Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

TÌM HIỂU VỀ HỌ CỦA NGƯỜI CHĂM *Nguyễn Văn Tỷ

 

1 tháng 8, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Bốn họ Ôn,Trà, Ma, Chế xưa kia là họ vua đất nước Champa...
TÌM HIỂU VỀ HỌ CỦA NGƯỜI CHĂM
*Nguyễn Văn Tỷ
Có nhiều người Chăm tự đặt câu hỏi: Người Chăm trước đây có HỌ không?
Theo tôi biết thì người Chăm không có họ theo kiểu người Kinh như: Trần, Phạm, Lê, Nguyễn… Người Chăm chỉ có chữ Ja hay chữ Mưng hoặc Mư trước tên mình để phân biệt nam nữ mà thôi. Ví dụ: Ja Plôi, Ja Ka (đối với nam), Mư Aih Wa, Mưng Thang Ong (đối với nữ), giống như từ Văn hay Thị trong cụm từ chỉ họ và tên người Kinh.
Qua nghiên cứu lịch sử Champa, ta chỉ thấy những ông vua hoặc người trong hoàng tộc mới có họ: Ôn, Trà, Ma, Chế. Còn tất cả người khác thì không có HỌ rõ ràng như người Việt. Các quan lại thì thường được gọi bằng chức, như: Po Klơn Thu (ngài Trấn thủ), Po Phauk Thak (ngài Phó “Trấn thủ” tên là Thăk), Đwai Kabait (ông Đội Kabait) …
Nhưng ngày nay tất cả người Chăm đều có họ như: Đàng, Quảng, Báo, Tài, Sử, Thông, Quách, Lượng, Phú ...
Thế thì người Chăm mang HỌ mới này từ bao giờ?
Có lẽ là từ thời vua Minh Mạng (lên ngôi 1820, mất 1840). Sau khi xứ Panduranga mất, Minh Mạng lại nghĩ đến vấn đề cai trị và quản lí nhân dân xứ này, và buộc họ phải mang một trong những HỌ mà nhà vua đề nghị. Mục đích của việc làm này là để dễ kiểm tra, kiểm soát về mặt an ninh chính trị.
Còn về họ NGUYỄN mà một số người Chăm đang mang hôm nay (như Nguyễn Văn Tỷ, Nguyễn Hữu Nhậm, Nguyễn Thìn, Nguyễn Thị Điển…) thì có nguồn gốc khá đặc biệt: Những người Chăm xưa kia đã từng phục vụ và có công với triều đình nhà Nguyễn thì nhà vua ban cho ân sủng được mang họ Nguyễn (họ của vua).
Tại làng Chăm Phước Nhơn thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, đa số những người mang họ Nguyễn đều có gốc gác từ vị quan phụ trách thu mua kỳ nam (cốt lõi của gỗ trầm hương) tại phủ Bình Thuận (tức tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bây giờ). Người Chăm thường gọi vị quan này là PPO GAHLUW (tức quan Kì Nam), tên thật là TÀI THANH CÂY, người gốc An Nhơn, tổng Lương Tri, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận sau này, dời cư về làng Phước Nhơn (cùng tổng) vào khoảng năm 1900, là năm mà chính ông ta thành lập ra làng mới này. Do có công hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc với triều đình mới được đổi họ thành NGUYỄN THANH CÂY. Và từ đó, các con cháu của vị quan này đều mang họ Nguyễn. Bà NGUYỄN THỊ THỀM ở Phan Rí cũng có gốc nguồn tương tự như thế.
Còn HỌ thật của người Chăm hiểu theo nghĩa “tộc họ” thì như thế nào? Người Chăm phân biệt rất rõ ràng là HỌ ghi trong giấy khai sinh là họ có tính cách hành chính, còn tộc họ thì theo nhánh bên mẹ (mẫu hệ). Bản thân tôi, với họ tên khai sinh là Nguyễn Văn Tỷ, nhưng không phải thuộc tộc họ Nguyễn như người Kinh mà lại thuộc tộc họ Ppo Dơm nghĩa là tộc họ theo phía mẹ. Tất cả người cùng tộc họ Ppo Dơm dù trải qua hàng chục thế hệ cũng không được lấy nhau – hiểu như họ nội bên người Kinh. Vì thế, khi dựng vợ gả chồng với những người làng xa, người Chăm thường tìm hiểu trước tiên là “bên đó” thuộc họ tộc nào? Những tộc họ này thường mang tên một vị Thần, yang mà người trong tộc họ phải phụng thờ, và họ tin tưởng một cách tuyệt đối là chính vị thần, yang này đích thực cai quản tộc họ và ban phước lành cho tất cả mọi người trong tộc họ.
Nguyễn Văn Tỷ
Không có mô tả ảnh.
Bo Dao, Kim Thoa Pham và 113 người khác
49 bình luận
11 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

49 bình luận

  • Pham Nguyen
    Họ Danh nữa anh Đạt ơi... hồi ở xóm nghèo PHT có bác kia gần nhà em tên Danh thị Lùn.... con gái tên Danh thị Giỏi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Vào đời vua Minh Mạng ( 1820-1840) , năm thứ 14 , nhà vua ban cho người Chăm các họ theo phong tục Việt Nam :
      . Bá
      . Đàng… 
      Xem thêm
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Như vậy, họ theo tiếng Việt của người Chăm rất nhiều đó Phạm Nguyễn...
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Phu Nguyen
      Họ Danh có lẽ là người Việt gốc Miên thì đúng hơn.
      8
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tuc Phan
      Phạm Nguyễn họ danh người miên á
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Binh Cao
      Correct !
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • Xem bản dịch
      • 2 năm
  • Ngọc Hoa
    Cảm ơn anh. Bài viết rất hay anh ạ.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đề tài khô khan... mà e.Ngọc Hoa vẫn chịu khó đọc. Khen em đó nha!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ngọc Hoa
      Xứ Thượng .Có chữ là em đọc tất. Miễn đề tài đừng có bậy bạ với lại báo chí bây giờ thì không. Bài của anh em không bỏ sót. Chỉ là thấy các AC đã bình luận đúng ý của mình thì em chỉ like mà thôi.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Hien Nguyen
    Họ Danh là họ tiếng Việt của người Việt gốc Mien
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Lê Vũ
    Lần đầu mới biết thêm về HỌ của người Chăm ngoài những họ thường nghe như Chế , Ma ...Cám ơn tác giả & Xứ Thượng !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Quang Mạnh
    Ảnh đen trắng đẹp hút hồn a!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ly Trinh
    Ảnh trắng đen đẹp quá
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tam Mai Hoang
    TUYỆt voừi bạn ơi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đăng lại... mà ông bạn già vẫn động viên nhiệt tình...
      Nhãn dán Lời chúc mừng đáng yêu The words, Thank You, with swaying pink flowers.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Trần Thị Nguyệt
    Thích những bài viết của bạn vì cho nhiều điều mới ..
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chi Bui
    Nguyễn Văn Tỉ là thày dạy tiếng Pháp ở trường THBMT 1963-65 rồi được thuyên chuyển về Phan Rang. Sau 1975, thày làm trưởng Ban Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm. Thày và cô hiện cư ngụ tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, gần Tp. Phan Rang. Thày viết nhiều bài về Vă… 
    Xem thêm
    3
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Được Thầy cho biết thêm về thầy Nguyễn Văn Tỉ... thật là thú vị khi em biết về các tác giả như Chế Vỹ Tân, Tra Jya Yut... Em cám ơn thầy Chi Bui rất nhiều ạ.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Thanh Phan
    Vậy là ca sĩ Chế Linh mang họ hoàng tộc, chắc có khi ông có họ hàng với vua Chế bồng Nga ha anh Đạt
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Có thể đúng mà cũng có thể không đúng... vì sau này nhiều người lấy họ theo tiếng Việt để chiêm ngắm về thời hoàng kim xa xưa của xứ Champa... Đến nhà thơ Phan Ngọc Hoan thích tước danh của mình là Chế Lan Viên để viết tập thơ "Điêu Tàn" nổi tiếng... đó em Thanh Phan.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Hoan To
    Nhiều người Indonesia cũng không có họ, chỉ có trần xì một tên. Năm 1967 ở Lackland AFB, tôi gặp một ông đại úy Indonesian, chỉ có mỗi một tên là Subadjar.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, Thầy Hoan To. "Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian)." , nên em nghĩ người dân Chămpa (Chiêm Thành) đều có thể sinh sống ở quốc gia khác như Indonesia .
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoan To
      Trống đồng Đông Sơn cũng có ở Indonesia. Môt số đảo ở nước này cũng có người nhuộm răng đen. Có lần xem một phim tài liệu về Indonesia, thấy cảnh một giống rắn "bay", bay từ cây này qua cây kia, mình uốn hình sóng, y hệt mình con rồng VN uốn sóng, tôi nghĩ biết đâu tổ tiên mình cũng từng thấy rắn bay kiểu đó (ở Indonesia? ở VN?) được gợi hứng mà cho con rồng cũng bay! Tôi giả thiết rằng rồng có gốc từ con thuồng luồng mythical, còn thuồng luồng thì chắc từ con cá sấu mà ra. Tức là cá sấu => thuồng luồng + rắn bay => rồng bay. Để ý rồng ta rồng tàu không có cánh như rồng tây mà vẫn bay được!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Hoan To
      Coi bộ mình có họ với Mã lai Đa đảo nhiều hơn với tàu chệt!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • ชาม บอนญา
      Hoan To Trống Đông Sơn là của người Indoneseng thuộc chủng Mã Lai cổ bạn ạ, hậu duệ là người Tây Nguyên Chăm các nước Indonesia Malaysia Philippines. Riêng người Kinh Việt nhận Đông Sơn là của họ là sự ngộ nhận.
      Ngay nay ai cũng biết Kinh Việt có nguồn gốc Hoa Nam từ phía Nam Trung Quốc họ còn đc gọi là người Hán Đường nói ngôn ngữ Mân Phúc Kiến ( 80%)_ 60% gene người Kinh có gen với người Hoa.
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • ชาม บอนญา
      Hoan To Hai Bà Trưng là người Austronesian lai Tai Kadai là tổ tiên của người Nam Đảo và Thái Lào Tày đó bạn . Họ đã bị Quân Mã Viện ( tổ tiên của người Kinh Việt) đánh đuổi để chiếm lấy vùng đb Sông Hồng ( Sungfgay Merah) đó. Người Việt nhận tổ tiên Hai Bà Trưng cũng là sự ngộ nhận ,rất sai lầm
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoan To
      Tức là người Việt có họ với tàu chệt chứ không với Mã Lai Đa đảo!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ngô Điệp
    XT còn nhớ thày Chế Minh Điền dạy Anh văn ở TH bmt không ?
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Thái
    Bài viết hay hình ảnh đẹp. Cảm ơn anh Đạt nhiều nhé!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • ชาม บอนญา
    Ở Việt Nam người Chăm còn rất ít chỉ co cụm ở Nình Thuận và theo đạo Bà La Môn và Bà Ni ( Hồi giáo cũ ). Còn lại đa số người Chăm sống lưu vong ở hải ngoại như Cambodia ( Hơn 1 triệu người) Miền Nam Thái Lan ( Gần 5 triệu) và ở các nước Indonesia Malaysia cũng rất nhiều. Bài mà Xứ Thượng Xứ nói trên chỉ nói về họ của người Chăm ở Ninh Thuận, nhóm Chăm này đã vị Việt hóa rất nhiều dưới chính sách đồng hóa của vua Minh Mạng họ không mang họ thuần Chăm nữa mà mang họ Hoa, Việt ngay cả ngôn ngữ cũng bị độn pha tiếng Việt rất nặng. Mình thấy người Chăm hải ngoại mới bảo lưu được nét thuần Chăm nhất từ màu da chủng tộc, ngôn ngữ và của tên họ , hầu hết họ đã cảng sang tôn giáo đạo Islam ( Hồi giáo dòng suni ) và có tính cố kết dân tộc rất cao đồng nhất. Những nhóm Chăm này chiếm 90% dân số người Chăm trên toàn thế giới, họ ra đi từ giai đoạn thất thủ đồ bàn 1471 cho nên họ không có mối tiếp xúc nhiều với người Việt cho nên ngôn ngữ chủng tộc bảo lưu rất tốt . Mình có họ hàng bà con kết nghĩa với gia đình Chăm ở Cambodia mình biết. Ngôn ngữ của họ với người Ede phát âm giống nhau hơn cả ở người Ninh Thuận
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Thương Niê
    noi chung người chăm ở Việt Nam diet chung dân sô chua toi 100.000
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Tác giả đã có công phổ biến những kiẽn thức tuyệt vời
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ngô Điệp
    Cám ơn XT có nhiều bài viết hay quá ! Viết tiếp , liên tục cho mọi người đọc với nhé!
    Chúc bạn khỏe mạnh và thông tuệ .
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét