Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

ĐÀN ĐÁ (GOONG LU)

 

5 tháng 9, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Sau phát hiện Ndut Lieng Krak, có hai nơi khác cũng đã tìm thấy đàn đá, G.Condominas đều gọi chúng là “những đàn đá tiền sử” (Lithophone Historique)...
ĐÀN ĐÁ (GOONG LU)
*Nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc biểu diễn đàn đá "Chào Mặt Trời Mọc"...(https://www.youtube.com/watch?v=HP_Mq83y8Jw)
Theo GSTS Trần Văn Khê, Việt Nam có hai nhạc cụ cổ xưa từ thời tiền sử, đó là Trống Đồng của dân tộc Kinh ở miền Bắc và Đàn đá của dân tộc Tây Nguyên ở miền Nam. Trên thế giới, chỉ vùng Tây Nguyên của Việt Nam mới có những bộ “Đàn đá kêu”, mà người dân tộc gọi là “Goong Lu” (tức là đá kêu như những chiếc Cồng). Ở Trung Quốc, từ đời nhà Châu, sau này ở Triều Tiên, trong nhạc Cung đình có những thanh đá làm bằng ngọc thạch và cẩm thạch, gọi là Đặc khánh. Cả dàn Biên khánh gồm 16 thanh đá, những nhạc khí này không dùng để biểu diễn giai điệu mà chỉ được gõ đầu câu hoặc cuối câu nhạc. Tại nước Gabon (châu Phi) nông dân sau ngày mùa cũng dùng những thanh đá để trên một ổ rơm và dùng hòn cuội gõ vào tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau, nhưng không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam.
Khi phân tích về đặc điểm của đàn đá, GSTS Trần Văn Khê cho biết: “Vào giữa thế kỷ XX, các nhà khảo cổ tìm ra được một số thanh đá kêu, hình thức dài, không thể treo được mà phải để nằm song song trên một cái giá. Những nhạc khí này được đẽo ra từ những thanh đá nham, không phát ra những âm cố định theo 12 âm Luật lữ hay thang âm Ngũ cung, mà phù hợp với những loại thang âm được dùng trên Tây Nguyên. Những thanh đá này thường có dấu vết mòn, khi gõ vào đó thì âm thanh vang to, mỗi thanh chỉ cho được một âm. Riêng Đàn đá Khánh Sơn có một thanh có đến hai chỗ mòn, khi gõ vào hai chỗ này thì hai âm khác nhau được phát lên. Đàn Ndut Lieng Krak và đàn Khánh Sơn đã được ghi âm từng thanh đá. Viện thanh học bên Pháp và Hà Nội có đo độ cao của các thanh một cách chính xác. Đáng lưu ý là những thanh đá phát ra âm Fa nhiều hơn các thanh khác, mà theo các cơ quan nghiên cứu về tâm sinh học thì âm Fa có tác động đến đan điền trong con người”.
Qua dẫn chứng của GSTS Trần Văn Khê, một số bộ đàn đá đã được khai quật ở nước ta, hiện vẫn còn lưu giữ ở các viện bảo tàng như:
– Đàn đá Ndut Lieng Krak: Lần đầu tiên giới nghiên cứu Việt Nam được biết về đàn đá là qua bộ Ndut Lieng Krak.
Năm 1949, nhà dân tộc nhạc học Pháp Georges Condominas đã khám phá tại xã Ndut Lieng Krak (huyện Lạc Dương, tỉnh Đak Lak) 11 thanh đá chôn sâu trong lòng đất đã được ghè đẽo. Sau đó ông đưa những thanh đá này về Pháp, để tại Bảo tàng viện Con Người (Musée de l’Homme) ở Paris. Các nhà nhạc học danh tiếng như André Schaeffner (Pháp), Jaap Kunst (Hà Lan) và Constantin Brailoui (Rumanie) đã tiến hành nghiên cứu, xác định đó là một cây đàn tiền sử và đặt tên là “Lithophone de Ndut Lieng Krak”.
– Đàn đá Khánh Sơn: Năm 1979, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tên Kpa Ylang (dân tộc Ba Nar) dẫn đầu một nhóm nghệ nhân tìm được tại huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) 12 thanh đá. GS Tô Vũ cùng với một số chuyên gia, trong đó có Kpa Ylang, đã nghiên cứu và viết bài báo cáo đầy đủ về những thanh đá này, được mang tên là Đàn đá Khánh Sơn và giới thiệu chánh thức với thế giới tại Hà Nội.
– Đàn đá Bác Ái: Viện Âm nhạc tìm được tại Ninh Thuận vào năm 1980, có trên 30 thanh đá lớn nhỏ khác nhau, thanh lớn nhứt nặng trên 30kg.
– Đàn đá Bình Đa: Vùng Biên Hòa – Đồng Nai. Tại đây các thanh đá được khai quật cạnh bên những hiện vật bằng đồ gốm, nên các nhà khảo cổ dùng carbone14 để định niên đại của đàn này (cách đây khoảng 3.000 năm)
– Đàn đá Blao: tìm ra năm 1980, hiện được tàng trữ tại Bảo tàng viện Lâm Đồng.
– Đàn đá Đa Long: Năm 1987 tìm được 7 thanh đá khác tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) dùng làm dụng cụ đuổi chim. Hiện cũng được tàng trữ tại Bảo tàng viện Lâm Đồng.
– Đàn đá Tuy An: tìm ra năm 1992 tại Tuy An (tỉnh Phú Yên).
...
0:04 / 4:36
San Lê Thị, Bo Dao và 59 người khác
27 bình luận
5 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

27 bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét