Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

BẢN ĐÔN CHỢ XƯA MIỀN THƯỢNG *Nguyễn Hàng Tình

Bản Đôn (DakLak) là vùng đất giao thương đầu tiên, lâu đời và duy nhất trên miền Thượng ở Đông Dương, trước khi người Pháp có mặt và đặt cơ sở hành chính vào cuối thế kỷ XIX.
BẢN ĐÔN CHỢ XƯA MIỀN THƯỢNG
*Nguyễn Hàng Tình
Vùng đất này trở thành nơi giao thương bởi thời đó đây là địa bàn tập trung việc giao lưu, bán buôn nông-lâm-thổ sản, muối, cá… đặc biệt, đây là nơi mua bán voi duy nhất trên lãnh thổ, với sự tụ hội săn bắt, thuần dưỡng và cộng sinh thuận hòa của người M'nông, Lào, Xiêm (Thái Lan ngày nay), Ê Đê, Jrai, Khơ-me, Chăm…
***
Điền dã thực tế và điều nghiên tư liệu cho thấy, thời đó các sắc dân bộ tộc bán khai ở đây thường giao thương bằng voi và thuyền. Mà đoạn hạ lưu của con sông Sêrêpôk này là vùng sông nước rộng, thuận tiện cho đường thủy và hoạt động rất sôi động. Sông Sêrêpôk là con sông lớn chảy từ nóc nhà Đông Dương (Tây Nguyên), nhưng nó đổ nước ra con sông lớn hơn là Mê Kông ở phía bên kia, địa phận nước Lào, nghĩa là chảy ngược về phía Tây.
Chính vì vậy mà cộng đồng ở đây hình thành nên một đặc trưng riêng, không lẫn vào đâu khác ở Đông Dương chứ đừng nói trên lãnh thổ Việt Nam (ngày nay). Đặc trưng đó thể hiện qua kiến trúc và đọng lại ở kiến trúc cho đến ngày nay. Thứ kiến trúc mang cái tình của sơn nguyên, thảo mộc lồng trong cái tâm hồn, văn hóa bên trong của người Lào, người MNông, người Jrai, người Ê Đê. Giao thoa đến mức người Ê Đê-cộng đồng bản địa đông nhất ở cao nguyên Đak Lak-khi đến đây không còn thấy rõ tinh thần Ê Đê của mình nữa. Nhà vẫn nhà sàn, nhà dài nhưng chiều cao hình khối, hình thái kiến trúc, mái, cửa chính, cửa phụ, đến chiếc cầu thang lên xuống cũng khác ở các làng, bon, buôn Ê Đê, Jrai, Mnông khác. Ngay các hình tượng, hoa văn điểm xuyến trên kiến trúc cũng thể hiện riêng biệt, kết tụ hồn của cả Lào, MNông, Ê Đê. Điều thú vị là bản sắc này hình thành tự nhiên, qua sự chung sống, tương tác của cư dân suốt mấy trăm năm nay chứ không phải từ một chủ trương, định hướng nào cả. Nó là một thứ kiến trúc trao đổi chất, dân gian, truyền thống, mà ta có thể gọi là “Kiến trúc Bản Đôn”. Theo tiếng Lào, “Bản Đôn” (Buôn Đôn) nghĩa là Làng Cù Lao, mà như đã nói nơi đây là hạ lưu sông Sêrêpôk nên dòng sông rộng ra, chảy qua vùng rừng đa dạng sinh cảnh và đã tách thành nhiều nhánh nhỏ cùng chảy, hình thành nên nhiều cù lao nổi giữa dòng sông.
Đặc sắc hơn, khi vùng này chính là trung tâm săn bắt và thuần dưỡng voi rừng lớn nhất Đông Nam Á. Rừng ở vùng này là hệ rừng khộp trên đất cát pha-không gian sinh tồn thích hợp nhất của loài voi. Và kiểu rừng này rất mênh mông, trải dài từ đây qua khu vực Đông Nam của Lào lẫn Tây Bắc Campuchia. Đến mức không chỉ kiến trúc, mà cuộc sống ở đây mọi thứ đều có hơi thở của voi, bóng dáng của voi. Voi thành biểu tượng, vật thiêng của vùng Bản Đôn. Khi Đak Lak và Tây Nguyên chưa xuất hiện dân nhập cư nhiều, xứ sở chưa bị xáo trộn, rừng còn nhiều, không gian sống của loài voi còn bao la, thì nhà nào cũng có voi. Cư dân bản địa coi voi như bạn, thành viên của gia đình và là một thứ tài sản. Gia đình nào cũng có người biết săn voi, cả xứ sở là một trung tâm săn bắt, thuần dưỡng voi. Và cái “chợ” voi lớn nhất Đông Dương từng hình thành ở đây. Các nhà thuộc địa Pháp từng ngạc nhiên trước điều này và viết, chụp ảnh để lại nhiều trong các công trình điền dã, khảo cứu về Tây Nguyên.
Cũng trong quá khứ, vua quan các nước lân cận còn qua tận đây mua voi. Chính voi đã là “sứ giả”, cầu nối cho các mối bang giao giữa các xứ rừng núi trải dài từ trung lưu sông Sêrêpôk đến Thái Lan, Miến Điện (Myanmar ngày nay). Và người săn voi giỏi như huyền thoại, lừng danh xứ sở là Y Thu Knul từng tặng cho Vua Xiêm một con voi trắng-giống voi quý hiếm nhất. Hào danh “Khunjunốp” (tiếng Thái là “Vua săn voi”) của Y Thu Knul vẫn sừng sững cho đến giờ là do Vua Xiêm phong tặng trong quá khứ mù xa đó. Còn Lào trở thành xứ “Vạn tượng” (ngàn voi) cũng có sự tiếp sức quan trọng từ vùng săn voi này, nơi cung cấp nguồn voi đáng kể. Nếu có một thứ “di sản” liên quan đến voi, thể hiện đầy đủ nhất về “Văn hóa voi” thì trên lãnh thổ Việt Nam, thậm chí Đông Nam Á chỉ có thể tìm thấy ở đây. Chỉ có điều Việt Nam ngày nay đã không biết khuếch trương giá trị đó.
Giờ đây, dù rừng đã biến mất nhiều, hoạt động săn bắt voi bị cấm, nhưng Bản Đôn vẫn cứ là nơi còn nhiều voi rừng và voi nhà nhất, tuy không dày đặc và sục sôi như xưa.
***
Nên nhớ, trên cao nguyên Đak Lak, nơi được chọn để đặt trung tâm hành chính đầu tiên không phải là Ban Mê Thuột mà là Ban Đôn (năm 1899). Dĩ nhiên quyết định của Paul Doumer-Toàn quyền Đông Dương-rất hợp lý ở thời điểm đó, bởi chẳng đâu khác ngoài Ban Đôn có sự tụ hội con người sẵn và sôi động như thế giữa một thế giới rừng núi nhiệt đới. Vì tính đậm đặc và nội lực hẳn rất thâm hậu của các bon, bản, buôn, plei (làng)… ở quanh các cánh rừng, ven con sông Sêrêpôk mà hiện nó vẫn còn đậm hình ảnh xưa, thứ không gian sống của người sơn cước miền rừng khộp nhiệt đới và sông suối ban sơ. Bản, buôn, bon, plei trật tự theo các con đường làng; nhà cửa chan hòa dưới bóng cây dầu, me, cà chít, căm xe thuộc hệ rừng khộp, và dưới cái nóng chói chang tàn khốc của thời tiết “miền hạ Lào”. Nhà với nhà cách lưa thưa, để kiến trúc được thở, các “tổ người” được độc lập, được thở, nhưng không ngăn cách, vì hiếm thấy bóng hàng rào. Khoảng cách giữa mặt đất và sàn nhà cũng khá rộng cho thoáng mát, và công năng của nó là có thể trở thành nơi để máy cày, xe công nông, mở quán cà phê, và… treo võng ngủ. Với cư dân tâm trí còn hướng về thiên nhiên để sống, thì từ lời ăn tiếng nói, sinh hoạt, lề lối, ứng xử của họ bao giờ chả bám vào thảo mộc, “tính rừng”, sự đơn giản, an lành và êm ái chứ. Bản sắc đặc quánh “Bản Đôn” đó còn hiển hiện không chỉ qua kiến trúc, mà ngay lề thói, phong tục, văn hóa gốc của sắc tộc MNông, Lào, Ê Đê, Jrai của ngày xa xưa kia vẫn cơ bản còn “sống”. Ngay người Lào, khi nhập cư vào đây đã đặt tên, mang họ theo kiểu người Ê Đê, MNông hết. Và cấu trúc xã hội cũng nghiên về phía mẫu hệ, các lễ hội dân gian xưa, việc sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ chính cho đời sống sinh hoạt, và kể cả cái chết-vẫn làm nhà mồ và điêu khắc tượng gỗ tặng người chết để người chết an vui ở cõi khác. Họ hấp thụ qua lại văn hóa của nhau. Và thú vị hơn, kiểu kiến trúc xứ voi Bản Đôn còn ảnh hưởng đến các làng, bon, buôn, plei ở xa, với nhiều làng cố làm nhà ở cho giống người ở Bản Đôn.
Sự nguyên vẹn còn tương đối của nó cho ta sự ý vị về một kiểu không gian sống mà chúng ta đã từng trải qua (và sau đó miệt mài trong xã hội đô thị, với phân lô, cao tầng, bê tông, tường rào, và chợ búa đồng bằng-không thuộc rừng), hoặc không thể có được.
***
Người bản địa Tây Nguyên chỉ có văn hóa nhẹ nhàng hướng vào thiên nhiên, với ý thức thời gian, vũ trụ, những kỳ nghỉ ngơi, lễ hội theo mùa màng, tiết trời, cỏ cây trên chính xứ sở họ, từ chính mình. Nghĩa là trong họ không có “12 con giáp”, và voi chả phải nằm trong cái gọi là “Thập nhị chi” (12 con giáp) kia. Nhưng con voi với tư cách là động vật quan trọng nhất của miền nhiệt đới, loài to lớn thông minh và tử tế nhất (chỉ ăn thực vật và không bắt nạt loài nào) trên mặt đất thì nó đã bao trùm lên mọi loài, mà xứ Bản Đôn đã chứa trọn vẹn tinh thần của nó rồi.
Nguyễn Hàng Tình
* Trích trên nguồn http://www.baogialai.com.vn/
Bình luận
  • Yngec Buonya Người lào và người cambốt là người giao thương với người Eđê đầu tiên trên mảnh đất này. Cái cồng chiêng có giá trị cao nhất,quí nhất của người Êđê đó là "chiêng lào" thứ hai là chiêng "kđơ" hay gọi là "ching kur" ngoài ra còn cái ché, cái nồi đồng v.v...

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP BAN MÊ THUỘT

Năm 1968, trường Trung Học Ban Mê Thuột được áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp, đổi tên thành...
TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP BAN MÊ THUỘT
*Trần Dung
...
Sau bao cố gắng xây dựng cho trường ốc càng ngày càng khang trang hơn, Thầy Phạm Văn Đồng rời nhiệm sở về Sài Gòn năm 1962 và trao trách nhiệm lại cho Thầy Nguyễn Khoa Phước. Kế nhiệm Thầy Nguyễn Khoa Phước là Thầy Nguyễn Khoa Tuấn. Thầy Nguyễn Khoa Tuấn là người giữ cương vị Hiệu trưởng ở trường Trung Học Ban Mê Thuột lâu nhất (1964-1969) và có lẽ cũng khổ công không kém các vị Hiệu trưởng tiền nhiệm vì trong giai đoạn này, Trung Học Ban Mê Thuột đã tiến từ một trường Trung học bình thường tới việc kiện toàn mọi khía cạnh, chỉnh trang cơ sở vật chất để trở thành một trong 10 trường Trung học Tổng hợp trong toàn miền Nam.
Năm 1968, trường được áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp và được đổi tên thành Trường Trung học Tổng hợp Ban Mê Thuột. Chương trình giáo dục tổng hợp là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewy và được James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ. Chương trình này chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v... nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù có thể đem ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Chương trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường ở những nơi khác, kể cả trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột.
Năm 1969, Thầy Nguyễn Phước Quang về nhậm chức Hiệu trưởng. Cuối năm 1971, Thầy Quang lại chuyển nhiệm sở và Thầy Lê Văn Tùng lên thay thế.
Nối tiếp các vị tiền nhiệm, Thầy Lê Văn Tùng (1971-1975) tiếp tục cải thiện mọi điều kiện, hoàn thiện thêm các cơ sở sãn có, để trường trở thành một ngôi trường rộng lớn đầy đủ tiện nghi với thư viện, phòng thí nghiệm, sân thể thao, phòng sinh hoạt văn nghệ cùng nhiều lớp huấn nghệ như Canh nông, Kế toán, Đánh máy, Kỹ nghệ họa, Mỹ thuật họa… Việc đáng nhớ nhất là năm 1974 trường đã phát hành tập Kỷ Yếu đầu tiên. Tập kỷ yếu này đã trở thành một kỷ niệm thật quý báu mà các cựu học sinh của trường lúc bấy giờ vẫn còn nâng niu cất giữ cho đến ngày hôm nay.
Trần Dung
(Phỏng trích theo bài "Vài nét về Trường Trung Học Ban Mê Thuột" của cuốn Đặc San và Kỷ Yếu 55 Năm do NK 68-75 thực hiện)
QUÝ VỊ GIÁO SƯ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC THBMT (cho đến 3/1975)
Cố Giáo Sư Nguyễn Đình An (Giáo sư Vạn Vật, ra trường cùng khóa với Thầy Hiệu trưởng Lê Văn Tùng, dạy ở Phan Thiết, sau theo vợ là Cô Phạm Thị Ngọc Thanh đổi về Ban Mê Thuột. Kế đó đổi về dạy ở trường Sư Phạm Cao Nguyên. Qua đời tháng 3/2017 (lvt)
Thầy Thái Bình An (Giáo sư Địa Lý, sau đổi qua trường Sư Phạm Cao Nguyên, rồi làm phụ tá cho Thầy Đỗ Minh Giảng và cuối cùng đắc cử Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Darlak. Hiện đang ở Nam California) (lvt)
Thầy Lê Quí Ánh (Cố Giáo sư, nguyên là CHS của trường, lớp đàn anh của Thầy Bùi Thế Vĩnh)
Thầy Nguyễn Đình Anh (Giáo sư Việt Văn, rời trường năm 1971) (nqp)
Thầy Nguyễn Văn Bách (Giám thị)
Thầy Tôn Thất Viễn Bào (Giáo sư Anh Văn 1961-1964, sau đổi về trường Quốc Học. Làm Xử lý Thường vụ Hiệu trưởng vài tháng trước khi Thầy Nguyễn Khoa Tuấn về trường) (lvt)
Thầy Hoàng Văn Bát
Cô Nguyễn Thị Bê (Giáo sư Việt Văn, CHS 1961-1968) (lvt)
Thầy Cao Bính (Giáo sư Sử Địa)
Cô Nguyễn Dziễm Bình (Giáo sư Vạn Vật. Hiện đang ở California, USA)
Pierre Marie Briuh (Giáo sư Pháp Văn, người Thượng, dạy 1 năm rồi đổi về Bộ Sắc Tộc làm Đổng Lý. Hiện ở North Carolina, USA) (bdc)
Cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Các (Giáo sư Pháp Văn 1963-1967, sau đổi về Sài Gòn. Qua đời ngày 18/12/2017 tại Houston, Texas) (pnc)
Thầy Michael Call (Hiện ở Ottawa, Canada) (bdc)
Cô Hồng Thị Ngọc Cầm (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Montréal, Canada)
Thầy Trần Xuân Cảnh (Giám thị)
Cô Lê Thị Chanh (Giáo sư. CHS 1959-1966. Hiện đang ở Washington State, USA)
Thầy Bùi Dương Chi (Giáo sư Anh Văn 1963-1974. Hiện ở Washington DC, USA) (bdc)
Cô Bùi Thị Minh Châu
Thầy Ngô Thanh Châu (Giáo sư Sử Địa)
Cô Nguyễn Thị Trân Châu (Giáo sự đệ nhị cấp Sử Địa. Chị ruột của Cô Quỳnh Cư. Vợ của Thầy Lương Thanh Hoàng. Thầy Hoàng đã mất ở Na Uy. Hiện ở New York) (lvt)
Thầy Nguyễn Đình Chung (Giáo sư Toán. Thầy Chung dạy ở BMT hai năm rồi đổi về Sài gòn dạy ở trường Trưng Vương. Hiện ở Việt Nam)(cpk)
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Cư (Giáo sư Lý Hóa)
Thầy Bảo Cự (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Đà Lạt, Việt Nam)
Cô Phạm Thị Phương Cúc (Giáo sư Vạn Vật - phu nhân của Giáo sư Hiệu Trưởng Nguyễn Khoa Tuấn)
Thầy Vũ Văn Dần (Giáo sư Âm Nhạc, đặt hiệu đoàn ca của trường) (pnc)
Cô Bùi Thị Dậu
Thầy Võ Viết Di (Giáo sư Anh Văn. Hiện đang ở Sài Gòn)
Cô Diana D. Bùi (Giáo sư Anh Văn, 1969-1971. Hiện ở Washington DC, USA) (bdc)
Thầy Nguyễn Diêu (Cố Giáo sư Sử Địa. ĐHSP Huế Khóa 1974. Liên lạc với vợ Thầy: Cô Phan Thị Kim Thanh, 100 Hùng Vương, BMT. ĐT: 0500 3851329) (đnth)
Cô Hoàng Thị Lệ Dung (Giám thị)
Thầy Nguyễn Đình Dũng (Giáo sư Toán và Lý Hóa, Phụ tá Giám học 1970-1971. Hiện ở California, USA)
Thầy Nguyễn Hữu Dung (Giáo sư Lý Hóa. Khóa ĐHSP Huế 1974) (đnth)
Thầy Nguyễn Kim Dũng (Giáo sư Việt Văn tức nhà văn Thế Uyên, rời trường trước năm 1962)
Cô Nguyễn Thị Dung (Cố Giáo sư)
Cô Trần Thị Tâm Đan (Giáo sư đệ nhất cấp Pháp Văn) (lvt)
Thầy Trần Đình Đàm, dạy Lý Hóa, cùng thời với Thầy Mai Xuân Kính vậy Thầy Lê Vân Túng. Sau Thầy Đàm đổi về Phan Chu Trinh Đà Nẵng.(pvk)
Thầy Chế Minh Điền (Giáo sư Anh Văn 1962-1964. Hiện ở Seattle, Washington) (lvt)
Thầy Dương Quang Định (Cố Giáo sư Toán và Lý Hóa) (pnc)
Cô Trần Thị Kim Đính (Giáo sư Vạn Vật. Vợ Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Phước. Hiện ở Washington DC) (lvt)
Thầy Nguyễn Đăng Đĩnh (Cao học Anh Văn, CHS 1959-1966, cùng lớp với Cô Lâm Thị Thu Thủy, Cô Lê Thị Chanh, Cô Phượng. Cùng người yêu là CHS Nguyễn Thị Lan tự tử vài tháng sau khi Ban Mê Thuột bị thất thủ năm 1975) (lvt)
Thầy Phạm Ngọc Đĩnh (Giáo sư Pháp Văn, rời trường năm 1963)
Thầy Trần Sỹ Đính (Giáo sư Vạn Vật) (lvt)
Thầy Vũ Đăng Độ (Giáo sư Anh Văn, CHS 59-66, cùng lớp với Lâm Thu Thủy, Nguyên Đăng Đỉnh, Lê Thị Chanh và Hồng Phượng. 1961-1968. Hiện cư ngụ tại Ban Mê Thuột. Địa chỉ liên lạc: 161-163 Điện Biên Phủ, TP Buôn Ma Thuột. Cửa hàng Phúc Huy. Điện thoại: 05003815781. Di động: 0934982428 -Thanh, 0913436319/0989111319,Vũ Đăng Nguyên) (lvt)
Thầy Phạm Văn Đồng (Giáo sư Hiệu trưởng Trung Học Ban Mê Thuột 1958-1962)
Thầy Huỳnh Gia Đức (Cố Tổng Giám Thị, rời trường trước 1962)
Thầy Đặng Đương (Cố Giáo sư Sử Địa)
Thầy Lương Em (Giáo sư Toán. Hiện ở Houston, Texas) (lvt)
Thầy Đỗ Minh Giảng (Giáo sư Pháp Văn, Tổng giám thị 1966-1967)
Thầy Nguyễn Giõng (Giáo sư Việt Văn và Triết. Hiện ở Adelaide, Australia)
Thầy Nguyễn Bắc Hà (Giáo sư Anh Văn)
Thầy Đặng Ngọc Thanh Hải (Giáo sư Anh Văn. Khóa ĐHSP Huế 1974) (đnth)
Thầy Hoàng Đình Hàn (Giáo sư Toán & Lý Hóa. CHS khóa 1960-1967) (lvt)
Thầy Lương Duyên Hãn (Giáo sư Lý Hóa, rời trường năm 1963)
Thầy Nguyên Hạnh (Tu sĩ Phật Giáo chùa Khải Đoan, hiện trụ trì một chùa ở Houston, Texas) (lvt)
Cô Võ Thị Hảo (Giáo sư Sử Địa, rời trường năm 1972. Hiện ở Tuy Hòa, Việt Nam)
Thầy Phạm Văn Hay (Cố Giáo sư Công dân)
Thầy Trần Đắc Hiền (Cố Giáo sư Việt Văn, Phụ tá Giám học 1973-1974)
Thầy Trần Đại Hiền (Giáo sư Anh Văn. Hiện ở Nam California, USA)
Thầy Lý Quân Hiếu (Giáo sư Sử Địa)
Thầy Hiưpp (Cố Giáo sư Pháp Văn. Chi tiết từ Thầy Võ Ngọc Lô: Thầy Hiưpp là người Banahr nên tên Thầy không có chữ Y ở trước như người Rhadé, tên chỉ gọi một từ là Hiưpp. Chi tiết từ Thầy Bùi Dương Chi: Tên Thầy là Hiupp. Liên lạc: Con gái Thầy: H'Lan Eban – 0914248588) (vnl, bdc)
Cô Lê Ngọc Hòa (Giáo sư Việt Văn)
Cô Nguyễn Ngọc Hòa (Giáo sư Toán)
Thầy Lương Thanh Hoàng (Cố Giáo sư Sử Địa. Khóa ĐHSP Huế 1974)
Thầy Ngô Xuân Hoàng (Giáo sư Toán và Lý Hóa, kiêm Hiệu trưởng trường quận Buôn Hô, sau đổi về trường Văn hóa Quân đội Lam Sơn. Hiện ở Australia) (lvt)
Thầy Nguyễn Hoàng (Cố Giáo sư Kế Toán và Đánh Máy, Phu quân của Cô Nguyễn Thị Đào Nguyên)
Cô Nguyễn Thị Hồng (Giáo sư Việt Văn)
Thầy Phạm Hy Hồng (Tổng giám thị 1958-1962)
Thầy Nguyễn Quốc Hùng (Giáo sư Công Dân. Cử nhân Luật. Người có công làm Kỷ yếu của trường) (lvt)
Cô Phạm Thị Minh Hưng (Giáo sư Vạn Vật. Hiện ở Sài Gòn, Việt Nam)
Thầy Nguyễn Văn Hường (Giáo sư Toán. Rời trường năm 1963. Bị động viên. Hiện ở Houston, Texas) (lvt)
Cô Võ Thị Như Hường (Giáo sư Công Dân. Cử nhân Luật. CHS 1959-1966, cùng lớp với Cô Lâm Thị Thu Thủy, Cô Trương thị Kim Trâm - vợ Thầy Lô) (lvt)
Thầy Hồ Đức Huy (Giáo sư Sinh Vật. Khóa ĐHSP Huế 1974) (đnth)
Thầy Nguyễn Thế Huy (Giáo sư Việt Văn 1971-1974. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa năm 1971. Giáo sư chủ nhiệm lớp 9/8 năm 1972-1973. Hiệu trưởng trường Trung Học Tỉnh Hạt Buôn Hô kiêm Trưởng Chi Giáo Dục và Thanh Niên, 1973-1975. Hiện đang ở Buffalo, New York) (fb)
Thầy Nguyễn Văn Khang (Cố Giáo sư Việt Văn, CHS 1961-1968. Liên lạc: Cô Sơn, vợ Thầy Khang) (lvt)
Thầy Chung Phước Khánh (21/7/1940-24/3/2017. Hưởng thọ 78 tuổi. Cố Giáo sư Việt Văn, dạy ở Trường THBMT từ năm 1967-1970, sau đó đổi nhiệm sở về trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Có thể xem thêm hình ảnh của Thầy ở link http://www.forevermissed.com/khanh-phuoc-chung/#about)
Thầy Hứa Hữu Khánh (Giáo sư Toán 1973-1976. Hiện đang ở Sài Gòn, Việt Nam) (ptmh)
Thầy Lê Văn Khánh (Giáo sư Pháp Văn, rời trường trước năm 1962). Mất ngày 26 tháng 7 năm 2019 tại Santa Ana, CA. Hưởng thọ 86 tuổi.
Thầy Nguyễn Xuân Khánh (Giáo sư Anh Văn, 1964-1966, sau đổi về Bộ Giáo Dục, Sài Gòn)
Thầy Phạm Đỗ Khiêm (Giáo sư, rời trường trước năm 1962. Hiện đang ở Nam California)
Cô Nguyễn Thị Suối Kiết (Giáo sư Anh Văn. Hiện ở Canada)
Thầy Mai Xuân Kính (Giáo sư Lý Hóa, 1962-1966, sau đổi về trường nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, Sài Gòn)
Thầy Y Het Kpơr (Giám thị)
Thầy Lê Viết Lâm (Giáo sư Công Dân. Hiện đang ở Sydney, Australia)
Thầy Nguyễn Ngọc Lâm (Phó Tổng giám thị)
Thầy Nguyễn Lan (Giáo sư Sử Địa) (pnc)
Cô Huyền Tôn Nữ Thị Ngọc Lan (Giáo sư Lý Hóa)
Cô Lê Thị Như Lang
Thầy Nguyễn Văn Lễ (Giáo sư Pháp Văn 1963-1967, sau đổi về Sài Gòn)
Thầy Nguyễn Đình Liễn (Giáo sư Tổng giám thị 1969-1975. Hiện đang ở Virginia, USA)
Cô Nguyễn Thị Liên (rời trường trước năm 1962)
Thầy Võ Ngọc Lô (Giáo sư Lý Hóa. Hiện ở Minnesota, USA)
Cô Phạm Thị Kim Loan (Giáo sư Toán, CHS 1961-1968) (lvt)
Thầy Đồng Văn Long (Giáo sư Việt Văn, đổi về Mỹ Tho năm 1964)
Thầy Trần Như Mật (Giáo sư Toán. Khóa ĐHSP Huế 1974) (đnth)
Thầy James Pruess (Giáo sư Anh Văn. Hiện ở Bangkok, Thái Lan) (bdc)
Cô Phạm Thị Mười (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Sài Gòn, Việt Nam)
Cô Nguyễn Thị Mỹ (Giáo sư Anh Văn. Hiện ở Calgary, Canada) (lvt)
Thầy Huỳnh Nam (Cố Giáo sư Lý Hóa 1964-. Tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Huế năm 1964)
Thầy Nguyễn Hoàng Nga (Giáo sư Pháp Văn .Hiện nay, Thầy đang ở BMT . Gần cổng chính chùa Khải đoan . Đường Quang Trung BMT.) (nht)
Cô Phù Thị Nga
Cô Phạm Thị Nguyệt Nga (Giáo sư Sử Địa. Hiện ở San Jose, California, USA)
Thầy Đinh Ngân (Giáo sư Kế Toán)
Thầy Tô Phùng Nghiệp (Cố Giáo sư Toán, Lý Hóa và Nhạc) (pnc)
Thầy Nguyễn Văn Ngoạn (Cố Giáo Sư Pháp Văn)
Thầy Phan Ngọc (Cố Ciáo sư Toán-Lý Hóa, 1963-1964, sau đổi về trường Trần Quí Cáp, Hội An, hoán chuyển với Thầy Nguyễn Đình Dũng. Sau 75, Thầy định cư Washington DC, USA. Thầy sáng tác thơ dưới bút hiệu Mây Ngàn. Từ trần ngày 1 tháng 4 năm 2016)
Thầy Nguyễn Văn Ngự (Cố Giáo sư Việt Văn, Phụ tá Giám Học 1969-1970)
Cô Nguyễn Thị Đào Nguyên (Giáo sư Nữ Công Gia Chánh. Hiện ở Ban Mê Thuột)
Thầy Nguyễn Văn Nhạc (Cố Giáo Sư Lý Hóa)
Thầy Lê Thanh Nhàn (Giáo sư Công Dân, Toán, kiêm Hiệu trưởng trường Ban Công, sau đổi thành trường Tỉnh Hạt. Hiện ở Dallas, Texas, USA)
Thầy Đỗ Duy Nội (Giáo sư Pháp Văn, 1964-1969. Hiện ở Pháp) (pnc)
Cô Đặng Thị Phấn
Cô Nguyễn Thị Phấn (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Louisiana, USA)
Thầy Phạm Thanh Phong (Giáo sư Toán)
Cô Nguyễn Thị Phú (Giáo sư Công Dân, rời trường năm 1964)
Thầy Nguyễn Văn Phúc (Giáo sư Toán kiêm Hiệu trưởng trường Quận Ban Mê Thuột. Hiện ở Seattle, Washington, USA)
Thầy Lê Phùng
Thầy Nguyễn Đình Phước (Giáo sư Toán. ĐHSP Huế Khóa 1973. Ra trường đi Pháp tu nghiệp một năm, đến năm 1974 mới chính thức dạy. Sau 1975 về Nha Trang)
Thầy Trần Đình Phước (Giáo sư Vạn Vật, em cô Nguyễn Thị Tiên. Hiện ở Boston, USA)
Thầy Nguyễn Khoa Phước (Giáo sư Hiệu trưởng trường Trung Học Ban Mê Thuột từ 11/1962-12/1963. Thầy Phước đổi ra Quảng Ngãi làm Hiệu trưởng trường Trần Quốc Tuấn. Năm 1973 làm Chánh sở Giáo Dục Vùng 2. Sau đó đắc cử Thượng nghị sĩ, đã học tập khá lâu. Hiện ở Washington DC) (lvt)
Thầy Phạm Văn Phước (Giáo sư Vạn Vật. Rời trường năm 1974 để về trường Nguyễn Huệ, Tuy Hòa. Hiện ở Na Uy) (lvt)
Cô Nguyễn Thị Hồng Phượng (Giáo sư Anh Văn, CHS 1959-1966)
Cô Tôn Nữ Diệm Phương (Giáo sư Anh Văn)
Thầy Nguyễn Phước Quang (Giáo sư Hiệu trưởng Trung Học THBMT 1969-1971. Hiện ở Vancouver, Canada. Thầy Quang là học trò cũ của Thầy Nguyễn Khoa Phước năm đệ tam và đệ tứ) (lvt)
Thầy Nguyễn Huy Quang (Cố Giáo sư Hội Họa. Địa chỉ liên lạc: anh Lộ, con trai của Thầy. 248/1AB Xô Viết Nghệ Tỉnh, Buôn Ma Thuột. Điện thoại: 05003. 840784)
Thầy Đặng Kim Quy (Hiện đang ở San Jose, California, USA. Rời trường trước năm 1962)
Cô Nguyễn Thị Quýt
Thầy Đỗ Đức Riệu (Giáo sư Hiệu trưởng Trung Học Y Jut, 1955-1957)
Thầy Phú Thành Sang (Giáo sư Pháp Văn. Quê quán Vũng Tàu. Sinh năm: 1940. Qua đời ngày 6-2-2018 tại Sài Gòn)
Thầy Đào Văn Sơn (Giáo sư Anh Văn, rời trước trước năm 1962)
Thầy Ngô Thanh Sơn (Giáo sư Anh Văn, rời trường trước năm 1962)
Thầy Thân Trọng Sơn (Giáo sư Pháp Văn. Hiện đang ở Đà Lạt, Việt Nam)
Thầy Võ Thanh Sum (Giáo sư Sử Địa)
Cô Dương Thị Ngọc Sương(Giáo sư Sử Địa, 1972-1975)
Thầy Võ Quý Sỹ (Giáo sư Toán. Hiện ở Sài Gòn, Việt Nam)
Thầy Lê Tấn Tài
Cô Nguyễn Thanh Tài (Em Cô Suối Kiết) (nqp)
Thầy Trần Tấn Tài (Đánh máy)
Thầy Đỗ Công Tâm (Giáo sư dạy giờ Công Dân đồng thời là nhân viên Đài Phát thanh Ban Mê Thuột. Hiện ở Houston)(lvt, ntsk)
Thầy Dương Hiển Tấn (Giáo sư Toán & Lý Hóa)
Thầy Đỗ Trọng Thạc (Hiệu trưởng Trung Học Nguyễn Trường Tộ, 1955-1957)
Cô Trần Thị Thái (Giáo sư Toán, CHS 1961-1968, USA) (lvt)
Thầy Nguyễn Văn Thắng (Cố Giáo sư Thể Dục, rời trường trước năm 1962)
Thầy Đỗ Phước Thanh (Giáo sư. CHS cùng lớp với Hồ Quốc Vũ. Học nhảy lớp, đỗ Cử nhân và dạy ở trường 1974-1975) (lvt)
Thầy Lê Đình Thanh (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Ban Mê Thuột. Địa chỉ liên lạc: 20 Trần Quốc Toản, Buôn Ma Thuột. Điện thoại: 0975781923. Email: uylel23@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Thành (Giáo sư Việt Văn)
Cô Phạm Thị Ngọc Thanh (Giáo sư Pháp Văn. Hiện ở Thụy Sĩ)
Cô Tôn Nữ Diệu Thanh (Giáo sư Việt Văn, 1967-1971, sau đổi về trường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt)
Thầy Trần Văn Thịnh (Giáo sư Sử Địa. Vợ là Đinh Thị Thanh Xuân, bạn Cô Thủy. Hiện ở Australia) (lvt)
Thầy Trần Hữu Thọ (Giáo sư Pháp Văn. Hiện ở Ban Mê Thuột, Việt Nam. Địa chỉ liên lạc: Liên gia 16, Tổ dân phố 2, Phường Thành Nhất, BMT. Điện thoại: 05003.858121/ 01215605278)
Thầy Nguyễn Đức Thông (Cố Giáo sư Triết)
Cô Lê Thị Trung Thư (Sau đổi về Trường Sư Phạm Cao Nguyên)
Cô Phạm Thị Kim Thu (Giáo sư Sử)
Thầy Nguyễn Văn Thụ (Giáo sư Hán Văn, rời trường trước năm 1962)
Thầy Thái Thu Thuận dạy môn Doanh Thương.
Cô Nguyễn Thị Thưởng (Giáo sư Anh Văn, CHS 1961-1968) (lvt)
Cô Lâm Thị Thu Thủy (Giáo sư Toán. CHS 1959-1966. Hiện ở Virginia, USA)
Thầy Trần Hữu Thủy
Thầy Bùi Tiến (Giáo sư Vật Lý. Hiện ở Ban Mê Thuột. Liên lạc với em vợ Thầy là: Kim Liên nk67-K74, vợ anh Đặng Như Phong nk66-73)
Cô Nguyễn Thị Tiên (Giáo sư Việt Văn, 1960-1967, đổi về Long An. Hiện ở Maryland, USA)
Thầy Vũ Đình Tiến (Cố Giáo sư Lý Hóa, Vạn Vật, và làm Chánh sở Giáo Dục Phước Long. Sau năm 75, Thầy định cư ở Adelaide, Nam Úc. Từ trần ngày 3 tháng 10 năm 2016. Hưởng thọ 83 tuổi)
Thầy Lê Văn Toàn (Cô Giáo sư Việt Văn, 1960-1962, sau đổi về Vũng Tàu. Mất năm 2014)
Thầy Cung Kim Trạch (Cố Giáo sư Giám học, 1967-1973)
Thầy Nguyễn Duy Trại (16/7/1934 - 2/7/2018) (Cố Giáo sư Việt Văn. Rời trường trước năm 1962. Fountain Valley, California) (lvt)
Thầy Tôn Thất Trai (Hiện đang sống ở Huế)
Cô Trương Thị Kim Trâm (Giáo sư Việt Văn. Hiện ở Minnesota, USA)
Cô Hồ Thị Oanh Trảo (Giáo sư Việt Văn)
Thầy Trần Văn Trí (Giáo sư dạy giờ, rời trường năm 1963)
Thầy Hoàng Trọng (Giáo sư Lý Hóa. Hiện ở Dallas, Texas, USA)
Cô Hà Thị Truồi, GS Pháp Văn. Sau 1975 về Pleiku.
Thầy Lê Thừa Trứ (Giáo sư Lý Hóa. Hiện ở Huế, Việt Nam)
Thầy Nguyễn Văn Trúc (Giáo sư Anh Văn, 1962-1966, sau đổi về Ninh Hòa, Nha Trang)
Thầy Nguyễn Đình Tuấn (Giáo sư Triết) (pnc)
Thầy Nguyễn Khoa Tuấn (Hiệu trưởng Trung Học Ban Mê Thuột, 1964-1969. Thầy Tuấn và Cô Cúc hiện ở Herndon, Virginia)
Thầy Lê Văn Tùng (Hiệu trưởng Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, 1971-1975, Giáo sư Vạn Vật, 1962-1975. Hiện ở Montréal, Canada)
Thầy Nguyễn Thanh Tùng (Giáo sư Toán. Kỹ sư Công Chánh, CHS, chồng Cô Nguyễn Thị Phấn. Làm phó Ty Công Chánh Ban Mê Thuột) (lvt)
Cô Đỗ Thị Tươi
Thầy Vũ Quang Tường (Giáo sư Toán. CHS 1961-1968. Cùng lớp với Thầy Trần Thế Vũ, Cô Kim Loan, Cô Nguyễn Thị Bê, Thầy Khang, Thầy Vũ Đăng Độ, Cô Thưởng, Cô Thái. Hiện đang ở Ban Mê Thuột. Địa chỉ liên lạc: 50 Khối 2, Phường Khánh Xuân, BMT. Điện thoại:
0912220476) (lvt)
Thầy Lương Tỷ (???)
Thầy Nguyễn Văn Tỷ (Giáo sư Pháp Văn. người Chàm. Hiện ở Phan Rang) (lvt)
Thầy Nguyễn Đình Uyên (Cố Giáo sư, rời trường trước năm 1962. mất ngày 12 tháng 1 năm 2019 tại Huế, hưởng thọ 83 tuổi) (nqp)
Cô Nguyễn Thụy Vân
Thầy Lê Xuân Viên (Cố Giáo sư Toán, chủ nhiệm lớp 11B 1962-1963, dạy Thầy Bùi Thế Vĩnh, anh Chiểu và anh Roãn. Thầy đổi về Sài Gòn năm 1963)
Thầy Bùi Thế Vĩnh (Giáo sư Toán, Phụ tá Giám Học 1972-1973, Giám học 1973-1975. Hiện ở Sài Gòn, Việt Nam)
Cô Bùi Thị Vinh (Giáo sư Việt Văn)
Thầy Trương Vinh (Giáo sư Toán & Lý Hóa, Phụ tá Giám học 1971-1972. Em rể Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Tuấn. Năm 1974 về làn Phụ tá Phó Trưởng Ty Giáo Dục cho Thầy Đỗ Minh Giảng)
Thầy Nguyễn Hồng Vũ
Thầy Trần Thế Vũ (Cố Giáo sư Toán. CHS 1961-1968. Từ trần ngày 20 tháng 9 năm 2016, hưởng thọ 67 tuổi) (lvt)
Thầy Nguyễn Văn Vui (Cố Giáo sư Pháp Văn)
Danh sách trên đây được hình thành với sự đóng góp của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh của Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột. Xin chân thành cám ơn Thầy Hiệu Trưởng Lê Văn Tùng(lvt), Thầy Nguyễn Đình Dũng(ndd), Cô Phạm Thị Minh Hưng(ptmh), Thầy Chung Phước Khánh(cpk), Thầy Cao Bính(cb), Thầy Nguyễn Giõng(ng), Thầy Võ Ngọc Lô(vnl), Thầy Đặng Ngọc Thanh Hải(dnth), anh Nguyễn Quang Phú(nqp) (nk 66-73) và các bạn lớp 67-74.
***
Một số nhân viên của trường trước tháng 3-1975
Ông Bảo (Cai trường) (lvt)
Ông Phan Bính (Cai trường) (lvt)
Ông Y Chôn (Gác trường)
Cô Hoàng Thị Lệ Dung (Giám thị)
Ông Vũ Bá Đính (Nhân viên tạp dịch)
Ông Nguyễn Hoàng (Thư ký, vợ Thầy là Cô Đào Nguyên) (lvt)
Ông Võ Văn Kiếm (một trong những người trợ lý đầu tiên của Thầy HT Phạm Văn Đồng). Từ trần ngày 1 tháng 7 năm 2019. (ntht)
Ôn Liư (Phụ trách Kế toán, làm lương cho Giáo sư) (lvt)
Cô Phú (Thư ký) (lvt)
Ông Nguyễn Đình Tấn (Y tá)
Ông Bùi Văn Tựu (Tài xế) (lvt)
Cô Trần Thị Hồng Y (Thư ký) (lvt)
TRẦN DUNG (67-74)
(Tham khảo thêm trên nguồn https://nhom-thbmt74.blogspot.com/…/so-luoc-ve-truong-trung…)
Bình luận