất rừng hoang sơ ở nơi này. Người bạn thổ địa phố núi nháy mắt: “Thì đi ăn rau rừng và cá thác cho thỏa cơn thèm”…
Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp gọn lỏn: “Rau rừng!”.
Chất rừng ở loại rau này không nằm ở sự ngon ngọt mà ở vị mát, dù ban đầu cứ tưởng nó chẳng có mùi vị gì. Rau rừng còn ngon ở độ giòn, giả như có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.

BẾN NƯỚC BUÔN LÀNG


Trong lòng thung rợp mát, từ những ống bương, ống nhựa cắm vào vách đá cây cối rậm rì, nước tuôn dào dạt. Mấy đứa trẻ tồng ngồng vừa tắm vừa nô đùa rộn rã, làn da nâu bóng lấp lánh sáng nước. Vài thiếu nữ mặc nguyên quần áo tắm, e ấp những đường cong. Trước kia người ta đựng nước vào quả bầu khô, này dùng bằng những can, chai nhựa...
Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư lên Tây Nguyên hàng ngàn năm nhưng trong sâu thẳm văn hóa của họ, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, nhiều buôn làng trù phú với hàng chục ngôi nhà dài trông như một hạm đội đang rẽ sóng. Làng được lập khi tìm thấy nguồn nước tốt. Người có công tìm ra nguồn nước được dân làng tôn làm chủ bến, có nghĩa vụ đặc biệt coi sóc bến nước và chủ trì lễ cúng hằng năm. Bến nước Ê Đê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Nước pha rượu cần phải là nước “tươi”, lấy trực tiếp từ bến, không đun nấu gì rượu mới ngon...( Trích " XÔN XAO BẾN NƯỚC ĐẠI NGÀN " của Nguyễn Phương Liên )

Đồng bào Ê đê quan niệm rằng được mùa hay mất mùa, buôn làng bình yên hay dịch bệnh… là do các vị thần ngự trị ở bến nước che chở. Do đó, việc gìn giữ bến nước trong sạch, bảo vệ được khu rừng, sông suối, dòng thác ở gần bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ngày xưa, đồng bào Ê đê thường chọn những khu đất bằng phẳng, cạnh sông suối, ao hồ để dựng nhà, lập làng. Sau khi lập làng thì đồng bào thường cử một người có uy tín đứng ra làm chủ bến nước (khoa pin ea). Xung quanh bến nước có những kiêng kỵ và luật tục riêng, nếu ai phạm phải một trong những kiêng kỵ đó sẽ bị cộng đồng khiển trách và xử phạt theo quy định của buôn làng. Bến nước gắn bó với từng cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ mới sinh ra được các bà, các mẹ mang đi tắm ở bến nước. Lớn lên, công việc thường ngày của các thiếu nữ vào sáng sớm là xếp các quả bầu vào gùi, xuống bến lấy nước, rồi sau đó mới về giã gạo nấu cơm, phục vụ bữa sáng cho gia đình. Mỗi khi chiều buông thì nơi vui nhất trong buôn làng chính là bến nước. Sau một ngày làm việc vất vả, đồng bào thường tập trung ở bến nước để tắm giặt, lấy nước, trao đổi chuyện mùa màng, làm ăn, kinh nghiệm sống. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, đồng bào đều ghé vào bến nước rửa chân rồi mới bước lên sàn nhà. Bến nước còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Ê đê, rồi nên vợ nên chồng. Do đó, bến nước đã đi vào lời ca, tiếng hát của đồng bào Ê đê một cách tự nhiên như những gì vốn có “Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm/ Đêm nằm anh càng thương càng nhớ…” hay “Ở bến nước của nhà ai/ Mà phía trên trong màu ngọc/ Mà phía dưới đục màu chì/ Như bến nước của Hơ Kung, Y Du…”. ( Trích " BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ" của Mỹ Hằng

Xứ Thượng..


