Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

NÂNG NIU NHỮNG HẠT LÚA THIÊNG *Minh Thông

 

9 tháng 9, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Từ bao đời nay, tập quán canh tác lúa rẫy đã gắn liền với những truyền thống thiêng liêng của cư dân bản địa M'nông, Êđê...
NÂNG NIU NHỮNG HẠT LÚA THIÊNG
*Minh Thông
Ngày nay, một số cộng đồng người dân tộc thiểu số vẫn còn canh tác giống lúa truyền thống của mình không chỉ để làm lương thực mà quan trọng hơn là níu giữ lại những điều quý giá, thiêng liêng đã tồn tại bao đời nay trong đời sống, tâm thức của họ.
Người M’nông huyện Lắk giữ giống lúa truyền thống
Xen giữa những vườn cà phê, ngô, ruộng lúa nước trù phú, quả đồi nhỏ ở buôn Je Juk, xã Đắk Phơi (huyện Lắk) vẫn được bà con người M’nông “quy hoạch” trồng giống lúa truyền thống của dân tộc mình. Chị H’May Bkrông cho biết, cả buôn có 130 hộ thì có gần 100 hộ còn trồng lúa nương, riêng gia đình chị có hơn 1 ha đất, bên cạnh trồng cà phê, bắp cũng dành một ít diện tích để trồng giống lúa này, mỗi năm thu được khoảng vài tạ lúa để ăn trong gia đình và dùng ủ rượu cần đãi khách quý. Lúa được trồng trên đồi đất khô cứng và phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, vậy mà vẫn phát triển mạnh, thân cao ngang tầm đầu người, hạt to, dài. Chị Triệu Thị Phương, cán bộ khuyến nông xã cho biết, mặc dù có lúa nước, bà con ở đây vẫn duy trì lúa nương truyền thống, trong đó tập trung nhiều nhất tại các buôn Je Juk, Đung, T’long và Du Mah. Điều đặc biệt, bà con vẫn trồng lúa nương theo phương pháp truyền thống là trồng trên đồi, sử dụng cọc chọc lỗ để gieo hạt, không bón phân và thu hoạch bằng cách dùng tay tuốt từng bông cho vào gùi.
Tương tự, tại buôn Hang Ja, xã Bông Krang (huyện Lắk) vẫn còn giống lúa cổ của người M’nông. Anh Ama Nghiêm, một người dân trong buôn cho biết: “Không biết giống lúa có từ bao giờ, từ đời ông bà mình đã sử dụng và để lại cho con cháu nên ai cũng quý trọng nó. Trước đây, nhà nào cũng trồng, nhưng vài năm trở lại đây, giống này khan hiếm dần, dân trong buôn cũng chuyển sang trồng ngô, đậu, nên diện tích lúa nương còn lại rất ít”.
...
Lúa thiêng của người Êđê
Tại buôn Tơng Lia, xã Ea Tar (huyện Cư M’gar), hằng năm, người dân vẫn duy trì một ít diện tích trồng lúa nương. Anh Y Viak Niê cho biết, theo lời người già kể lại, cứ vào tháng 3, khi con ong đi lấy mật, bà con trong buôn rủ nhau đi phát rẫy làm nương. Chờ khoảng một tháng cho cây cỏ khô, dân làng bắt đầu đốt rẫy và chờ mưa xuống để trỉa lúa. Ngày trỉa lúa, người đàn ông trong gia đình chuẩn bị cọc vót nhọn một đầu để chọc lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ trỉa hạt chừng một gang đến một gang rưỡi tay người lớn tùy đất tốt hay xấu. Người phụ nữ thì chuẩn bị ống nứa đựng lúa giống đi theo sau thả hạt giống. Lúa giống phải là hạt to đều, chắc khỏe, được gác bếp để xử lý mầm bệnh, khi lấp đất không được quá sâu để lúa nảy mầm, nhưng cũng không quá cạn để chim, chuột bới lên ăn. Khi lúa mọc lên, người ta không bón phân mà chỉ làm cỏ rồi chờ đến mùa thu hoạch. Điều quan trọng là trong rẫy của gia đình nào cũng có một mảnh đất riêng để trồng lúa dành cho Yàng, lúa này được chăm sóc kỹ lưỡng, khi chín phải thu hoạch trước và chỉ được tuốt bằng tay. Ngày nay, cứ khi mưa xuống vào khoảng đầu tháng 5, cùng với việc cấy lúa nước vụ hè thu, bà con ở đây tranh thủ cuốc rẫy trỉa lúa nương. Lúa này năng suất không cao như các loại giống lúa mới, nhưng bà con không bỏ được mà tìm cách giữ lại sản vật từ bao đời của đồng bào mình. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích rất khó khăn do giống lúa ngày càng hiếm, quỹ đất trồng trỉa cũng không còn nhiều như trước đây.
Theo quan niệm của người Êđê, cây lúa cũng mang linh hồn, do đó, mỗi giai đoạn trồng lúa đều tổ chức lễ cúng chu đáo. Cụ thể, khi đốt rẫy, chuẩn bị đất xong, bà con tiến hành làm lễ cúng thần lúa, cầu cho thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; trước khi gieo trỉa thì làm lễ cúng lúa giống trên kho để xin phép đem lúa giống lên nương, cầu mong thần lúa phù hộ cho lúa tốt; vào ngày gieo hạt thì tiến hành lễ trỉa lúa, đến khi thu hoạch xong thì làm lễ mừng lúa mới và cúng tạ ơn thần lúa. Nét đẹp văn hóa này vẫn còn được lưu giữ tại một số buôn làng Êđê cho đến ngày hôm nay.
...
Minh Thông
Có thể là hình ảnh về 1 người
Bo Dao, Ly Trinh và 124 người khác
72 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

72 bình luận

  • Tống Mỹ Linh
    Mình nhớ cơm gạo lúa râu quai đi Nhưng giống lúa này ngày nay gần như tuyệt chủng rồi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Mình đã từng trồng lúa râu của dân bản địa Ê đê... khi rừng mới khai phá. Đất mới rất thích hợp loại lúa có râu dài này, cây lúa mập khỏe... và đỡ bị chim phá... đó bạn Mỹ Linh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Xứ Thượng gạo lúa râu ăn với cà đắng cá khô thì được lên tiên năm 1976
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đi công tác ở nhờ các nhà trong buôn thì sẽ nhớ... mùi thơm của cơm gạo lúa râu... thơm lắm luôn!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Bùi Ngọc Khánh
    Một thời chạy theo giống ngắn ngày vì đói nhưng cứ đói, bây giờ quay về canh tác truyền thống lại khó khăn.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Nhắc lại cho vui thôi... chứ hồi đó lo đói... mờ mắt luôn ha ông bạn già!!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Thuphong Nguyen
    Nhìn hình ảnh này lại nhớ tới thời sau 75 nghèo khổ. Chị cũng đã có một lần trồng lúa trên núi và đi tuốt lúa rồi đấy. Hồi đó nhìn thấy những bông lúa trĩu hạt mà hạnh phúc lắm lắm luôn.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Chị và gia đình nhỏ cũng đi qua bao thăng trầm cuộc sống... nhưng luôn luôn tìm ra những giây phút hạnh phúc... Sống nhiều niềm vui nha chị Thuphong Nguyen.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Thuphong Nguyen
      Thanks em🌹.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • Xem bản dịch
      • 2 năm
  • Nguyễn Bước BD
    Mấy mươi năm mới thấy ảnh đám lúa chín giữa núi rừng.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Trên cung đường đèo Dăk Nuê (huyện Lăk) ... từ Lâm Đồng về ĐăkLăk đó bạn.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Nguyễn Bước BD
      Xứ Thượng từ Buôn Mê qua huyện Lak 2 bên đường cũng còn nhiều đồng ruộng nho nhỏ, đi trên cao nguyên mà cứ ngỡ như đồng bằng!
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Loan Nguyen
    Việt Nam đất nước ta ơi !
    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Loan Nguyen làm cô giáo ha em?
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Loan Nguyen
      Dạ không, em làmm kế toán
      nhưng về hưu rồi ! Kế toán ướt át được chứ anh Đạt !
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Ờ... bên Có bên Nợ... "đâu cái điền" !!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Co Doc Soi
    Bây giờ lúa nương đã ko còn nữa rồi . Chỉ còn lúa nước mak thôi
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Bây giờ ai có điều kiện trồng lúa đồi... mới là lúa "sạch", dù năng suất kém nhưng ít sâu bệnh...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Co Doc Soi
      Xứ Thượng hj hj . Giờ ko ai trồng nữa đâu chú ak
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Ừ ha! Trồng thứ khác giá trị kinh tế hơn...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Trudy Le
    "Canh nong vi ban"
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Ngày xưa dq trồng giống lúa 6tháng ,ng ta gọi là lúa thái ,cơm ngon lắm ,nấu để hai ngày vẫn dẻo ngon,lúa tốt đến nỗi khi đập tay bông lúa quật vàolưng.giờ đi tìm khg ra giống này nữa,họ bảo nó dài ngày quá khg ai trồng,tiếc thật
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đúng đó e.Akela Dã Quỳ Vàng. Cũng do phát triển các biện pháp bảo vệ thực vật nên người ta bỏ quên các giống lúa đồi nương dài ngày, mà thật ra hồi đó trồng loại lúa dài ngày sẽ ít bị sâu bệnh...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Akela Dã Quỳ Vàng
      Xứ Thượng cơm ngon lắm anh,giờ khg tìm được
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ái Huệ
    Mình có quen gia đình vẫn còn trồng lúa truyền thống để dùng , hạt gạo nhìn to thô nhưng cơm ăn mềm có vị ngọt , Mình vẫn thèm cục cơm nguội với con cá khô.nhớ quá muốn về ngay.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    Ẩn 12 phản hồi
    • Xứ Thượng
      Ái Huệ cứ xem như đi du lịch về Krông K'mar ngày xưa...
      Không có mô tả ảnh.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ái Huệ
      Thác này ở đâu ạ ?
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Ở trên dãy Chư Yang Sin, huyện Krông Bông.... được xem như một trong những đầu nguồn của sông Krông Ana
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ái Huệ
      Xứ Thượng Krông Bông phải hướng đi buôn trấp không ? Mình cũng không nhớ .
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Không, hướng đi Kim Châu Phát vào Khuê Ngọc Điền... Sorry! Mình cứ tưởng bạn đã từng đi công tác y tế vào nơi đây rồi...
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Ái Huệ krông bông là đường đi Lak tới ngã ba giang ré rẽ trái đó cưng Còn buôn trấp đi đường Di hoà
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ái Huệ
      Nguyễn Thái Linh Giao mình chỉ đi đến ea tiêu ,trung hòa chứ Lắk cũng chưa đến. hẹn sang năm mình về cùng nhau đi chơi nhé .
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Ái Huệ ngày xưa mình đi làm ở thác krông kmar hồi đó tác đẹp lắm không như bây giờ chúng nó làm thuỷ điện rồi khai thác gổ khai thác đá tan tành hết rồi
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Ái Huệ thác này trong krông bông
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Xứ Thượng Ngày xưa năm 85-86 thác krông bông đẹp lắm Những tảng đá to như tấm phản thiên nhiên Hai chục người ngồi lên vẫn được, Còn nước ở thác trong và mát vô cùng Đội quân của mình làm đập krông kmar nấu chè xong ngâm vào nước khoảng 10 phút là mát hơn bỏ tủ lạnh Nhưng bây giờ thác không còn nửa
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Nguyễn Thái Linh Giao "Sau khi Thủy điện Krông K’mar được xây dựng, “dải lụa trắng” kia đã không còn nữa nhưng thác Krông K’mar vẫn còn lại suối và đá với đủ hình thù, hòn như voi nằm, hòn như hổ phục, hòn như thiếu nữ nằm thư giãn... vẫn đủ để du khách ngây ngất, đứng ngắm mãi không chán..." (theo báo ĐăkLăk)
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Xứ Thượng không còn những cảnh đó nữa rồi bởi mấy đại gia làm thuỷ điện cẩu gần hết rồi
      2
      • Buồn
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ngọc Hoa
    Nhà em hồi đó có trồng lúa rẫy. Cảm giác lần đầu tiên khi ăn cơm do chính mình làm ra nó khó tả lắm. Nhưng trên hết là được ăn cơm trắng nó hạnh phúc gì đâu á.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Quê ta có câu ""Đói cũng ba ngày Tết, chết cũng ba ngày mùa ". Nên hàng ngày phải cơm độn khoai, cũng phải ăn cơm trắng mấy ngày mùa cho đã đời cái đã ... ha e. Ngọc Hoa.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ngọc Hoa
      Xứ Thượng .Em nhớ lúc đó em gánh lúa đi xay về Ba em cũng nói như anh vậy.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ái Huệ
    Mình đi Eakao là nhiều nhiều nhất , các buôn xã trực thuộc phòng y tế quanh thị xã ,xa lắm là quảng điền buôn trấp . ngày ấy xa rồi có ai nhắc lại thì mình mới nhớ .
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ái Huệ
    Hướng này chắc hòa thắng ,Ea tiêu mình có đến. 2 nơi đó .SR làm mất thời gian của XT 😀😀😀
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thucuc Tonnư
    Ngày xưa. Đang còn làm cô giáo ở Krong Bông giống gạo Râu được trồng trên rẫy của đồng bào Êđe . khi vào mùa thu hoach người ta mang gùi đi truốt từng bông lúa ,hạt gạo ngon 10 hạt như chục .... giờ nhớ lai ...thèm kinh.!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Cô giáo vùng sâu vùng xa... nhiều kỷ niệm!!
      Nhãn dán Thích Love, hand holding flowers
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • San Lê Thị
      Thucuc Tonnư chị nhớ lúa Râu này rồi.Ngày trước chị hay mua đem về cho ba mẹ .Hạt to ,đều,hơi đục đục ,nấu cơm dẻo rất ngon,khi cơm sôi thơm lừng luôn. Sau này cũng nhờ vài người dưới huyện tìm mua mà không có (đặc biệt ủ cơm rượu rất ngon nữa nhé!).
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Thucuc Tonnư
      San Lê Thị Giống lúa này giờ vẫn còn nhưng ko còn nhiều như ngày xưa ,ngày ấy cứ mỗi lần vô Buôn là được đồng bào cho ăn cơm gạo lúa Râu vơi muối ơt.dămte... nhớ kinh luôn đó chị.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
  • Kim Tuyet
    Dù ở cao nguyên hay đồng bằng, hạt gạo vẫn được quí yêu tựa như hạt ngọc !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      "Cần Thơ gạo trắng nước trong
      Ai đi đến đó lòng không muốn về" (Cadao)
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Kim Tuyet
      Xứ Thượng làm ra hạt gạo trắng cũng đổ nhiều mồ hôi, lúa đầy sân bán không bao nhiêu tiền, nông dân lúc nào cũng nghèo, người giàu nhờ ruộng lúa không có bao nhiêu
      1
      • Buồn
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Tam Mai Hoang
    TUyệt vời ,
    Gạo lúa râu phải ăn với lá mì non chấm muối hột ớt xanh ,cá cơm khô kho quẹt mới ngon
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tam Mai Hoang
    Hào các ae bm
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Cung Trọng Dũng
    May lam tau nho trau va lua qua di
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Phan Nguyen
    Gạo này có giống gạo chúng ta thường ăn?
    Cách trân quý lúa thiêng như vậy rất hay! Giữ được nét đẹp văn hoá của dân buôn làng.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, giống như gạo bình thường thôi chị ạ. Nhưng giống này phù hợp với đất đồi nương, cứng cây ít sâu bệnh... và đặc biệt khi bông lúa chín có thể khô trên cây lúa (không bị rục), nên người dân chậm tuốt lúa cũng không sao , đó chị Phan Nguyen.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nguyễn Thái
    Lúa này nấu cơm ngon lắm anh Đạt ơi
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thanh Phan
    Lúa này gọi là lúa râu ha anh Đạt, vì hạt lúa có sợi râu dài, em nhớ không lầm thì cơm cứng lắm
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Không phải cơm cứng (như gạo Thần Nông 5 ngày đó). Cơm nấu không dính lại với nhau, mhưng ăn vẫn thấy độ dẻo, thơm, ngọt. Sau này no đủ, thì không thể sánh với những loại dẻo thơm như lúa Thái.... Dân nấu rượu rất thích mua gạo lúa râu này, nấu lợi rượ… 
      Xem thêm
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Hoan To
    Năm 1946-1949, ở quê Ninh Bình, gia đình tôi có trồng lúa vài lần trên thửa đất vẫn trồng hoa màu (rau, bắp, khoai lang theo mùa), gọi là lúa lốc, Hình như cả làng, không có nhà nào trồng như thế cả! Không nhớ có phải thầy mẹ chúng tôi học được cách trồng đó khi sinh sống ở Việt Trì, Phú Thọ những năm 1930 không. Thuở đó các cụ có "sở hữu" ít "nương" ở đó. Kinh nghiệm đầu đời của tôi là tôi khóc thét lên khi bị bỏ xuống đất đứng một mình, mà mặt đất thì nghiêng dốc, chao đảo, các chị tôi mải chạy đuổi hái hoa bắt bướm. Sườn đồi làm sao không dốc nghiêng, cơ khổ cho thằng bé ba bốn tuổi. Hay đó là triệu chứng đầu tiên của chứng ménière bi giờ đang hành tôi: điếc, chóng mặt, ói mửa?
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Em đoán là vùng của người dân Mường Phú Thọ...họ thích sống ở vùng bán sơn địa... gần suối, có ruộng, có nương với rừng...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoan To
      Không chắc là ở Việt Trì, Phú Thọ có người Mường. Việt Trì ở ngay, hay là rất gần Ngã Ba Hạc, chỗ sông Đà gặp sông Hồng, phía tây nam là Vĩnh Phúc Yên thì phải. Năm 1950,1951 thày mẹ tôi cho tôi đi theo, từ Ninh Bình ra Nam Định, đón tôi đang chạy loạn ở đó, đi tàu thủy lên Hà Nội, ở nhà người quen dăm bữa, đi xe đò (thuở đó ngoài bắc gọi là ô tô hàng) lên Sơn Tây, tìm chỗ ngủ trọ qua đêm, hôm sau đi đò ngược sông Hồng lên ngã ba Hạc. Tới thị trấn, không nhớ là Vĩnh hay Phúc Yên, thì đã tối, thuê nhà trọ ngủ, hôm sau chỉ có thể nhìn qua ngã ba sông mênh mông bể sở, không có cách chi vượt sông, không được mà cũng không dám, nói chi thực hành ý định qua Việt Trì Phú Thọ, mà nhận đất, nương, nhà cửa! Thế là hai cụ dắt thằng tôi lủi thủi về xuôi, đi đò dọc, đi xe hàng, đi tàu thủy (gọi là ca nô) về lại Nam Định, nơi tôi ở trọ, còn hai cụ lại đi ca nô về Ninh Bỉnh, nơi lửa đạn. Trọng nam khinh nữ, các cụ chỉ lo bảo vệ mạng sống cho hai đứa con trai, anh tôi và tôi, để nối giõi tông đường, con gái chưa chồng vẫn ở với các cụ, cùng lằm là tản cư loanh quanh làng mạc, tránh tây bắt bớ thôi...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoan To
      Rất cảm động vì chú đã bỏ công đọc lời tâm sự lẩm cẩm!
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Phan Nguyen
    Cám ơn em đã cho biết thêm về cây lúa “thiêng” này! Quá tuyệt vời! Người dân tộc quý là đúng rồi!chỉ nghe thôi chị đã có cảm tình về cây lúa này.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Yngec Buonya
    Cái gì cũng biết , mới thiệt là người thượng... Cám ơn xứ thượng đã gợi nhớ lại khung cảnh những ngày xa xưa !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét