Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Họ uống rượu cần


Theo các già làng người Ê-đê, từ xa xưa trong các Trường ca, Anh hùng ca (Sử thi) như: Đam San, Xinh Nhã… rượu cần đã từng được nhắc đến khi tổ chức hội hè để mừng chiến công. Người Ê-đê hiện vẫn còn lưu truyền 2 câu thơ: “Có rượu cần mới biết được việc/ Có thuốc lá mới hỏi được câu” để nói lên tầm quan trọng của rượu cần trong cuộc sống hằng ngày. (Viết Hữu-Dân trí)


Hình ảnh: Xứ Thượng...
Họ uống rượu cần
Theo các già làng người Ê-đê, từ xa xưa trong các Trường ca, Anh hùng ca (Sử thi) như: Đam San, Xinh Nhã… rượu cần đã từng được nhắc đến khi tổ chức hội hè để mừng chiến công. Người Ê-đê hiện vẫn còn lưu truyền 2 câu thơ: “Có rượu cần mới biết được việc/ Có thuốc lá mới hỏi được câu” để nói lên tầm quan trọng của rượu cần trong cuộc sống hằng ngày. (Viết Hữu-Dân trí)
“Rượu cần ngon là khi uống vào lưỡi có mùi cay, vị ngọt nồng nàn, nóng ấm râm ran! Có khi rượu cần ngon là uống vào trong miệng có vị lạt, một chút đắng….” (Theo già làng Ama Bích, buôn Tring, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk)Tác phẩm Câu Chuyện Vui của Bảo Hưng                                                          Hình ảnh: Xứ Thượng...
“Rượu cần ngon là khi uống vào lưỡi có mùi cay, vị ngọt nồng nàn, nóng ấm râm ran! Có khi rượu cần ngon là uống vào trong miệng có vị lạt, một chút đắng….” (Theo già làng Ama Bích, buôn Tring, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk)
Tác phẩm Câu Chuyện Vui của Bảo Hưng




Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Chim Bìm Bịp


Khi chiều xuống trên cánh đồng Buôn Trấp, chim bìm bịp bắt đầu kêu nhau. Tiếng "Bìm ! bịp ! ịp! ịp!..." không ngớt phát ra từ trong những bụi lau sậy um tùm mọc dọc theo bờ sông Krông Ana. Chúng cũng thường xuất hiện ở các rẫy cà phê, vẫn kêu những tiếng kêu nghèn nghẹn u buồn đó. Làm cho người ở lại một mình trong chòi chiều thêm cảm giác cô đơn lay lắt...
Trích đoạn trong Thương Lắm Bìm Bịp Ơi của Đỗ Xuân Thu : "Có điều lạ là chim thì hót nhưng với chim bìm bịp người ta chỉ nói “bìm bịp kêu”. Tiếng kêu của nó buồn lắm. Chẳng biết có đúng nó mang bầu tâm sự nào không mà đôi mắt bìm bịp lúc nào cũng buồn rười rượi, đỏ hoe như người vừa mới khóc. Bộ lông nâu của nó như bộ áo nâu sồng của cô gái đi tu. Chuyện xưa kể rằng, con bìm bịp vốn dĩ là một cô gái xinh đẹp, dịu hiền nhưng chỉ vì một phút vô tình đã bỏ mất trái tim của chằn tinh con, không dâng lên đến Phật như lời đã hứa. Cho nên, nó phải rong ruổi khắp nơi hết bụi nọ đến lùm kia, sống chui lủi để tìm lại trái tim đã mất và đeo mang tiếng kêu “bìm bịp”, tức là “tội nghiệp” đến suốt đời.





Trái Thù Lù


Cho dù rừng rú nơi xứ Thượng cứ bị lui dần, nhiều cây trái hẳn sẽ biến mất theo... Nhưng có một cây trong những cây in dấu tuổi thơ vẫn ở lại ruộng rẫy đồi nương. Đó là cây thù lù.
Xin trích một đoạn văn của nhà thơ xa quê hương nói về trái cây ấy..."Mỗi lần thấy nó, tôi liên tưởng ngay đến trái thù lù ở quê nhà.
Nếu gọi là thù lù thì chính trái Potomalis ở đây mới đúng nghĩa, bởi vì nó to...thù lù. Còn ở quê nhà, trái chỉ to bằng đầu ngón tay út. Họa hoằn lắm mới có một trái tạm gọi là to, nhưng cũng chỉ nhỉnh hơn chút mà thôi. Nhỏ như vậy sao lại gọi là trái thù lù ?. Hay là vì nó tròn vo, đầy đặn, bóng lưởng lúc đến độ chín ! Cũng có thể gọi như vậy từ một nghĩa khác. Tiếng gọi nhân gian truyền khẩu,có lý do và ý nghĩa riêng của nó. Định bụng hôm nào rảnh rỗi, ghé qua Thư viện để tìm hiểu về loại trái cây này."(Trần Huy Sao)





Con đường đất đỏ



"Đường mòn đất đỏ ở Cao Nguyên thật là một hình ảnh kỳ thú, cứ trườn mình mãi, đi tới trước như không biết mỏi. 
Những đường mòn ấy dẫn mãi vào những buôn, sóc xa tít mù đi hàng mấy ngày đường bộ. Ở trong đó là cuộc đời riêng của người Thượng, cổ sơ chất phác, sống tự nhiên với thiên nhiên, săn thú, gieo lúa, coi như chung quanh chưa từng có một guồng máy cơ giới văn minh chuyển mình cuồng loạn. Mỗi năm vài lần cần đi đổi muối, chỉ lúc ấy họ mới thấy được mặt mũi những người thị dân má hồng môi đỏ...” (Trần Cao Lĩnh trong Bóng dáng Người Thượng)
Hình ảnh: Xứ Thượng...
Con đường đất đỏ
     "Đường mòn đất đỏ ở Cao Nguyên thật là một hình ảnh kỳ thú, cứ trườn mình mãi, đi tới trước như không biết mỏi. 
      Những đường mòn ấy dẫn mãi vào những buôn, sóc xa tít mù đi hàng mấy ngày đường bộ. Ở trong đó là cuộc đời riêng của người Thượng, cổ sơ chất phác, sống tự nhiên với thiên nhiên, săn thú, gieo lúa, coi như chung quanh chưa từng có một guồng máy cơ giới văn minh chuyển mình cuồng loạn. Mỗi năm vài lần cần đi đổi muối, chỉ lúc ấy họ mới thấy được mặt mũi những người thị dân má hồng môi đỏ...” (Trần Cao Lĩnh trong Bóng dáng Người Thượng)

Chiếc gùi

Đọc " Cả Sơn Nguyên Trong Một Chiếc Gùi " của Nguyễn Hàng Tình, mình mới nhận ra cái đẹp tiềm ẩn trong đời sống của người Tây Nguyên gắn liền với chiếc gùi ...
" Họ gùi niềm kiêu hãnh của họ, sự vĩ đại của họ, và cả số phận của họ. Họ gùi từ xã hội công xã bộ lạc vào xã hội bán khai, từ bán khai vào xã hội cộng hoà, từ xã hội cộng hoà vào thời đại toàn cầu hoá. Có một sự cứng rắn huyền ảo trên đôi lưng kia. Chẳng có tượng đài nào hay ho nhất về Tây Nguyên bằng tượng người phụ nữ gùi cả. Hình ảnh họ hiện ra trên sườn núi, dưới thung sâu, ven sông, ven suối. Và đường về làng đẹp như một bản hoan ca. Chiếc gùi làm sống động đời sống người sơn cước, làm lung linh nền kinh tế rẫy nương, nó vận vào nhà sàn, nó vận hơi thở, tâm hồn của người làng, buôn. " (Trích đoạn)
Hình ảnh: Xứ Thượng
Chiếc gùi
Đọc " Cả Sơn Nguyên Trong Một Chiếc Gùi " của Nguyễn Hàng Tình, mình mới nhận ra cái đẹp tiềm ẩn trong đời sống của người Tây Nguyên gắn liền với chiếc gùi ...
" Họ gùi niềm kiêu hãnh của họ, sự vĩ đại của họ, và cả số phận của họ. Họ gùi từ xã hội công xã bộ lạc vào xã hội bán khai, từ bán khai vào xã hội cộng hoà, từ xã hội cộng hoà vào thời đại toàn cầu hoá. Có một sự cứng rắn huyền ảo trên đôi lưng kia. Chẳng có tượng đài nào hay ho nhất về Tây Nguyên bằng tượng người phụ nữ gùi cả. Hình ảnh họ hiện ra trên sườn núi, dưới thung sâu, ven sông, ven suối. Và đường về làng đẹp như một bản hoan ca. Chiếc gùi làm sống động đời sống người sơn cước, làm lung linh nền kinh tế rẫy nương, nó vận vào nhà sàn, nó vận hơi thở, tâm hồn của người làng, buôn.  " (Trích đoạn)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Mang bóng dáng nhà dài Ê Đê...


Nhà thờ Sơn Cước ở trên Đà Lạt
Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với đồng bào dân tộc và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1966.


Grand Bungalow ở Ban Mê Thuột 
Bao gồm 2 cơ quan : Bộ chỉ huy Việt trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (tiếng Anh: The US Military Assistance Command, Vietnam), viết tắt là MACV và Phái bộ Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group),viết tắt là MAAG.






Grand Bungalow ở Ban Mê Thuột đã bị cháy...
Hình ảnh: Grand Bungalow ở Ban Mê Thuột đã bị cháy...

Biệt Điện Bảo Đại ở Hồ Lăk
Khi đến với quần thể du lịch Hồ Lắk, một địa điểm có thể nhìn tổng quan cảnh hồ là ngôi nhà nghỉ mát của cựu Hoàng đế Bảo Đại. Đây là nơi Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Biệt điện nằm ở độ cao 422 mét so với mặt nước biển, qua năm tháng và nắng mưa nhưng vẫn lưu giũ di tích lịch sử, ẩn chứa phong cách kiến trúc của cả phương Đông và phương Tây. Mái ngói, sàn gỗ trong khung cảnh yên ả nơi núi rừng – biệt điện Bảo Đại đã trở thành di tích lịch sử của thành phố Buôn Ma Thuột.
Hình ảnh: Biệt Điện Bảo Đại ở Hồ Lăk
Khi đến với quần thể du lịch Hồ Lắk, một địa điểm có thể nhìn tổng quan cảnh hồ là ngôi nhà nghỉ mát của cựu Hoàng đế Bảo Đại. Đây là nơi Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Biệt điện nằm ở độ cao 422 mét so với mặt nước biển, qua năm tháng và nắng mưa nhưng vẫn lưu giũ di tích lịch sử, ẩn chứa phong cách kiến trúc của cả phương Đông và phương Tây. Mái ngói, sàn gỗ trong khung cảnh yên ả nơi núi rừng – biệt điện Bảo Đại đã trở thành di tích lịch sử của thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhà thờ Tin Lành đầu tiên ở Ban Mê Thuột
Chi Hội Tin Lành Buôn Alê A - Nguyên là Hội Thánh Tin Lành Buôn Ma Thuột, được thành lập đầu tiên tại Đăk Lăk năm 1932, tọa lạc tại cổng số 1 - Quốc lộ 14 (nay là đường Lê Duẩn)
Đầu tiên nhà thờ được xây cất bằng tranh. Đến năm 1948, nhà thờ Buôn Ma Thuột được xây cất bằng gạch, mái ngói.(trích theo HTTLVN)



Chùa Khải Đoan

Chùa Khải Đoan nằm giữa đường Phan Bội Châu và Quang Trung, thuộc phường Thống Nhất – Tp. Buôn Ma Thuột. Chùa là trung tâm sinh hoạt của Phật giáo tỉnh ĐăkLăk, ra đời và gắn liền với một bộ phận dân cư thành phố. Về kiến trúc – mỹ thuật, chùa có nhiều nét độc đáo, kết hợp hài hòa 2 lối kiến trúc Kinh – Thượng. Về lịch sử, chùa Khải Đoan là ngôi chùa Sắc Tứ đầu tiên trên vùng Cao Nguyên và là cuối cùng của Triều Nguyễn. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo có mặt tại ĐăkLăk, được xây dựng vào năm 1951. Chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc hiến cúng cho Tổng hội Phật giáo Trung phần. Bấy giờ Hòa thượng Thích Trí Thủ, Trị sự Trưởng Tổng Hội Phật giáo trung phần, tiếp nhận và công cử Hòa Thượng Thích Đức Thiệu thay mặt Tổng hội trông coi xây dựng. Về phía hoàng triều, bà Từ Cung đặt cử thứ phi Mộng Điệp theo dõi việc tôn tạo. Kinh phí xây dựng ban đầu do bà Từ Cung hỷ cúng, thêm vào đó là công đức của bá tánh thập phương.(Trích Khải Đoan Ngôi Tổ Đình Thân Yêu của Nhuận Nguyên-Lê Hữu).

Hình ảnh: Mang bóng dáng nhà dài Ê Đê...

Chùa Khải Đoan

Chùa Khải Đoan nằm giữa đường Phan Bội Châu và Quang Trung, thuộc phường Thống Nhất – Tp. Buôn Ma Thuột. Chùa là trung tâm sinh hoạt của Phật giáo tỉnh ĐăkLăk, ra đời và gắn liền với một bộ phận dân cư thành phố. Về kiến trúc – mỹ thuật, chùa có nhiều nét độc đáo, kết hợp hài hòa 2 lối kiến trúc Kinh – Thượng. Về lịch sử, chùa Khải Đoan là ngôi chùa Sắc Tứ đầu tiên trên vùng Cao Nguyên và là cuối cùng của Triều Nguyễn. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo có mặt tại ĐăkLăk, được xây dựng vào năm 1951. Chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc hiến cúng cho Tổng hội Phật giáo Trung phần. Bấy giờ Hòa thượng Thích Trí Thủ, Trị sự Trưởng Tổng Hội Phật giáo trung phần, tiếp nhận và công cử Hòa Thượng Thích Đức Thiệu thay mặt Tổng hội trông coi xây dựng. Về phía hoàng triều, bà Từ Cung đặt cử thứ phi Mộng Điệp theo dõi việc tôn tạo. Kinh phí xây dựng ban đầu do bà Từ Cung hỷ cúng, thêm vào đó là công đức của bá tánh thập phương.(Trích Khải Đoan Ngôi Tổ Đình Thân Yêu của Nhuận Nguyên-Lê Hữu).

Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột
Nguyên thủy nơi đây là Nhà dòng do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng. Về sau, Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Cơ sở Nhà dòng đã được Giám mục Kontum đã cho mua lại để các linh mục trong hạt Banmêthuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai. Một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh Giá di chuyển từ Kontum xuống ở tạm trong khi chờ đợi xây cất Nhà dòng. Do đó, nơi này còn gọi là Nhà Chung Ban Mê Thuột.
Sau khi Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập, ngôi nhà này được chuyển thành Tòa Giám mục Ban Mê Thuột.

Hình ảnh: Mang bóng dáng nhà dài Ê Đê...
Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột
Nguyên thủy nơi đây là Nhà dòng do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng. Về sau, Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Cơ sở Nhà dòng đã được Giám mục Kontum đã cho mua lại để các linh mục trong hạt Banmêthuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai. Một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh Giá di chuyển từ Kontum xuống ở tạm trong khi chờ đợi xây cất Nhà dòng. Do đó, nơi này còn gọi là Nhà Chung Ban Mê Thuột.
Sau khi Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập, ngôi nhà này được chuyển thành Tòa Giám mục Ban Mê Thuột.

Trường Kỹ THuật Y Jut Ban Mê Thuột
Trong bài viết " Ngôi trường đầu tiên tôi dạy" của thầy Huỳnh Ái Tông đã ghi lại " Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột có tên chính thức là Trung Học Kỹ Thuật Y-Út, được Mỹ xây dựng qua chương trình viện trợ Mỹ, được cất trong khu đất của Trường Tiểu Học Ban Mê Thuột, trước kia nó có một lớp dạy nghề, từ cơ sở đó xây dựng lên. Tưởng cũng nên nói thêm đây là khu đất rộng, nên năm 1957 chánh phủ có mở cuộc triển lãm tại đây. Trong lễ khai mạc ngày 21-5-1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa, đã bị ám sát, ông Diệm thoát nạn, nhưng hình như ông Bộ trưởng Canh Nông bị tử thương.

So với thành phố Ban Mê Thuột vào thời đó, Trường Kỹ Thuật Y-Út là một công trình đẹp nhất tỉnh, những buổi lễ lớn có Tổng thống chủ tọa, hoặc lễ của Quân Đoàn 2, hoặc của Tòa Tỉnh thường mượn Trường để tổ chức."



Trường Sư Phạm Cao Nguyên.
Ngày ấy, thầy Phú Thành Sang dẫn đám học trò đến thăm thầy, đi khắp nơi trong trường Sư Phạm Cao Nguyên. Đi giữa hai hàng hoa anh đào nở kín từng cành dài đưa đẩy theo gió, một thoáng ấm áp cho những ai ở trọ xa nhà. Những dãy nhà dài nghiêng mái nhọn giống nhau, và thêm mái nhà nho nhỏ kế tiếp nữa. Nhìn với cảm giác như mẹ với con... Bây giờ, nó chỉ còn là một góc nào đó trong trường Đại Học Tây Nguyên rộng lớn. Hoa anh đào cũng đã được thay bằng hoa phượng tím lãng mạn hơn...Có dịp, chắc mình phải vào thăm nó một tí !

Hình ảnh: Mang bóng dáng nhà dài Ê Đê...
Trường Sư Phạm Cao Nguyên.
Ngày ấy, thầy Phú Thành Sang dẫn đám học trò đến thăm thầy, đi khắp nơi trong trường Sư Phạm Cao Nguyên. Đi giữa hai hàng hoa anh đào nở kín từng cành dài đưa đẩy theo gió, một thoáng ấm áp cho những ai ở trọ xa nhà. Những dãy nhà dài nghiêng mái nhọn giống nhau, và thêm mái nhà nho nhỏ kế tiếp nữa. Nhìn với cảm giác như mẹ với con... Bây giờ, nó chỉ còn là một góc nào đó trong trường Đại Học Tây Nguyên rộng lớn. Hoa anh đào cũng đã được thay bằng hoa phượng tím lãng mạn hơn...Có dịp, chắc mình phải vào thăm nó một tí !

Biệt Điện Bảo Đại
Người ta thường nhắc đến một số người đẹp là Bùi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Jenny Woong (Hoàng Tiểu Lan), Lê Thị Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Vicky… Trong số đó, Mộng Điệp là người được Bảo Đại rất sủng ái, dù không có hôn thú nhưng bà thường được dân gian gọi là “thứ phi”, hoặc “người tình phương Bắc” của hoàng đế.

Dù cưng chiều người đẹp này, nhưng để tránh điều tiếng và cũng không muốn Nam Phương hoàng hậu buồn nên Bảo Đại cho sửa sang lại dinh Công sứ ở Buôn Mê Thuột làm nơi an dưỡng, hàng tuần lấy cớ về đây nghỉ ngơi nhưng thực ra là chỗ ở cùng với Mộng Điệp sau mỗi cuộc đi săn và đánh quần vợt. ( Theo SBD- báo Thể Thao VN )

Hình ảnh: Mang bóng dáng nhà dài Ê Đê...
Biệt Điện Bảo Đại
Người ta thường nhắc đến một số người đẹp là Bùi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Jenny Woong (Hoàng Tiểu Lan), Lê Thị Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Vicky… Trong số đó, Mộng Điệp là người được Bảo Đại rất sủng ái, dù không có hôn thú nhưng bà thường được dân gian gọi là “thứ phi”, hoặc “người tình phương Bắc” của hoàng đế.

Dù cưng chiều người đẹp này, nhưng để tránh điều tiếng và cũng không muốn Nam Phương hoàng hậu buồn nên Bảo Đại cho sửa sang lại dinh Công sứ ở Buôn Mê Thuột làm nơi an dưỡng, hàng tuần lấy cớ về đây nghỉ ngơi nhưng thực ra là chỗ ở cùng với Mộng Điệp sau mỗi cuộc đi săn và đánh quần vợt. ( Theo SBD- báo Thể Thao VN )

Mật ong rừng

Cách nhận biết mật ong rừng " xịn ".
(Theo Vũ Mạnh Khởi- Báo Đại Đoàn Kết)
- Lấy một chiếc đũa nhúng vào chai mật ong, cho nhỏ một giọt mật vào cốc nước, nếu giọt mật rơi thẳng xuống đáy cốc là mật ong thật.

- Nhỏ một giọt mật lên tờ giấy trắng rồi cầm nghiêng tờ giấy, nếu mật ong không chảy là thật, do mật ong thật thấm vào giấy rất chậm, còn loại mật ong giả thì chỉ vừa phết lên giấy là đã thấm ướt ngay.

- Dùng một que tre sạch khuấy đều, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác sẽ bị đục.

- Dùng một chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi. Khi sợi mật đứt, nếu nó co lại thành hình cục tròn thì đấy là loại mật tốt.

- Mật ong nguyên chất khi cho vào miệng sẽ tan rất nhanh.
Hình ảnh: Cách nhận biết mật ong rừng " xịn ".
(Theo Vũ Mạnh Khởi- Báo Đại Đoàn Kết)
- Lấy một chiếc đũa nhúng vào chai mật ong, cho nhỏ một giọt mật vào cốc nước, nếu giọt mật rơi thẳng xuống đáy cốc là mật ong thật.

- Nhỏ một giọt mật lên tờ giấy trắng rồi cầm nghiêng tờ giấy, nếu mật ong không chảy là thật, do mật ong thật thấm vào giấy rất chậm, còn loại mật ong giả thì chỉ vừa phết lên giấy là đã thấm ướt ngay.

- Dùng một que tre sạch khuấy đều, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác sẽ bị đục.

- Dùng một chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi. Khi sợi mật đứt, nếu nó co lại thành hình cục tròn thì đấy là loại mật tốt.

- Mật ong nguyên chất khi cho vào miệng sẽ tan rất nhanh.

Lấy mật tổ ong ruồi.
“Ong lấy mật có nhiều loại như ong ruồi, ong mật, ong dú, ong sắc… Hai loại ong dú và ong ruồi thì hiền, dễ tiếp cận tổ của chúng để lấy mật. Còn loài ong mật và ong sắc cực kỳ hung dữ, khi gặp người hay vật xâm phạm tổ, chúng sẵn sàng tấn công quyết liệt. Dân lấy mật sợ nhất hai loại ong này”

Hình ảnh: Lấy mật tổ ong ruồi.
“Ong lấy mật có nhiều loại như ong ruồi, ong mật, ong dú, ong sắc… Hai loại ong dú và ong ruồi thì hiền, dễ tiếp cận tổ của chúng để lấy mật. Còn loài ong mật và ong sắc cực kỳ hung dữ, khi gặp người hay vật xâm phạm tổ, chúng sẵn sàng tấn công quyết liệt. Dân lấy mật sợ nhất hai loại ong này”

Tháng ba mùa con ong đi lấy mật...
Cũng là lúc người ta vào rừng " ăn ong". Người thợ ăn ong giỏi là phải biết phát hiện ra tổ ong giữa rừng núi bạt ngàn thâm u. Trên đường bay về sau khi lấy phấn hoa, loài ong thường tìm chỗ có nước uống, phải đoán được nó bay về hướng nào thì tổ sẽ có ở hướng đó.( Trích Rừng Ngọt của Vũ Mạnh Khởi )

Hình ảnh: Tháng ba mùa con ong đi lấy mật...
Cũng là lúc người ta vào rừng " ăn ong". Người thợ ăn ong giỏi là phải biết phát hiện ra tổ ong giữa rừng núi bạt ngàn thâm u. Trên đường bay về sau khi lấy phấn hoa, loài ong thường tìm chỗ có nước uống, phải đoán được nó bay về hướng nào thì tổ sẽ có ở hướng đó.( Trích Rừng Ngọt của Vũ Mạnh Khởi )

Ơi M’Drak, M’Drak...

ƠI ! M' DRĂK !


Nơi đây thảo nguyên, từng đàn bò đùa nắng tung tăng mặt trời
Du dương kèn Đinh Năm, xa xăm ngọn Chư Prông, xa xăm biển rộng
Tôi sinh, sinh từ nơi đây, cha tôi cũng sinh từ nơi đây…
Ơi M’Đrak, M’Đrak ơi…
Bao nhiêu vì sao… đêm đêm về đây bên cây lửa hồng
Bên tôi giọng trầm ấm, cha tôi kể khan mơ Đăm San trở về
Tôi mơ… Bay trong ngàn vì sao lung linh màu thảo nguyên
Ơi M’Đrak…M’Đrak ơi
...
( Nhạc sĩ Nguyễn Cường )



Ơi M’Drak, M’Drak… Lời bài hát Moan đặt cho những ca khúc Nguyễn Cường là thơ của Moan đấy. Thơ ấy đậm chất Moan, chất Tây nguyên hoang dã và phóng khoáng: Mùa cành củi khô rụng/Mùa bồ câu rụng/Tao lại nhớ về M’drak/Nơi mẹ đẻ ra mày/Nơi mẹ đẻ ra tao /Ở gốc cây cổ thụ…Ơi M’drak, M’drak! Gái trai quê tôi da nâu mắt sáng/vóc dáng hiền hòa/…Tôi đi khắp đất trời xa xôi/Không nơi nào như quê tôi… Rượu đang vào, bỗng Y Moan làm tôi giật mình : “Thôi chết rồi. Đã đến giờ lên máy bay đi Hà Nội dự Liên hoan âm nhạc Asean!” Moan buông ly, mặc vội quần áo, tôi vơ lấy cái xe máy cà tàng Moan để ở sân rồ ga đưa Y Moan ra sân bay Buôn Ma Thuột. Vừa lúc máy bay chuẩn bị cất cánh, khiến Y Moan vừa chạy ra máy bay vừa vẫy tay la toáng lên. Cái sân bay cao nguyên bữa ấy hoảng hồn một phen, và có lẽ sẽ báo động nếu người ta không nhận ra người đang lao tới máy bay là… ca sĩ Y Moan quen thuộc…Mấy hôm sau, được tin Y Moan đoạt huy chương bạc giọng hát Asean tại Hà Nội…( Trích đoạn " Ơi.M'drăk - YMoan- Nguyễn Cường" của Tân Linh 



Ngày xưa M’Drak có tên là Khánh Dương, và thuộc về tỉnh Khánh Hòa. Sau 75 sát nhập về lại Daklak và mang tên M’Drak từ …thuở ấy. Vì nằm giáp ranh nên khí hậu của M’Drak ảnh hưởng cả hai nơi, khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m nên khí hậu huyện có nhiều nét thú vị: nhiệt độ trung bình năm khá thấp, số giờ nắng trung bình 1.700 giờ/năm, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm.
M’Drak là một cao nguyên hùng vĩ với những đồi cỏ mênh mông nối tiếp nhau trải dài vô tận, gợi nhớ những thảo nguyên Mông Cổ ...Trích đoạn " Y Moan & Ơi M'Drak" của Trần Can

Bến nước buôn làng

Hình ảnh: Xứ Thượng...

BẾN NƯỚC BUÔN LÀNG
Trong lòng thung rợp mát, từ những ống bương, ống nhựa cắm vào vách đá cây cối rậm rì, nước tuôn dào dạt. Mấy đứa trẻ tồng ngồng vừa tắm vừa nô đùa rộn rã, làn da nâu bóng lấp lánh sáng nước. Vài thiếu nữ mặc nguyên quần áo tắm, e ấp những đường cong. Trước kia người ta đựng nước vào quả bầu khô, này dùng bằng những can, chai nhựa...
Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư lên Tây Nguyên hàng ngàn năm nhưng trong sâu thẳm văn hóa của họ, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, nhiều buôn làng trù phú với hàng chục ngôi nhà dài trông như một hạm đội đang rẽ sóng. Làng được lập khi tìm thấy nguồn nước tốt. Người có công tìm ra nguồn nước được dân làng tôn làm chủ bến, có nghĩa vụ đặc biệt coi sóc bến nước và chủ trì lễ cúng hằng năm. Bến nước Ê Đê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Nước pha rượu cần phải là nước “tươi”, lấy trực tiếp từ bến, không đun nấu gì rượu mới ngon...( Trích " XÔN XAO BẾN NƯỚC ĐẠI NGÀN " của Nguyễn Phương Liên ) 

Đồng bào Ê đê quan niệm rằng được mùa hay mất mùa, buôn làng bình yên hay dịch bệnh… là do các vị thần ngự trị ở bến nước che chở. Do đó, việc gìn giữ bến nước trong sạch, bảo vệ được khu rừng, sông suối, dòng thác ở gần bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ngày xưa, đồng bào Ê đê thường chọn những khu đất bằng phẳng, cạnh sông suối, ao hồ để dựng nhà, lập làng. Sau khi lập làng thì đồng bào thường cử một người có uy tín đứng ra làm chủ bến nước (khoa pin ea). Xung quanh bến nước có những kiêng kỵ và luật tục riêng, nếu ai phạm phải một trong những kiêng kỵ đó sẽ bị cộng đồng khiển trách và xử phạt theo quy định của buôn làng. Bến nước gắn bó với từng cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ mới sinh ra được các bà, các mẹ mang đi tắm ở bến nước. Lớn lên, công việc thường ngày của các thiếu nữ vào sáng sớm là xếp các quả bầu vào gùi, xuống bến lấy nước, rồi sau đó mới về giã gạo nấu cơm, phục vụ bữa sáng cho gia đình. Mỗi khi chiều buông thì nơi vui nhất trong buôn làng chính là bến nước. Sau một ngày làm việc vất vả, đồng bào thường tập trung ở bến nước để tắm giặt, lấy nước, trao đổi chuyện mùa màng, làm ăn, kinh nghiệm sống. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, đồng bào đều ghé vào bến nước rửa chân rồi mới bước lên sàn nhà. Bến nước còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Ê đê, rồi nên vợ nên chồng. Do đó, bến nước đã đi vào lời ca, tiếng hát của đồng bào Ê đê một cách tự nhiên như những gì vốn có “Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm/ Đêm nằm anh càng thương càng nhớ…” hay  “Ở bến nước của nhà ai/ Mà phía trên trong màu ngọc/ Mà phía dưới đục màu chì/ Như bến nước của Hơ Kung, Y Du…”. ( Trích " BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ" của Mỹ Hằng
Trong lòng thung rợp mát, từ những ống bương, ống nhựa cắm vào vách đá cây cối rậm rì, nước tuôn dào dạt. Mấy đứa trẻ tồng ngồng vừa tắm vừa nô đùa rộn rã, làn da nâu bóng lấp lánh sáng nước. Vài thiếu nữ mặc nguyên quần áo tắm, e ấp những đường cong. Trước kia người ta đựng nước vào quả bầu khô, này dùng bằng những can, chai nhựa...
Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư lên Tây Nguyên hàng ngàn năm nhưng trong sâu thẳm văn hóa của họ, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, nhiều buôn làng trù phú với hàng chục ngôi nhà dài trông như một hạm đội đang rẽ sóng. Làng được lập khi tìm thấy nguồn nước tốt. Người có công tìm ra nguồn nước được dân làng tôn làm chủ bến, có nghĩa vụ đặc biệt coi sóc bến nước và chủ trì lễ cúng hằng năm. Bến nước Ê Đê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Nước pha rượu cần phải là nước “tươi”, lấy trực tiếp từ bến, không đun nấu gì rượu mới ngon...( Trích " XÔN XAO BẾN NƯỚC ĐẠI NGÀN " của Nguyễn Phương Liên )

Đồng bào Ê đê quan niệm rằng được mùa hay mất mùa, buôn làng bình yên hay dịch bệnh… là do các vị thần ngự trị ở bến nước che chở. Do đó, việc gìn giữ bến nước trong sạch, bảo vệ được khu rừng, sông suối, dòng thác ở gần bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ngày xưa, đồng bào Ê đê thường chọn những khu đất bằng phẳng, cạnh sông suối, ao hồ để dựng nhà, lập làng. Sau khi lập làng thì đồng bào thường cử một người có uy tín đứng ra làm chủ bến nước (khoa pin ea). Xung quanh bến nước có những kiêng kỵ và luật tục riêng, nếu ai phạm phải một trong những kiêng kỵ đó sẽ bị cộng đồng khiển trách và xử phạt theo quy định của buôn làng. Bến nước gắn bó với từng cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ mới sinh ra được các bà, các mẹ mang đi tắm ở bến nước. Lớn lên, công việc thường ngày của các thiếu nữ vào sáng sớm là xếp các quả bầu vào gùi, xuống bến lấy nước, rồi sau đó mới về giã gạo nấu cơm, phục vụ bữa sáng cho gia đình. Mỗi khi chiều buông thì nơi vui nhất trong buôn làng chính là bến nước. Sau một ngày làm việc vất vả, đồng bào thường tập trung ở bến nước để tắm giặt, lấy nước, trao đổi chuyện mùa màng, làm ăn, kinh nghiệm sống. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, đồng bào đều ghé vào bến nước rửa chân rồi mới bước lên sàn nhà. Bến nước còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Ê đê, rồi nên vợ nên chồng. Do đó, bến nước đã đi vào lời ca, tiếng hát của đồng bào Ê đê một cách tự nhiên như những gì vốn có “Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm/ Đêm nằm anh càng thương càng nhớ…” hay “Ở bến nước của nhà ai/ Mà phía trên trong màu ngọc/ Mà phía dưới đục màu chì/ Như bến nước của Hơ Kung, Y Du…”. ( Trích " BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ" của Mỹ Hằng


Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Xứ Thượng trong ký ức của tôi... Ngày xưa, lần đầu được thấy con voi của người Thượng, cứ chạy theo nhìn hoài...



Ngày xưa, lần đầu được thấy con voi của người Thượng, cứ chạy theo nhìn hoài...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Ngày xưa, lần đầu được thấy con voi của người Thượng, cứ chạy theo nhìn hoài...

Vẫn cái thời đi tắm suối Bury, đi ngang qua bãi rác to đùng, thấy người Thượng cầm nỏ đi săn quạ. Con chim đen tuyền này ở đâu ra nhiều thế, chúng bay lượn rồi đậu hết vào cây cầy gần đấy. Mũi tên đi trượt làm động bầy chim, chúng bay loạn cả lên cất tiếng kêu gọi nhau ...quạ !...quạ !
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Vẫn cái thời đi tắm suối Bury, đi ngang qua bãi rác to đùng, thấy người Thượng cầm nỏ đi săn quạ. Con chim đen tuyền này ở đâu ra nhiều thế, chúng bay lượn rồi đậu hết vào cây cầy gần đấy. Mũi tên đi trượt làm động bầy chim, chúng bay loạn cả lên cất tiếng kêu gọi nhau ...quạ !...quạ !
(Ảnh trên mạng)

Cỏ đuôi chồn mọc hoang rất nhiều
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Cỏ đuôi chồn mọc hoang rất nhiều

Cây cúc quỳ mọc khắp những vạt đất trống hai bên đường...Ngày xưa, mẹ sai đi hái lá về tắm heo trị ghẻ, cứ chạy ra con đường dẫn xuống hồ Piscine...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Cây cúc quỳ mọc khắp những vạt đất trống hai bên đường...Ngày xưa, mẹ sai đi hái lá về tắm heo trị ghẻ, cứ chạy ra con đường dẫn xuống hồ Piscine...

CHIM CHƠ_RAO
...
Còn đàn chim Chơ-rao bay qua bay qua dưới bầu trời 
Còn dòng sông Ya-un-pa trôi qua trôi qua dưới mặt trời
Còn yêu em, anh còn thương em mãi người hỡi...(nhạc sĩ Trần Tiến)
...
Trong sử thi của người Êđê có con chim chơ rao, tương truyền đó là con chim mạnh mẽ, thông tuệ nhất của đại ngàn.

Tôi mới biết chim Chrao của bà con Tây nguyên là chim chèo bẻo. Loài chim được mệnh danh là “dũng sĩ”, nhỏ nhưng đoàn kết và dũng mãnh, sẵn sàng đánh bại cả những loài to hơn gấp mấy lần. (Nguyễn Văn Mỹ)

Hình ảnh: CHIM CHƠ_RAO
...
Còn đàn chim Chơ-rao bay qua bay qua dưới bầu trời 
Còn dòng sông Ya-un-pa trôi qua trôi qua dưới mặt trời
Còn yêu em, anh còn thương em mãi người hỡi...(nhạc sĩ Trần Tiến)
...
Trong sử thi của người Êđê có con chim chơ rao, tương truyền đó là con chim mạnh mẽ, thông tuệ nhất của đại ngàn.
 
Tôi mới biết chim Chrao của bà con Tây nguyên là chim chèo bẻo. Loài chim được mệnh danh là  “dũng sĩ”, nhỏ nhưng đoàn kết và dũng mãnh, sẵn sàng đánh bại cả những loài to hơn gấp mấy lần. (Nguyễn Văn Mỹ)

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Ban Mê để nhớ...

Có những con đường đất lầy lội, xấu xí...nhưng rất đỗi thân quen
Hình ảnh: Xứ Thượng ...
Có những con đường đất lầy lội, xấu xí...nhưng rất đỗi thân quen

Con đường đất đỏ
Xe "công nông" rất hữu dụng cho nhà nông, nhưng phá đường lại là số 1 !
Hình ảnh: Con đường đất đỏ
Xe "công nông" rất hữu dụng cho nhà nông, nhưng phá đường lại là số 1 !

Xứ Thượng ...mờ sương !

Có những buổi sáng sớm đùa nghịch với hơi thở của mình...ngày ấy, miệng mình phù phù ra khói rất vui...Bây giờ, do môi trường biến đổi làm khí hậu nóng dần lên làm mất cái chuyện giơ tay lên hít hà với hơi khói của mình rồi...
Hình ảnh: Xứ Thượng ...mờ sương !

Có những buổi sáng sớm đùa nghịch với hơi thở của mình...ngày ấy, miệng mình phù phù ra khói rất vui...Bây giờ, do môi trường biến đổi làm khí hậu nóng dần lên làm mất cái chuyện giơ tay lên hít hà với hơi khói của mình rồi...

Nắng bụi
Hình ảnh: Xứ Thượng...

Nắng bụi

Mưa bùn
Hình ảnh: Xứ Thượng...

Mưa bùn

Xứ Thượng trong kí ức của tôi... Ai đã từng băng ngang công viên trước Biệt Điện, thế nào cũng ngồi gỡ những bông cỏ mây bám dính đầy hai ống quần...

Hoa cỏ may
Ai đã từng băng ngang công viên trước Biệt Điện, thế nào cũng ngồi gỡ những bông cỏ mây bám dính đầy hai ống quần...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong kí ức của tôi...
Ai đã từng băng ngang công viên trước Biệt Điện, thế nào cũng ngồi gỡ những bông cỏ mây bám dính đầy hai ống quần...

Hoa mắc cở
Cây gai mắc cở mọc nhiều nơi trên cao nguyên đất đỏ. Ham chơi như mình thì không tránh khỏi bị gai cào xước vào tay chân...Hình ảnh: Cây gai mắc cở mọc nhiều nơi trên cao nguyên đất đỏ. Ham chơi như mình thì không tránh khỏi bị gai cào xước vào tay chân...

Quả cóc rừng
Biết thêm là có cây cóc rừng cho vui, chứ không hề gây ấn tượng gì với tuổi thơ. Có lẽ những quả cóc nhà ngâm đường chấm muối ớt bán quanh trường học, đã đưa trái cóc rừng vào quên lãng...
Hình ảnh: Quả cóc rừng
Biết thêm là có cây cóc rừng cho vui, chứ không hề gây ấn tượng gì với tuổi thơ. Có lẽ những quả cóc nhà ngâm đường chấm muối ớt bán quanh trường học, đã đưa trái cóc rừng vào quên lãng...

Trái dâu rừng
Dâu rừng có hạt và nếu muốn cảm nhận rõ vị chua, bạn không nên bỏ hạt, bằng không vị ngọt thanh sẽ bao trùm đầu lưỡi. Do lớp vỏ dày nên khi ăn dâu cần bóc lớp áo đỏ bên ngoài, không cắn mà cho cả múi dâu vào miệng, ngậm một lát sau đó nuốt hẳn. Dâu rừng lúc ấy có đủ vị ngọt, chua hòa lẫn...(Vy An- VN Express )
Hình ảnh: Trái dâu rừng
Dâu rừng có hạt và nếu muốn cảm nhận rõ vị chua, bạn không nên bỏ hạt, bằng không vị ngọt thanh sẽ bao trùm đầu lưỡi. Do lớp vỏ dày nên khi ăn dâu cần bóc lớp áo đỏ bên ngoài, không cắn mà cho cả múi dâu vào miệng, ngậm một lát sau đó nuốt hẳn. Dâu rừng lúc ấy có đủ vị ngọt, chua hòa lẫn...(Vy An- VN Express )

Trái bứa rừng
Chỉ nghe đám bạn nhóc tì trong xóm khoe là đã được ăn bứa rừng. Chua chua ! Trái cây rừng chua là cái chắc !
Hình ảnh: Trái bứa rừng
Chỉ  nghe đám bạn nhóc tì trong xóm khoe là đã được ăn bứa rừng. Chua chua ! Trái cây rừng chua là cái chắc !

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Xứ Thượng trong ký ức của tôi

Ngày ấy, rẫy nương đã được dọn sạch chờ mưa đến...Họ chọc lỗ tra hạt...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Ngày ấy, rẫy nương đã được dọn sạch chờ mưa đến...Họ chọc lỗ tra hạt...

Và khi mùa rẫy lúa chín vàng...Họ tuốt lúa bằng tay !
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Và khi mùa rẫy lúa chín vàng...Họ tuốt lúa bằng tay !

Trong buôn vẫn thấy các vật nuôi, chó gà bò dê...Nhưng ấn tượng nhất khi được thấy đàn heo thả rông, chúng thường bê bết bùn đất...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Trong buôn vẫn thấy các vật nuôi, chó gà bò dê...Nhưng ấn tượng nhất khi được thấy đàn heo thả rông, chúng thường bê bết bùn đất...

Ngày xưa, lần đầu được thấy con voi của người Thượng, cứ chạy theo nhìn hoài...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Ngày xưa, lần đầu được thấy con voi của người Thượng, cứ chạy theo nhìn hoài...

Ngày ấy, họ giã gạo bằng cối...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Ngày ấy, họ giã gạo bằng cối...

Phụ nữ Thượng sẩy gạo...
Hình ảnh: Phụ nữ Thượng sẩy gạo...

Xứ Thượng trong kí ức của tôi

Chị địu em
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Chị địu em

Người mẹ địu con
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Người mẹ địu con


Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Cây So Đũa
Trước khi gia đình lên miền cao nguyên đất đỏ, tôi đã nhìn thấy cây này rất nhiều ở miệt Cần Thơ...Không biết cây so đũa theo ai mà vẫn mọc rải rác ở một vài buôn Thượng. Họ hái hoa làm món ăn...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Cây So Đũa

Trước khi gia đình lên miền cao nguyên đất đỏ, tôi đã nhìn thấy cây này rất nhiều ở miệt Cần Thơ...Không biết cây so đũa theo ai mà vẫn mọc rải rác ở một vài buôn Thượng. Họ hái hoa làm món ăn...

Trái dưa gang
Đến mùa, người dân ở buôn ALê A gùi dưa, cà, măng, bắp...lên bán ở chợ nhỏ Cổng số 1. Trái dưa gang chín rất thơm, cơm bở mềm ...
Hình ảnh: Trái dưa gang

Đến mùa, người dân ở buôn ALê A gùi dưa, cà, măng, bắp...lên bán ở chợ nhỏ Cổng số 1. Trái dưa gang chín rất thơm, cơm bở mềm ...

Trái Bắp Thượng
Nhà tôi ngày ấy ở trong trại thường gọi là Khu Gia Binh, cũng có khoảnh đất để trồng bắp. Trái bắp nhà vẫn không béo dẻo bằng trái bắp Thượng, thường có lẫn những hạt màu tím đen...Bây giờ người ta phát hiện màu tím đen đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mới hay làm sao !
Hình ảnh: Trái Bắp Thượng

Nhà tôi ngày ấy ở trong trại thường gọi là Khu Gia Binh, cũng có khoảnh đất  để trồng bắp. Trái bắp nhà vẫn không béo dẻo bằng trái bắp Thượng, thường có lẫn những hạt màu tím đen...Bây giờ người ta phát hiện màu tím đen đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mới hay làm sao !

Dưa leo Thượng
Những dịp đi rong chơi...nếu băng ngang rẫy trồng bắp hay lúa của người Thượng, sẽ thấy họ xen vào đấy những gốc dây dưa leo. Đang khát, hỏi mua họ cho ăn ngay, không bán đâu ! Cầm trái dưa to cắn ngập răng...cứ tiếc, khống có bịch muối ớt ở đây...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Dưa leo Thượng
Những dịp đi rong chơi...nếu băng ngang rẫy trồng bắp hay lúa của người Thượng, sẽ thấy họ xen vào đấy những gốc dây dưa leo. Đang khát, hỏi mua họ cho ăn ngay, không bán đâu ! Cầm trái dưa to cắn ngập răng...cứ tiếc, khống có bịch muối ớt ở đây...

Trái chòi mòi
Mỗi lần mấy bác, mấy chú đi vào rừng lấy củi, thường kiếm trái cây rừng về làm quà cho bọn con nít trong xóm...Trái này chua ơi là chua !




Trái chôm chôm rừng.
Cũng không chắc lắm vì ngày ấy có một cây mọc trong khu Biệt Điện. Muốn ăn một đứa phải trèo qua tường vào hẳn bên trong lượm trái chín rụng quăng ra ngoài. Ruột nó vàng khè bám rất dai với hạt...
Hình ảnh: Xứ Thượng trong ký ức của tôi...

Trái chôm chôm rừng.
Cũng không chắc lắm vì ngày ấy có một cây mọc trong khu Biệt Điện. Muốn ăn một đứa phải trèo qua tường vào hẳn bên trong lượm trái chín rụng quăng ra ngoài. Ruột nó vàng khè bám rất dai với hạt...