MÙA SEN

Giữa lòng Phố núi nhộn nhịp, tôi vô tình nhìn thấy những đóa sen hồng, chúng không phải được đặt trong những đôi quang gánh, tung tẩy nhịp nhàng trên đôi vai của bà, của mẹ như vẫn thấy đâu đó ở các con đường phố cổ Hà Nội mà bung xòe trong từng chiếc gùi đeo trên lưng của những người phụ nữ dân tộc Bahnar rong ruổi khắp Phố núi…
Cách thành phố Pleiku khoảng 1 km, cánh đồng sen do người dân tộc Bahnar tại làng Ngó (phường Trà Bá, TP. Pleiku) trồng nằm lọt thỏm dưới thung lũng, bao quanh bởi cánh đồng lúa xanh mướt.....Ngay từ đầu mùa, người dân tại làng đã bắt đầu đi đào những củ sen về trồng xuống ruộng, sen sẽ tự bén bùn và lớn lên, người trồng chỉ việc ngày ngày đi nhổ cỏ, chờ tới ngày sen ra hoa......
Pleiku những ngày này thường có mưa bay, giữa sự tấp nập xô bồ của cảnh bán mua, của dòng người đi lại, những gùi hoa sen vẫn âm thầm, lặng lẽ đi lại trên đường, tạo nên những nét êm, nét trầm lặng cho Phố núi vào mưa…( Trích MÙA SEN TRÊN CAO NGUYÊN của Phương Linh )

Sen đầu mùa năm ấy đẹp đến ngỡ ngàng trong sự non tơ và quyến rũ. Nhưng, trong buổi sáng nay ở phố núi Pleiku, mùa sen không an nhiên nhặt nhạnh, tích cóp mùa vàng. Chiếc gùi trên lưng người đàn bà xứ núi mỏng tang và mấy đóa sen hồng cũng mỏng tang tơ trời nhưng thật lạ là bước chân của chị sao mà trĩu đến nhường kia?...
“Thế giới tâm linh hoa sen hầu như không có trong tâm thức của cổ dân Tây Nguyên”. Điều bạn nói có lẽ không sai! Bởi, lục tìm trong trí nhớ hơn hai mươi năm lặn lội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đặc biệt là Nam Tây Nguyên, tôi hầu như không tìm ra hình ảnh hoa sen nào trong cả một dòng chảy văn hóa cư dân bản địa xứ này.
......
Kể cũng lạ: Trong khi hoa sen là biểu tượng tâm linh của hầu hết các cư dân phương Đông thì lại “không là gì” trong văn hóa của các tộc người Tây Nguyên nằm ngay trong lòng xứ phương Đông ấy! Có lẽ bởi thế nên tôi càng dễ nhận ra bước nhọc nhằn trên gót chân mưu sinh của người đàn bà Êđê hay Bana gì đó vừa gùi gùi sen đi ngang qua quán cà phê trong ban trưa phố núi...( Trích " ĐÓA SEN TÌNH C
Ờ" của Khắc Dũng )








Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Huyền thoại Tây Nguyên

Thác Gia Long 
Người dân ở đây vẫn kể rằng xưa kia, sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, chúa Nguyễn Ánh đã có thời gian tìm đến đây ẩn náu và chiêu tập binh mã để khôi phục triều Nguyễn. Sau khi giành lại cơ đồ lên ngôi vua gọi là Gia Long, vị vua này đã từng quay lại nơi này thưởng ngoạn cảnh đẹp. Vì thế, người ta gọi thác này là thác Gia Long.
Nhưng thác Gia Long lại mang đậm dấu ấn của vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn. Theo các tài liệu, năm 1930 vua Bảo Đại đã cho tôn tạo, sửa sang khu vực thác Gia Long và cho xây dựng chiếc cầu treo bên thác để tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi, săn bắn mỗi khi tới đây. Tuy nhiên, công việc đã không thể hoàn thành… và nếu đến đây, bạn sẽ thấy những dấu tích còn lại minh chứng cho một thời đã qua của lịch sử. Đó là những trụ cầu bằng bêtông cốt thép nằm rải rác bên thác nước.Hiện tại đây cũng còn cả những bờ kè đá cao và dài hàng trăm mét chống xói lở cho bờ thác. Để xây dựng những công trình này, hàng nghìn dân phu đã phải lao động khổ sai trong một thời gian dài, dựng lán trại ăn ở ngay tại chỗ. Đầu thác, bên gốc một cây cổ thụ, có một vỉa đá lớn có lỗ lõm hình lòng cối, đường kính khoảng gần 50cm, sâu khoảng 40cm… Người ta bảo rằng những người phu đã đục lỗ đá này để dùng làm cối giã gạo.




Huyền thoại Tây Nguyên

Sử thi Đam San
Sử thi Đam San là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân tộc Ê Đê. Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San (tiếng Ê Đê là Klei khan Y Đam San). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê (bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đam San. Năm 1988, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đam San rất công phu của Nguyễn Hữu Thấu.
Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần. Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đam San đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn : “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”.
"Thời gian sẽ trôi đi, nhưng Trường ca Đam San vẫn còn đó, vẫn là dòng chảy hào hùng dũng mãnh qua bao thác ghềnh của những biến động lịch sử mà không hề phôi pha. Chàng Đam San anh hùng, tài giỏi; những nàng Hơ Nhí, Hơ Bhi 
đẹp cho gió rừng quên thổi, mây quên bay, chim ngẩn ngơ quên hót trong những cánh rừng; Nữ Thần mặt trời nóng bỏng và cuồng nhiệt đã từng thiêu cháy một anh hùng... vẫn còn đó huyền thoại và bi tráng một khúc tình ca đất đỏ bzan xanh..."(Trần Xuân Linh)
Hình ảnh: Huyền thoại Tây Nguyên 

Sử thi Đam San
Sử thi Đam San là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân tộc Ê Đê. Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San (tiếng Ê Đê là Klei khan Y Đam San). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê (bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đam San. Năm 1988, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đam San rất công phu của Nguyễn Hữu Thấu.
 Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần.  Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đam San đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn : “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”. 
"Thời gian sẽ trôi đi, nhưng Trường ca Đam San vẫn còn đó, vẫn là dòng chảy hào hùng dũng mãnh qua bao thác ghềnh của những biến động lịch sử mà không hề phôi pha. Chàng Đam San anh hùng, tài giỏi; những nàng Hơ Nhí, Hơ Bhi đẹp cho gió rừng quên thổi, mây quên bay, chim ngẩn ngơ quên hót trong những cánh rừng; Nữ Thần mặt trời nóng bỏng và cuồng nhiệt đã từng thiêu cháy một anh hùng... vẫn còn đó huyền thoại và bi tráng một khúc tình ca đất đỏ bzan xanh..."(Trần Xuân Linh)

Huyền thoại Tây Nguyên

Buôn cổ nhất của người Ê Đê
Nói về Tây Nguyên, những nhà nghiên cứu văn hóa đều biết đến buôn Buôr (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, Đắc Nông) là một buôn cổ của người Ê Đê. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiêu yếu tố văn hóa cổ xưa, tiêu biểu nhất là ngay giữa lòng buôn còn hiện hữu 8 ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Những ngôi nhà này văn còn giữ nguyên vẻ uy nghiêm của cái thuở ban đầu.
Ai đã từng tận mất thấy được những ngôi nhà dài ở buôn Buôr với hàng cột lớn uy nghiêm, và nhất là khi thấy được chiêng, ché, trống, ghế k’pan… những vật dụng của tổ tiên ông bà người Ê Đê để lại cho con cháu. Khi đó người xem sẽ hình dung được cuộc sống hoang sơ huyền bí đầy tâm linh khi con người hòa với các thần chiêng, thân ché… một cuộc sống rất đỗi thanh bình và sung túc của cư dân bản địa.(Trích đoạn" Những ngôi nhà "THIÊNG" trong lòng buôn làng cổ" của Xuân Thân.



Buôn Trấp quê tôi

Người dân Ê Đê Bih biết nghề dệt chiếu
Sau năm 1975, người Êđê Bih mới trở về buôn Trấp. Vùng đất này xưa kia rất nhiều bãi sình lầy (chính vì thế mà có tên buôn Trấp: từ “trấp” tiếng Êđê có nghĩa là sình lầy), đầm bãi hoang vu với đủ các loại lau lách, cỏ dại mọc ngút ngàn; trong đó cây cói sinh trưởng khá nhiều. Từ hồi đấy người dân trong buôn đã biết lấy cói về để dệt chiếu; theo đó nghề dệt chiếu ở đây đã có đến hơn 100 năm.( Trích Thăng Trầm Nghề Dệt Chiếu Buôn Trấp của Hoàng Minh Sơn).
Hình ảnh: Buôn Trấp quê tôi...

Người dân Ê Đê Bih biết nghề dệt chiếu
Sau năm 1975, người Êđê Bih mới trở về buôn Trấp. Vùng đất này xưa kia rất nhiều bãi sình lầy (chính vì thế mà có tên buôn Trấp: từ “trấp” tiếng Êđê có nghĩa là sình lầy), đầm bãi hoang vu với đủ các loại lau lách, cỏ dại mọc ngút ngàn; trong đó cây cói sinh trưởng khá nhiều. Từ hồi đấy người dân trong buôn đã biết lấy cói về để dệt chiếu; theo đó nghề dệt chiếu ở đây đã có đến hơn 100 năm.( Trích Thăng Trầm Nghề Dệt Chiếu Buôn Trấp của Hoàng Minh Sơn).

Chim Bìm Bịp
Khi chiều xuống trên cánh đồng Buôn Trấp, chim bìm bịp bắt đầu kêu nhau. Tiếng "Bìm ! bịp ! ịp! ịp!..." không ngớt phát ra từ trong những bụi lau sậy um tùm mọc dọc theo bờ sông Krông Ana. Chúng cũng thường xuất hiện ở các rẫy cà phê, vẫn kêu những tiếng kêu nghèn nghẹn u buồn đó. Làm cho người ở lại một mình trong chòi chiều thêm cảm giác cô đơn lay lắt...
Trích đoạn trong Thương Lắm Bìm Bịp Ơi của Đỗ Xuân Thu : "Có điều lạ là chim thì hót nhưng với chim bìm bịp người ta chỉ nói “bìm bịp kêu”. Tiếng kêu của nó buồn lắm. Chẳng biết có đúng nó mang bầu tâm sự nào không mà đôi mắt bìm bịp lúc nào cũng buồn rười rượi, đỏ hoe như người vừa mới khóc. Bộ lông nâu của nó như bộ áo nâu sồng của cô gái đi tu. Chuyện xưa kể rằng, con bìm bịp vốn dĩ là một cô gái xinh đẹp, dịu hiền nhưng chỉ vì một phút vô tình đã bỏ mất trái tim của chằn tinh con, không dâng lên đến Phật như lời đã hứa. Cho nên, nó phải rong ruổi khắp nơi hết bụi nọ đến lùm kia, sống chui lủi để tìm lại trái tim đã mất và đeo mang tiếng kêu “bìm bịp”, tức là “tội nghiệp” đến suốt đời.



Cỏ tranh
Ngày lập gia đình trong Buôn Trấp, chúng tôi đã từng đi cắt tranh, phơi tranh, giũ tranh và đánh tranh. Rồi có một mái nhà tranh xinh xinh như bao mái nhà tranh thuở kinh tế mới ấy.
"Cuộc sống dưới mái nhà tranh chất chứa bao ân tình như câu hát hò khoan: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Không biết có bao người từng ngả lưng trên chiếc chõng tre tìm giấc ngủ trưa, bâng quơ nhìn lên mái tranh, hay buông tai mà nghe những con mọt tre cót két tinh nghịch cười cùng giọt nắng lọt qua chỗ thủng mái tranh? Bao người đã qua những đêm đông, mưa dầm bẹp mái tranh, nước chảy tóc tách đầu chái nhà mình như có ai đó khóc sụt sùi?" ( Trích Vướng Víu Cỏ Tranh của Triệu Văn Tùng)

Hình ảnh: Xứ Thượng...
Cỏ tranh
Ngày lập gia đình trong Buôn Trấp, chúng tôi đã từng đi cắt tranh, phơi tranh, giũ tranh và đánh tranh. Rồi có một mái nhà tranh xinh xinh như bao mái nhà tranh thuở kinh tế mới ấy.
"Cuộc sống dưới mái nhà tranh chất chứa bao ân tình như câu hát hò khoan: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Không biết có bao người từng ngả lưng trên chiếc chõng tre tìm giấc ngủ trưa, bâng quơ nhìn lên mái tranh, hay buông tai mà nghe những con mọt tre cót két tinh nghịch cười cùng giọt nắng lọt qua chỗ thủng mái tranh? Bao người đã qua những đêm đông, mưa dầm bẹp mái tranh, nước chảy tóc tách đầu chái nhà mình như có ai đó khóc sụt sùi?" ( Trích Vướng Víu Cỏ Tranh của Triệu Văn Tùng)