Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Ra sau vườn nhà...

Ra sau vườn nhà...
Sương sớm ban mai

Phận người Buôn Trấp...NAY NGƯỜI , MAI TA

Phận người Buôn Trấp...
(Chiều nay, thôn xóm tiễn đưa một người về nơi an nghỉ cuối cùng)
NAY NGƯỜI , MAI TA
Ngày xưa có một ông vua, tuổi đã quá thất tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc là bộ “Lịch sử loài người”. Nhưng vì bận rộn không có thì giờ đọc nên đã nhờ các nhà thông thái nghiên cứu và rút gọn lại trong một câu cho vua dễ nhớ và để làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Sau một thời gian, ban tu thư đã trình lên vua một câu vắn tắt :”Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ : loài người sinh ra để khổ rồi chết”. Nhà vua gật đầu. Đôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở một nụ cười mãn nguyện… rồi tắt thở.
Cuộc sống trên trần gian này chỉ là một cuộc hành trình có khi dài có khi ngắn đối với mỗi người, nhưng luôn phải có điểm đến, nghĩa là cuộc hành trình phải kết thúc, chứ không phải đi đến vô tận. Đây là một thực tế hiển nhiên, ai cũng phải công nhận. Đã có sinh thì phải có tử...
...
Để chuẩn bị cho cuộc ra đi vĩnh viễn, chúng ta phải mở rộng tâm hồn ra, đừng bao giờ khép kín lại với người khác. Con người sinh ra với những ngón tay nắm chặt lại. Bản tính con người vốn khép kín, ích kỷ. Một đứa trẻ được nuông chiều sẽ nghĩ rằng mọi người đều có bổn phận phải phục vụ nó, nó là trung tâm của vũ trụ, cả thế giới này là của nó. Nhưng mọi người cũng biết rằng khi chết đi, các ngón tay sẽ buông xuôi, tiền tài và danh vọng đều để lại…
Cuộc hành trình tâm linh là đi từ bản thân tới người khác, phải mở trái tim để yêu thương người khác, phải mở bàn tay để chia sẻ với người khác.
(Trích NAY NGƯỜI, MAI TA của Lm Đinh lập Liễm)
...
Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi
Lúc con người nằm yên giấc ngủ
Mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai
Trọn kiếp người
nay không còn nước mắt nụ cười...
...
Cuộc sống này kìa hoa nở và hoa úa phai
Nắng lên rồi thì đêm tắt thở
Mây tím giăng trời thì nắng tan đi
Cuộc sống này
bao nhiêu lần đưa tiễn ngậm ngùi...
...
(Trích SỰ SỐNG THAY ĐỔI MÀ KHÔNG MẤT ĐI
Sáng tác : Phanxico)

MÙA CÀ PHÊ Ở XỨ CHÂU SƠN

Nhớ Ban mê...
MÙA CÀ PHÊ Ở XỨ CHÂU SƠN
Đối với người dân trồng cà phê, khi mà vụ mùa tới cũng là muôn vàn nỗi lo chồng chất. Nhớ lắm cái thời nhỏ loắt choắt, trước khi ba mẹ đi rẫy là giao nhiệm vụ cao cả, trưa học về thì nhớ cày cà cho ba cho mẹ nha con, rứa là cứ lo mà làm thôi, trưa đi học vừa về tới nhà là lo co vác bừa cào đi cày cà phê rồi,cày hết sân trên, xuống cày sân dưới, rồi ra đàng cày, cày cho hết mấy cái bạt xong… Chao ôi! Mặt thì đỏ hoe, mồ hôi đầm đìa, vô uống liền mấy ly nác chát nữa, lượm ơi đâu rồi, khỏi ăn trưa luôn, mà hồi đó con nít đứa mô cũng xin cho được gói mì tôm, rồi không chịu ăn mà cất dành để chiều đi học ăn sống, lạ thật đấy chứ.
Đầu giờ chiều lại lo đi cày thêm lần nữa rồi mới đi học, nhớ cái thời đó nhà ai cũng phơi cà ra ngoài đường, có nhà không xay dập mà phơi nguyên trấy, một bầy chạy xe đạp qua mà bổ cho nhoe á (nghĩ lại cũng thật thương).Chiều đi học về thì lo nhọn mông, nhọn đít đẩy lại một đống khỏi mưa, thứ mô mà khô rồi mẹ dặn hốt vô bao thì lo mà hốt, thế là xong một ngày.
Bữa mô thứ 7 thì vất vả hơn một tí, ngày thường đi học thì ba mẹ cào ra sẵn cho rồi, trưa chỉ việc cày cà thôi, còn thứ 7 được nghỉ học thì ba mẹ đi rẫy sớm, lo mà cào cà ra, có nhiều khi thấy mình cũng giỏi thật ấy chứ, mấy o hàng xóm khen hoài, không biết khen thật hay khen giả, mà cứ được khen là thích rồi hìhì…Một ngày thứ 7 là có nhiệm vụ học giáo lý và cày cà, mưa thì lo dồn cà lại mà tấp, có đôi khi buổi trưa nhưng trời rậm đen, thấy hàng xóm ai cũng đẩy cà lại tấp mình cũng lo co ra đẩy, hì hà hì hục đẩy cho xong, tấp lại gọn gàng rồi thì trời lại bắt đầu nắng lên, nghĩ có buồn không cơ chứ, thôi thì lại cào ra, mà con nít như mình hồi đó được cấy ngây thơ mà vô số tội, hồi nhỏ cứ nghĩ rằng mình làm việc a rứa là nặng nhọc lắm rồi, còn ba mẹ đi rẫy thì khỏe re, chiều về lại cứ mang cà về cho mình phơi nữa chứ, thật nỏ thích tẻo mô. Lớn lên một chút mới thấy được sự vất vả, hồ môi nước mắt của ba mẹ muốn gánh vác đôi ba việc cũng không giúp được nữa rồi.
Mới hôm vừa rồi, về quê thăm nhà, thăm mẹ, thăm anh chị, thăm mọi người, mà chẳng gần nhau được bao nhiêu, ai cũng tất bật với mùa màng, lo lắng đi sớm về muộn vì thuê mượn, vì cà thì rẻ mà công thì cao ( hình như mức thù lao chừng 150.000 đến 200.000 đồng một ngày thì phải), với tiền công như thế thì quá lớn. Nhưng đôi lúc thiếu người hái thì cũng phải chấp nhận thuê người, có nhiều gia đình nỏ có tiền thuê mượn người thì phải bảo mấy đứa con trong nhà bựa mô được nghỉ học thì đi hái cà phụ cho cha cho mẹ, nếu không hái kịp thì cà phê chín hết và rụng mất . Hơn nữa là mấy vạt rẫy xung quanh nhà mình mà hái xong rồi nhà mình chưa hái xong thì “mấy anh hái dùm cho”…. Hết nỗi lo ni đến nỗi lo khác
Nghĩ mà thương cho phận làm nông, quanh năm suốt tháng chật vật khó nhọc, chẳng khi nào được nghỉ ngơi thoải mái, cực nhất là mùa cà phê lại trúng vào mấy tháng lạnh, có nhiều cơn mưa trái mùa lại làm dân mình khó nhọc hơn, đi làm về tối đen trời thì mưa, đường thì xa, xe thì nặng, con mọn thì đang gửi bà nội ở nhà, lo đứt rọt nhưng biết làm sao được, rồi đôi khi mong mưa thuận gió hòa cũng đâu dễ dàng, cà héo rồi mà trời đâu mưa, cả làng ai cũng lo chất vòi đi tưới giữa cái tiết trời lạnh buốt sương thế kia. Khó nhọc lắm, nghĩ thôi cũng rớt nước mắt rồi.
Giá cà phê cao thì dân nhà mình cũng đỡ khổ, đằng này cà phê mất mùa mà giá cả thì bèo bọt, vật giá thì leo thang, phận làm con đáng lẽ ra phải đỡ đần cha mẹ, đằng này lại đi học xa nhà, chẳng giúp được gì lại hốt hết đồ trong nhà của cha của mẹ đã vất vả quanh năm suốt tháng ngoài rẫy để kiếm tiền cho con ăn học, lo cho con có cái áo mới bằng bạn bằng bè, lo cho con có bữa cơm no mà học đến nơi đến chốn…
Cả đời ba mẹ một nắng hai sương tần tảo để nuôi đám con khôn lớn, làm việc không ngừng nghỉ kiếm tiền nuôi con ăn học. Sự trưởng thành và khôn lớn của con ngày hôm nay chính là nhờ công lao to lớn của ba mẹ, ba mẹ đã phải còng lưng, trợt mặt, vất vả ngoài rậy để con có được ngày hôm nay …..
Cầu mong cho ba mẹ chân cứng đá mềm trên quãng đời còn lại. Dù con có kiệt quệ trên bước đường đi ba mẹ vẫn là nguồn nước mát trong, dòng sữa mát lành mà con không thể thiếu. Mẹ là niềm tự hào vô bờ bến trong lòng con. Con hằng đêm nghĩ đến ba mẹ, thương ba mẹ nhiều lắm ba mẹ ơi! Xin ba mẹ tha lỗi cho đứa con bất hiếu, con lớn rồi mà ba mẹ chưa được nghỉ ngơi, chân tay mẹ vẫn lấm lem bùn đất, sức yếu, lưng còng mẹ tảo tần sớm khuya.
Vân Vương (Hội Quán Tiến Đức Châu Sơn)

Bóng dáng người thượng...

Bóng dáng người thượng...
...
Có lúc thấy người Êđê theo chế độ Mẫu hệ cũng có cái lý riêng của nó : Người Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, rồi thêm cơn đau khi chuyển dạ,cho con bú, chăm sóc con đều nhiều hơn người Bố. Về mặt khoa học thì con cái là sự tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính của cả cha lẫn mẹ. Xem ra lấy họ mẹ cũng là điều xứng đáng .Phong tục này vẫn còn cho đến ngày nay và chẳng ai , mà cũng chẳng nên phá bỏ nó. Như một niềm tự hào nho nhỏ của riêng tộc người Ê đê mình vậy.
Xã hội ngày càng hiện đại, bà con các dân tộc thiểu số cũng phải bắt nhịp với cuộc sống mới. Nhưng họ vẫn kế thừa phát huy tinh hoa văn hóa , giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Bởi vậy người Êđê sinh con ra vẫn lấy họ Mẹ, vẫn địu con bằng A băn dù rằng trong nhà họ đã có cái nôi hiện đại hoặc chiếc xe đẩy trẻ em…
(Trích đoạn "Chiếc A Băn của Mẹ" của Y-Niong B.Yă )

HOA TÀU BAY

Hương vị núi rừng
HOA TÀU BAY
AT - Tuổi thơ qua gói ghém trong miền ký ức sâu thẳm, có những kỷ niệm bất chợt hiện về khi ta bắt gặp những điều bình dị giữa đời thường. Lâu rồi tôi mới lại đi dạo một mình, bất chợt thấy một loài hoa gần gụi lắm, loài hoa mà văn chương gọi mỹ miều là hoa đồng nội, nhưng với tôi nó đơn thuần chỉ là một loại rau, rau của một thời khốn khó...
Và nhớ nhà da diết cái cảm giác hắc nồng đến tận sống mũi của rau tàu bay luộc, nhớ không khí sum vầy của gia đình mà từ lâu không còn nữa, bỗng thấy mình nhiều khi vô tâm quá.
Giờ đây, khi cuộc sống không còn chật vật, bữa cơm khó mà kiếm ra rau tàu bay làm canh, thì tôi đã là người xa quê. Tàu bay trở thành một loài hoa, một loài hoa mà không biết đã có ai gán cho nó một ý nghĩa? Chỉ biết nghe bố kể đó là loài hoa đã theo bố và đồng đội qua bao cuộc chiến, loài hoa đã làm ấm lòng tuổi thơ con và ướt đẫm những giọt nước mắt của mẹ. Hoa của miền ký ức.
(Trích trong Hoa Tàu Bay của Thế Biên trên tạp chí Áo Trắng)
CANH LÁ TÀU BAY,
Canh bầu canh bí khác chi nhau,
Cớ sao vẫn nhớ canh thuở nào,
Rừng xưa mẹ nấu ăn mỗi buổi,
Chỉ lá tàu bay con ruốc khô…
Ngọt cả đời con từng củ chuối,
Ấm áp lòng con miếng gừng tươi,
Xa quê mới biết tình yêu nước,
Len lỏi trong hồn từng chút thôi…
Liverpool.15/6/2012.
Song Như.

NỮ SINH BAN MÊ

Ban Mê Thuột và tuổi thơ của tôi...
(Bài viết của Trâm Anh)
NỮ SINH BAN MÊ
Rồi mùa hè buồn cũng trôi qua, nhường chỗ cho năm học sắp đến. Năm học mới, ngôi trường mới: Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột.
Hôm biết tin tôi đã thi đậu vào Đệ Thất do má của Quang đi xem kết quả về và báo tin, mẹ tôi gọi điện thoại cho bố tôi liền. Bố tôi lúc đó đang ở trong Quân Y Viện. Bác tôi từ Sài Gòn gửi lên thưởng cho tôi một cây bút máy Parker, năm ngoái khi chị tôi thi đậu Bác cũng thưởng như thế. Mẹ tôi cho 1 bộ quần áo bằng soie màu hồng cánh sen do chính tay mẹ cắt may. Mẹ tôi rất khéo trong việc nấu ăn, may vá, thêu thùa và đan. Quà của bố cho tôi là một đống truyện Tuổi Thơ. Những lần bố tôi về Sài Gòn họp, khi lên quà cho chị em tôi ngoài bánh kẹo, còn là cả một đống truyện Tuổi Thơ, Thiếu Nhi, Thằng Bờm mua từ nhà sách Khai Trí ở số 60-62 đường Lê Lợi (giờ đã đổi thành FAHASA).
Thỉnh thoảng vào cuối tuần bố tôi cũng thường dẫn chị em tôi ra nhà sách Văn Hoa đường Quang Trung để mua truyện. Hai chị em tôi thích đọc Thiếu Nhi và tủ sách loại Hoa Đỏ, Hoa Xanh. Em tôi thích đọc Thằng Bờm. Tôi vẫn thích nhất là loại Hoa Đỏ. Bố giao cho tôi trông coi tủ sách, vì tôi cẩn thận hơn chị tôi. Thiếu số thứ tự nào thì ghi ra giấy, lúc nào có dịp đi Sài Gòn, bố mua cho đầy đủ. Ngoài giờ học, chị em tôi có thể đọc truyện hay là rủ nhau chơi đồ hàng. Mẹ tôi mua cho rất nhiều đồ chơi mỗi lần bố mẹ về Sài Gòn. Nào là bộ nồi niêu soong chảo. Rồi bộ đĩa tách, hay là máy bào nước đá. Mỗi cái một màu, nhìn trông thích mắt. Chơi bán hàng cũng vui. Chị em tôi lấy bánh ngọt ra bỏ vào những cái nồi nhựa, hay đĩa nhựa rồi tự đặt tên thành món ăn. Tiền là tờ xổ số (đã dò và không trúng) xin từ các chú lính làm trong nhà. Nhiều khi mấy chú cũng đứng nhìn chị em tôi chơi nữa. Chị tôi thường nghĩ ra rất nhiều trò chơi và các em chỉ việc tham dự. Chẳng hạn như chị bỏ tất cả cục pin cũ (battery) lên giường trải chiếu cói, rồi lật ngửa cái bàn lên (bàn chỉ cao khoảng nửa mét, bề dài khoảng 8 tấc và bề rộng khoảng 5 tấc), chị bế em trai hai tuổi cho ngồi vào đó, và đẩy qua đẩy lại trên những cục pin. Em trai tôi thích quá vừa cười vừa vỗ tay. Thế là mấy chị em lại giành nhau, người nào cũng muốn ngồi vào đó để được đẩy đi. Trò chơi này được chị em tôi chơi khá lâu. Và những lần em khóc dỗ không nín, đặt em vào đó ngồi là xong. Tôi chẳng phải dỗ dành em nữa và em lại được chị ngồi chơi cùng với mình. Các em tôi cũng ngoan, luôn chơi theo các trò chơi của các chị.
Tôi bước vào lớp Sáu Một với bao điều ngỡ ngàng. Có thêm nhiều môn học mới mà mỗi môn học là một thầy hoặc cô dạy. Thang điểm cao nhất là hai mươi chứ không phải là mười điểm như ở bậc Tiểu Học. Có nam sinh học chung với nữ sinh, không còn là trường độc quyền chỉ dành cho nam hoặc nữ nữa. Có thêm nhiều bạn mới. Nhưng mà điều vui nhất vẫn là được mặc chiếc áo dài xanh. Chiếc áo dài mà mỗi lần mẹ tôi mặc đi phố tôi đều nhìn và thích thú. Mẹ dẫn tôi đến may áo dài tại nhà may Minh Tâm (mãi đến bây giờ tôi mới biết má của Trí Dũng là chủ tiệm may này). Thầy Tiến là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi năm lớp Sáu. Trước ngày khai giảng khoảng hai tuần, bố tôi bắt tôi tập viết. Chị tôi cũng đã qua giai đoạn này trước tôi một năm. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng thật sự là vậy: tập viết bằng bút máy. Bố tôi phát cho một quyển vở năm mươi trang để viết và chỉ có một dòng chữ: tôi tập viết. Bố dạy cách cầm bút ngòi bút phải thẳng với trang vở vì nếu cầm nghiêng, hòn bi trên đầu bút sẽ bị mòn lệch. Cầm bút phải nhẹ không ấn mạnh quá khi viết. Và đặc biệt là nắp bút khi mở ra phải gắn ngược lên phía trên bút. Bố tôi giải thích là bất chợt đang viết bài mà cô giáo gọi, quên chưa kịp đóng nắp bút lại thì bút cũng không bị rớt xuống đất và đó cũng là cách mà nắp bút không bị mất được. Mặt bàn học ngày xưa thường hay nghiêng xuống một tí cho dễ viết nhưng đúng là học trò hay làm rớt bút nếu không để lên phía mặt ngang ở trên. Khi đã tập viết xong quyển vở năm mươi trang thì tôi cũng đã biết cách cầm bút máy một cách nhuần nhuyễn rồi.
Bố tôi không biết hút thuốc, uống rượu hay nhảy đầm nên tất cả thời gian bố đều dành cho gia đình. Bố tôi thường nghe nhạc cổ điển vào mỗi buổi tối và những buổi sáng chủ nhật. Có một lần bố cho chị em tôi chơi cắm trại ngay tại sân trước nhà. Mỗi đội tự nấu cơm và một món ăn rồi bố đi chấm điểm. Đội nào nấu ngon sẽ được thưởng. Bố tôi chia thành hai đội. Đội Một là chị tôi và em gái thứ ba. Đội Hai là tôi và em gái thứ tư. Lều là tấm nylon che lên ngay bên hông nhà. Bố chỉ cho hai chị em tôi cách nhóm bếp củi, phải xếp củi so le để dễ cháy và không bị khói. Lúc này đã có tám chị em đầy đủ nên mẹ tôi cho các em nhỏ ngồi ở cửa sổ nhìn các chị chơi. Hai chị em tôi thay phiên nhau chạy vào bếp mượn mẹ đủ thứ nào nồi, chảo, hành, mỡ, gạo, mắm, muối. Chị tôi nấu cơm, canh cà chua trứng và trứng chiên. Tôi nấu cơm, xào bạc hà với cà chua và trứng chiên. Sau đó cả hai đội dọn ra và hồi hộp chờ bố đến ăn thử để chấm điểm. Đã có những lần bố cho các chị em tôi vào Quân Y Viện chơi ngay tại văn phòng của bố làm việc. Nhìn thấy chú Loan đưa cho bố một xấp công văn để ký tên, tôi thích quá. Về nhà tôi cũng bắt chước lấy ra một xấp giấy và ngồi tập ký tên. Không ít lần tôi theo mẹ đi phố những dịp gần tết. Mẹ dẫn tôi đến tiệm bánh An Phát để mua vài ký bánh ngọt. Rồi ghé qua tiệm BomBay của ông Chà Và Ấn Độ để mua vải may quần áo. Thường thì mẹ tự cắt may quần áo cho năm chị em. Mỗi buổi chiều tắm rửa xong, thì các chị em tôi ngồi ghế đằng trước hiên nhà để đón bố tôi đi làm về. Thấy xe Jeep chở bố về, tám chị em vỗ tay reo lên. Mọi nỗi mệt nhọc của bố tôi đều tan biến đi và thay bằng nụ cười và vòng tay ôm choàng lấy các chị em tôi.
(Trích Phần 2, Ban Mê Thuột Và Tuổi Thơ Của Tôi của Trâm Anh)
26 bình luận
Bình Luận
Van LE Trạm Anh là ai ? Bác Đạt có thể giới thiệu ?
Hong Vovan Bài viết toát lên sự đầm ấm thắm thiết... Một gia đình thật hạnh phúc... Trâm Anh có lối viết khá lôi cuốn người đọc đi ngược dòng thời gian rất mạch lạc... Hay lắm Đạt Phạm Đình... Cảm ơn Đạt và Trâm Anh đã ru mình đi ngược về tuổi thơ êm ả...
Gia Dien Hoang Những kỉ niệm đẹp đượm buồn.
Hạc Vàng Cao Nguyên bác Dat chưa kịp giới thiệu thì hvcn xin được hóng hớt nhé ; TR.A là con gái bác sỹ LẠNG - GIÁM ĐỐC QUÂN Y VIỆN và là em của Loan Anh.
Cúc Hoa Nguyễn Thị Ngược dòng quá khứ mấy ai khg buồn !
Nghĩa Võ Banme gái đẹp ngỡ ngàng.
Nên tôi đã bắt một nàng theo tôi.
Kittyoanh Nguyễn Thật trùng hợp a Đạt Phạm Đình ơi , một anh bạn đã học chung với c Trâm Anh , em và c Hong Nguyen mới nhắc đến c Loan Anh , c Trâm Anh & bạn Khuê Anh chiều nay , giờ lại đc đọc bài của c Trâm Anh. Em nhớ em hay qua nhà của Khuê Anh để học bài và chơi với bạn ấy cùng các em cua bạn ây nữa. Năm đó em và Khuê Anh học Lớp Nhì .Nhà bạn là một căn nhà gỗ lớn như nhà sàn, nhưng thiết kế theo kiểu hiện đại , trước sân là một vườn hoa cánh bướm màu vàng đậm và nhạt rất đẹp. Em đã biết thích hoa cánh bướm từ đó .Khi cánh bướm đã già và tàn , ba bạn Khuê Anh lại trồng nguyên một vườn vạn thọ , em thich được qua nhà bạn chơi để được ngắm một sân đầy hoa vàng cam , như một thảm hoa vàng vậy ạ . Khuê Anh nói Ba bạn ấy trồng, em đã nhủ thầm trong bụng là sao Bác ấy giống Ba mình , hay thích trồng nhiều hoa , chỉ khác là Ba mình trồng nhiều loại hoa , còn Bác Lạng thì trồng rất nhiều hoa nhưng cùng một loại , nên trông như cả một cánh đồng hoa . Em còn nhớ bạn Khuê Anh hay nhờ em vẽ những loài động vật khi hoc tới môn Khoa Học Thường Thức , em đã vẽ cho bạn ấy con cọp , mà nhìn cọp gì mà hiền như con mèo vậy , hihi. Mấy chị em nhà Khuê Anh đều học giỏi . Em cảm ơn a Đạt và cô Hạc Vàng Cao Nguyên , làm kí ức tuổi thơ của em lại tràn về ... dữ dội !!!
Hong Trang Nguyen Thi Kỷ niệm tuổi hoa niên in sâu đậm trong ký ức.
My Ngo Chuc mung mot tuoi tho dang qui
Phú Hoàng Kỷ niệm đơn sơ và dễ thương quá bạn Trâm Anh
Đạt Phạm Đình Trâm Anh là bút hiệu của Nguyễn Vũ Trâm Anh, có trang thơ và truyện trên trang http://www.ninh-hoa.com/. Trâm Anh cũng mới mở facebook với tên là Tram-Anh Nguyen, cựu học sinh th bmt (72-75) và học tiếp (76- 79) Hiện đang định cư ở nước ngoài.
Antonio Fernandes · Bạn bè với Hoa Hồng Trần
J'aime beaucoup les vêtements Vietnamiens ! Biểu tượng cảm xúc heart
Xem bản dịch
Đạt Phạm Đình Cám ơn bạn đã thích áo dài Việt Nam.
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Phi Toan Kittyoanh Nguyễn lại có thêm bạn mới! "nhà may Minh Tâm (mãi đến bây giờ tôi mới biết má của Trí Dũng là chủ tiệm may này)" Trí Dũng và Đặng Tòng Niên là anh em chú bác ruột đó!hihi
Thykhue Vu · Bạn bè với Phu Nguyen
nhac chuyen xua thay buon...... Banme oi nay con dau !!!
Đạt Phạm Đình Ai cũng nhắc Ban mê là xứ "buồn muôn thuở" ,mà Thykhue Vu.
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Tram-Anh Nguyen Em cám ơn Cô HVCN đã đọc bài viết rất xưa của em.
Tram-Anh Nguyen Các anh chị và các bạn thân mến, Trâm Anh cám ơn các anh chị và các bạn, là những người bạn của anh Đạt, đã dành thì giờ đọc tiếp phần 2 của bài viết về BMT. Theo Trâm Anh nghĩ, trước năm 1975, không riêng gì Trâm Anh mà nhiều anh chị và các bạn cũng có những tuổi thơ êm đẹp như vậy. Mong rằng sẽ có dịp được đọc những dòng chia sẻ từ các anh chị và các bạn.
Phi Toan Không hẳn thế đâu bạn ơi! Rất nhiều gia đình bỏ quê tản cư vào BMT, rồi những gia đình theo chồng đi lính nheo nhóc tội nghiệp lắm, họ mất người thân vì chiến tranh! Chúng ta phải cảm ơn bố mẹ đã đùm bọc cho ta những tháng năm thơ ấu êm đềm!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Tram-Anh Nguyen Kittyoanh Nguyễn ơi! Chị đã nhận ra em rồi. Vẫn xinh xắn và dễ thương như ngày nào em đến nhà học bài với Khuê Anh. Cám ơn em đã nhắc lại vườn hoa ngày ấy. Căn nhà đó đối diện với bưu điện. Bà ngoại chị trồng hoa đấy, cả một vườn hoa vạn thọ vàng rực rỡ ở phía trước, còn bên hông là vườn bắp. Chẳng biết em có dịp nào chui vào vườn bắp để hái trái bắp chưa? Bắp mới hái luộc ngay nên ngon ngọt, dẻo không chê vào đâu được. Hình như ngày 12/3/1975 căn nhà đó bị cháy rụi (vì ở gần Tiểu Khu). Biết bao nhiêu là kỷ niệm mà mỗi lần nhớ đến chị cảm thấy..... buồn.
Kittyoanh Nguyễn Em rất cảm động vì không ngờ chị Trâm Anh lại nhớ em. Chúc chị và GĐ luôn hanh phuc va nhiêu sức khoẻ chị nhé !
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Nguyen Thi Khanh Nhớ lai mot thoi.
Nguyen Thi Khanh Đoc mà thay buon da diet.
Dac Sinh Ngo · Bạn bè với Thanh-Cam Trần và 1 người khác
Doc va nho lai tuoi tho de thuong.
Bichphuong Lethi Trâm Anh ,cái tên nghe sao mà quen thuộc quá ! Có fải năm 1975
Bichphuong Lethi Có fải năm 1975 bạn ấy là học sinh trường trung học Tổng hợp lớp 6/3 không? Năm ấy mình là học sinh 6/3 nè ! Không biết có bạn nào còn giữ lại Niết yếu năm1975 không ?
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Bo Dao Hình này làm tôi nhớ...Thuở một thời thơ Ban mê xứ Buồn muôn thủa Bỏ buôn từ năm 68 đi trả nợ đời
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...
Thykhue Vu · Bạn bè với Phu Nguyen
Ban me oi nho mai lam sao quen ......the nen buon muon thua thoi !!
Đạt Phạm Đình
Viết trả lời...