Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

CÂY MÃ TIỀN *TSKH. Trần Công Khánh

 

14 tháng 7, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Cây độc mang tên vùng đất Củ Chi có độc tính khủng khiếp, xếp vào độc dược bảng A... Các sách Đông y ghi lại Củ Chi còn có tên gọi là Cổ Chi, Hoàng Nàn, hay Vỏ Doãn.. Trong giới khoa học, loài cây này được biết với tên gọi Mã Tiền.
CÂY MÃ TIỀN
*TSKH. Trần Công Khánh
Ở Việt Nam, cây Mã tiền mọc hoang trong vùng rừng núi các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí Minh (Củ Chi). Ngoài ra, nó còn phân bố ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Ấn Ðộ.
Đây là cây gỗ, thường cao 5-10m hoặc hơn, phân cành nhiều. Lá hình trứng, mọc đối, dài 6-12cm, rộng 4-8,5cm, mặt trên bóng, nhìn rõ 3 gân chính và có gai ngắn khoảng 2cm ở nách lá. Cụm hoa là chuỳ dài 3-5cm, ở đầu một cành ngắn có 1-2 đôi lá, mang 8-10 hoa nhỏ màu lục nhạt hay trắng, 5 cánh hoa hàn liền thành ống dài 1-1,2cm; nhị 5, đính ở phía trên của ống tràng; bầu trên, hình trứng. Quả hình cầu, đường kính 3-6cm, vỏ quả cứng, khi chín màu vàng cam, cơm quả màu trắng, chứa 3-4 hạt dẹt, tròn trông như cái khuy áo to, đường kính 2-2,5cm, dày 4-5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, nội nhũ sừng rất cứng; vỏ hạt phủ lớp lông ngắn áp sát, mượt bóng, màu xám bạc, xếp tỏa tròn từ tâm ra mép hạt; vị rất đắng.
...
Hạt Mã tiền cũng được dùng làm nguyên liệu để chiết xuất strychnin. Chất này được dùng trong Tây y làm thuốc trị các bệnh suy nhược, viêm dây thần kinh, ngộ độc thuốc ngủ barbituric và làm thuốc kích thích tiêu hoá. Người có bệnh di tinh, mất ngủ không được dùng.
Theo Đông y, Mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc; có tác dụng làm mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, chỉ thống, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp, tê bại. Y học cổ truyền dùng chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, bại liệt nửa người, kém tiêu hoá, và người bị chó dại cắn.
...
Chú ý: Trong chi Strychnos ở Việt Nam, ngoài loài Mã tiền nói trên, còn có loài Hoàng nàn, tên khác là MÃ TIỀN LÁ QUẾ (S. wallichiana Steud. ex DC.), cũng là một cây độc. Cây này là dây leo thân gỗ, trên cành có móc đơn dài 3-6cm, và hạt có hình dạng gần giống hạt Mã tiền, thường bị lẫn với hạt Mã tiền. Hạt Hoàng nàn cũng chứa các alcaloid độc. Vỏ Hoàng nàn là một vị thuốc được dùng trong Đông y để chữa bệnh phong hàn, tê thấp, chó dại cắn; có chứa khoảng 5% alcaloid toàn phần (tỷ lệ chất brucin nhiều hơn strychnin), cũng là thuốc độc bảng A, phải thận trọng khi sử dụng.
TSKH. Trần Công Khánh
*Tham khảo thêm trong bài Cây Mã Tiền của TSKH. Trần Công Khánh trên nguồn http://www.vacne.org.vn/cay-ma-tien/215070.html
Bạch Yến, Cúc Hoa Nguyễn Thị và 78 người khác
24 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

24 bình luận

  • Nguyễn Quang Mạnh
    Cây này thân cũng to,cành rất giòn, trái của nó tựa quả cam,vỏ dày. Khi chín có cơm màu vàng dẻo hạt to .mỗi lần chín nó rụng đầy gốc và làm dập nát hoa màu dưới tán cây! Hồi trước Daklak nhiều lắm A!
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Anh may có bạn thợ rừng can ngăn lại chứ không là cắn ăn thử rồi... nghe nói sẽ bị cứng miệng... nhìn thấy trái đẹp quá mà...
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Nguyễn Quang Mạnh
      Xứ Thượng Dạ A! Lũ trẻ tụi em chăn bò cũng muốn ăn nhưng nghe nói độc nên thôi!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bình Trần
      Xứ Thượng, năm 1976 đi khảo sát hầu như nơi nào cũng có .
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Bình Văn Trần nghề khảo sát như lãng tử của núi rừng ban mê... được hưởng bao cảm giác mới mẻ với thiên nhiên. Thích quá!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bình Trần
      Xứ Thượng, lúc đó đã biết nó chiết xuất ra strychnin dùng làm dược phẩm, kỳ đó vào rừng nên cứ ra nhà sách mua đủ các loại về đọc. Bị nghỉ học nên buồn.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Tuyệt vời đó bạn Bình Văn Trần.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bình Trần
      Xứ Thượng, hồi đó đọc rất nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực, sách KHKT thường là sách dịch.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nguyễn Thái
    Ở buôn Niên cây max tiền mọc rất nhiều nhưng năm 1975 -1976 theo lệnh Trần Kiên cbcnv đi lao động phá rừng trông củ mỳ chừ chẳng còn .....hu hu
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Trong Buôn Kuôp có loài Mã Tiền dây, bây giờ anh mới biết là Mã Tiền Lá Quế, trái có màu bóng rất đẹp... không ngờ đây là dược liệu quý.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Hồi anh còn đi tu bổ rừng buôn Kuôp, cách đây hơn hai mươi năm rồi... chưa có thủy điện.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Dong Tran
    Hồi xưa ở mình nhiều lắm. Nhưng khoảng 20 năm này biến mất. Vì đâu còn rừng
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Kha Nguyen Cong
    Ngày xưa xuống suối Bu Ry thì thường đi qua cây cầy dừng lại để đào bới những hột cây cầy đập vỡ đập vỡ để ăn và gần đó có cây mã tiền thường dùng để ngâm rượu trị bệnh nhức mỏi gân cốt khi bóp vào, cũng đào lên xem cho biết rồi thôi...hihi...
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thi-Nga Nguyen
    Bữa có khách bên Đức hỏi mà tìm hàng truy xuất nguồn gốc không có
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Bmt nhiều cây này lắm,hồi xưa trái to như trải cam.hay hái chơi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      May mà chưa cắn thử ... thì giờ ngọng luôn rồi đó Akela Dã Quỳ Vàng.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Akela Dã Quỳ Vàng
      Bọn em gọi là quả gỗ,hái chơi thường,sau hái về làm thuốc phải ngâm hạt trong nc gạo nhiều ngày để thải độc tố
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • An Trinh
    Bài hay quá, tôi có nghe về mã tiền trong thuốc vậy mà bây giờ mới biết xuất xứ 😄 chân thành cám ơn cả nhà 🙏❤️🙏
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Viết Kình
    Hoan hô XT. Cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica) trước đây có khá nhiều ở BMT (Ea Kao...). Hiện nay ở Buôn Đôn (Ban Don) vẫn còn. Tên Khmer của nó là Sleng (Toul Sleng = Gò Mã tiền...). Tránh nhầm với Strychnos wallichiana = Mã tiền dây = Hoàng nàn (not … 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cám ơn Thầy Nguyễn Viết Kìnhđã bổ sung thêm kiến thức về loài cây mã tiền. Một số sai sót của bài cũng cần phải ngay đây tức thì. Cám ơn Thầy rất nhiều.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Việt Đăng
      Không viết thì thôi, đã viết thi như cuốn bách khoa. Khâm phục.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm