Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

NHỚ RẶNG TRÂM BẦU *Nguyễn Hoàng Duy

 

11 tháng 8, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ở Ban Mê không thấy cây trâm bầu... nhưng con kiến dương thì có nhiều...
NHỚ RẶNG TRÂM BẦU
*Nguyễn Hoàng Duy
Ngày trước, ở quê tôi có rất nhiều rặng trâm bầu. Chúng mọc khắp nơi, từ bờ đê, đường làng, sau vườn nhà cho đến những bãi bồi ven con sông quê.
Chẳng ai trồng (vì không có giá trị) mà chúng tự mọc, mọc rất nhanh, chịu được sự khắc nghiệt dưới bất kỳ thời tiết nào, loại đất nào nên bao giờ cũng um tùm thành hàng, thành rặng. Những rặng trâm bầu lớn nhanh như thổi, tỏa bóng mát cả một vùng. Tuổi thơ tôi gắn liền với cây trâm bầu như thể giếng nước, cây đa, mái đình làng...
Chẳng biết từ đâu có cái tên trâm bầu lạ đời đến như vậy. Chỉ biết loài cây này có nhiều trò để lũ trẻ quê chúng tôi vui đùa. Thân trâm bầu rất dẻo nên chúng tôi thường chọn những nhánh to, thuôn dài để đẽo kiếm, dao gỗ đánh trận giả; đứa nào khéo tay, chịu khó thì có thêm một vài "bảo bối" như dao, đao, ná... Hầu như mỗi cậu bé trong xóm đều có một loại "vũ khí" bằng cây trâm bầu. Để có một thanh kiếm đẹp, trẻ con chúng tôi đi tìm nhánh trâm bầu to ưng ý róc bỏ lá, bào vỏ rồi đẽo kiếm theo ý thích của mình, sau đó mang kiếm gỗ đi phơi nắng cho khô, bóng nhẵn. Cứ mỗi chiều, khi cái nắng chói chang dịu lại, cả đám trẻ trong xóm kéo nhau ra đồng thả diều, đá dế, đánh trận giả... Dù đánh nhau bằng "vũ khí" nhưng chúng tôi có quy ước không làm tổn thương bạn bè, phải hết sức cẩn thận để không chạm vào mắt, đầu, bụng... bạn mình. Vì thế mà bọn trẻ con chơi đánh trận rất vui vẻ, hòa nhã. Trong những trò chơi hàng quán, lá trâm bầu cực kỳ hữu dụng cho việc dùng làm tiền giao dịch. Lá lớn mệnh giá gấp đôi giá nhỏ. Chỉ có lá trâm bầu lành, không bị sâu đục lỗ mới được chọn làm tiền.
Trâm bầu còn là nơi cư ngụ của loài kiến dương một sừng độc đáo. Sau mỗi lần tan học, chúng tôi thường mang theo một chiếc hộp nhựa để leo lên cây trâm bầu tìm bắt kiến dương cho vào hộp. Rồi sau đó cả nhóm khoe nhau con nào to hơn, chiến hơn, được thể hiện qua chiếc sừng độc đáo trên đầu. Chúng tôi thường buộc sợi chỉ vào cổ kiến dương cho chúng bay lượn hoặc mang chúng bỏ vào chiếc thau to để "tỉ thí". Dù không máu lửa như dế nhưng kiến dương vẫn có sức hút riêng. Cả hai con vật húc nhau nhau trông thật ngộ nghĩnh.
Trong việc học, trái trâm bầu còn được biết đến như loại bút màu kỳ diệu của trẻ con quê nghèo. Ngày đó hộp bút chì màu rất đắt nên trẻ con nghèo xóm tôi tìm những màu từ cây lá vườn nhà để sử dụng trong môn tập vẽ. Tôi hay hái trái trâm bầu tách lấy hạt nhỏ hình ovan rồi tô lên giấy vẽ. Màu của hạt trâm bầu vàng tươi, ăn giấy, phù hợp với những hình vẽ có diện tích tô màu nhiều. Dù vở giấy trắng hay giấy vàng thì màu vàng thiên nhiên này vẫn thể hiện rất rõ nét. Tuy nhiên, sau mỗi lần vẽ, đôi tay của tôi lem luốc màu vàng cứng đầu, cọ rửa đến cả tuần không hết.
Trâm bầu gần gũi với trẻ con nhưng cũng là “nỗi ám ảnh” kinh khủng. Những lần chúng tôi làm sai, ham chơi, lì lợm, ba mẹ hoặc ông bà thường bẻ một nhánh trâm bầu nhỏ, tuốt lá rồi đét vào mông. Đau không thể tả. Thêm nữa, hạt trâm bầu thường được cha mẹ nấu nước uống để trị giun cho lũ trẻ. Chao ôi, cái vị đắng sao mà ám ảnh đến thế, cứ nghèn nghẹn ngay cuống họng.
Giờ thì ở quê những rặng trâm bầu không còn nữa. Người ta đã đốn sạch để trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Có chăng chỉ là một, hai cây mọc lẻ loi trên các gò đê xa tít tắp. Những lần về thăm nhà, tôi hay chạy một mạch ra đồng chỉ để tìm những cây trâm bầu cô đơn ôn lại kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Để rồi tôi say theo men đất trời, chạy ngược về miền ký ức thân thương. Nơi ấy, có những rặng trâm bầu xanh um trải dài ngút mắt...
Nguyễn Hoàng Duy
San Lê Thị, Bo Dao và 120 người khác
66 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

66 bình luận

  • Bo Dao
    Kiến dương ngày xưa người Thương ... nướng ăn ..Món khoái khẩu ... Tớ chưa thử ..
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Co Doc Soi
      Bo Dao cháu cũng chưa thử
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Em đang tìm ... chỉ thấy họ ăn con đuông ở cây dừa thôi anh Bo Dao.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bo Dao
      Xứ Thượng ... Người Ê đê ... ăn Kiến dương ... Con Đuông ở cây Dừa ... là sâu trắng trong bọng cây Dừa ... Món ăn vùng 4 ...
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Hoàng Phương
      Cậu Bo Dao nhớ hàng phượng trước nhà cậu một thời ở đường Hùng Vương, rất nhiều kiến dương. Thậm chí Xuân con nhà ông Điểu (sát vách nhà bà Khanh - chị ấy chết trong Buôn Đôn thời đi nghĩa vụ TNXP) ăn hiếp ma mới, trên đường đi học về cứ theo cháu, chọ… 
      Xem thêm
      3
      • Haha
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bo Dao
      Hoang Phuong Chuyện xưa ...nhớ lắm ...!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoàng Phương
      Bo Dao Hồi còn lớp 1 chưa phân biệt được con kiến dương và con bọ hung... nên thấy nó, bọn trẻ cứ liên tưởng đến "đống kít", hì hì...
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Vanna Cao
      Hoang Phuong nhắc lại làm nhớ quá hàng phượng đỏ và bạn Hoàng Nữ Thanh Xuân vắn số
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoàng Phương
      Vanna Cao Cháu cũng bị Bắc con ông Lạng cạnh nhà cô hù chút xíu thôi. Trưa hè anh Bắc leo lên cây phượng trước cửa nhà nằm đọc truyện, cháu lấy ná cao su... bốp! Chạy không kịp, bị phát hiện... méc... lại ăn roi bà Chắc, hì hì...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Bo Dao
      Hoang Phuong .. Bắc Con ông Lạng ... là cặp bài trùng với Cậu phá phách ở đó ...
      Nhắc đến nhớ quá . Thủ Đức mất tích .. Bạn bè tuổi thơ Chết hết zùi ...
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Hoan Pham
    Cây trâm bầu nghe nói nhiều trong văn thơ nhưng ngoài đời em chưa thấy bao giờ ! Loại cây này có lẽ mọc nhiều ở miền tây nam bộ.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Bo Dao
      Hoan Pham ... Cây này ngày xưa có thấy ... Nhưng không nhớ ở đâu ..
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đúng là có nhiều dưới miền sông nước phía Nam... Nhưng ở Quảng Bình vẫn còn cây hàng trăm tuổi...
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • San Lê Thị
      Xứ Thượng nó nằm ở khu vực nào để tớ ghé (tớ chuẩn bị ra QB).
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      San Lê Thị Có ngay... TT - Ở thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân (Quảng Trạch, Quảng Bình) có một rừng cây trâm bầu rộng trên 100ha, xanh ngát trên cát trắng chang chang. Rừng trâm bầu đã trở thành “phên giậu” chắn cát bay cho làng này hơn 460 năm qua.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Pham Kim Huong Bmt
      Hột trâm bầu là thuốc xổ rất hiệu nghiệm! Hồi Kh. ở nhà quê, lâu lâu phải ăn hột trâm bầu thay thuốc xổ vì đâu có tiền mà mua thuốc tây uống đâu.
      Đặc biệt trên cây trâm bầu có rất nhiều đom đóm đậu về ban đêm, nên nhánh trâm bầu mà gie ra mé sông thì lấp lánh bởi đom đóm rất đẹp!
      5
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Pham Kim Huong Bmt Hình ảnh đom đóm mé sông có rặng trâm bầu thật nên thơ...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Phát file GIF
    GIPHY
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Lê Vũ
    Mình ở thị thành nên không thấy cây trâm bầu nhưng loại cây này đã đi vào thơ ca đi vào lòng người dân Nam bộ . Xin cám ơn tác giả & Xứ Thượng !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Nhớ nhất ngày xưa có chương trình thi giọng hát hay trên ti vi... hình như ca sĩ Trọng Tấn đoạt giải qua bài hát này... "Cho em hỏi rằng có ở nơi đâu?
      Bát ngát xa trông những rặng trâm bầu
      Rặng trâm bầu như nơi quê hương em yêu dấu..."
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Lê Vũ
      Xứ Thượng !!!
      Nhãn dán Meep Cool, sunglasses on face
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Trunglap Lê
    Loài bọ cánh cứng này nhiều nơi gọi khác nhau (theo tên địa phương), nhưng theo sách vở thì nó là kiến vương anh Đạt ơi
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đúng là Kiến Vương... chắc do giọng miền Nam đọc thành kiến dương... lâu rồi chết tên luôn. Cám ơn bạn Trunglap Lê nhiều nha!
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ly Trinh
      Xứ Thượng . Giờ em mới nghe Kiến vương hihi
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Bo Dao
    Ngày còn bé ... bắt những con mày húc nhau ... có con 2 sừng ...
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tuc Phan
    Em cũng chưa thấy cây trâm bầu ah
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Khi nào có dịp xuống Miền Tây thì nhớ đoạn văn này nghe e.Tuc Phan..."Nhắc đến những loài cây gắn bó với cuộc sống người dân miền Tây lúc gian khổ, khó khăn từ thuở “khai hoang, lập ấp” thì ta nghĩ ngay đến cây tre, cây dừa… Nhưng vẫn còn một loài cây giản dị, mộc mạc, sống lặng lẽ, âm thầm khiến nhiều người dường như "lãng quên", đó là cây trâm bầu."
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tuc Phan
      Xứ Thượng dạ anh , miền tây! Hi chúc an lành!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Tieu Hong Pham
    Giờ mới thấy cây trâm bầu .
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, tỷ... có nhiều dưới sông nước miền Tây...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Kim Tuyet
    Trong miền Nam, vườn cây nhà nào cũng trồng cây này, làm củi rất tốt, nay thì ít đi rồi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Còn trong bài hát... là quê hương rồi. Cám ơn thông tin của bạn chính gốc miền Tây Kim Tuyet.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Kim Tuyet
      Xứ Thượng vườn nhà mình hồi xưa ông nội trồng Trâm bầu nguyên một bờ, cây suông có thể làm cột, gốc Trâm bầu chụm củi có than cháy lâu tàn hay dùng để nấu bánh tét và tráng bánh mùa Tết, giờ nó chỉ còn trong vườn tạp, đất rộng trồng ven bờ đê, còn vườn trồng bông hoa với vài cây ăn trái như mình thì không trồng nó được, cảm ơn Xứ Thượng chia sẻ nhiều bài viết hay làm tư liệu cho mai sau
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Xuan Luc
    Con Chùi che....
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xuan Luc
      Sau 1975 tôi mới biết ăn con này hi hi hi..
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • San Lê Thị
      Xuan Luc ăn được hả bạn tui ơi, sao thấy sợ sợ dzậy trời !
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xuan Luc
      Thiếu thì ăn liều để mà có thêm tí đạm mà "nao động" he he
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • San Lê Thị
      May mà...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Ở trong Buôn Trấp cũng có người ăn con Chò Che này, nhưng phải bắt những con có bụng còn đỏ hồng hồng...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Hoan To
    Ở Z30 D, Hàm Tân, Thuận Hải, trong đám tù ngụy quân ngụy quyền có lẫn một anh Căm pu chia. Anh ta đói là cái chắc vì chẳng có ai "thăm nuôi" bao giờ cả. Bữa kia có một cậu gốc Lực Lượng Đặc Biệt, sau qua Biệt động quân, bảo tôi anh Căm pu chia đang rang kiến dương với muối, hỏi tôi có dám ăn không. Tôi nói nếu cậu dám "mưu sinh thoát hiểm" mà ăn thử thì tôi cũng ăn được, sợ gì. Cậu ta xin anh Căm pu chia hai con. Hai chúng tôi mỗi thằng một con ăn thử. Chẳng có mùi vị gì, chỉ có xác với bã, chẳng có tí thịt nào, không bõ công nhai.
    5
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Quế Lan Trần
    Lâu lắm rồi mình mới thấy lại chú kiến gương.Vui lại nhớ tuổi thơ ...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Vũ Minh Sang
    Năm nay ngập sớm quá ạ
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ngọc Hoa
    Trâm bầu thì chịu chứ cái dụ kiến dương là em biết nè.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Ngoc Lan
    Kiến dương nhìn giống bọ hung.. Chỉ khác nhau cái đầu
    5
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Quách BằngBmt
    Từ trước đến giờ mình cứ gọi con này là bọ hươu .
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hung Kieu
    Thứ nhứt: Cây trâm bầu hay mọc ở mé biền (gần mép sông) của những con sông nước ngọt vùng Nam Bộ. Vùng nước lợ tức là bị xâm thực của nước mặn mùa khô là không có nó.
    Quê của ông bà tui ở Bình Dương tên Bàu Trâm. Địa danh đó do từ thực địa là một vụng nước lớn mọc rất nhiều cây Trâm bầu. Đó có lẽ là loại Trâm Mốc, tháng nầy trái chín rất nhiều. Trái lớn khoảng đầu ngón tay út, khi chín màu tím thẩm như nho, ăn chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn. Hồi nhỏ, mỗi lần tới mùa Trâm chín, anh em tui ra biền hái một lần cả rổ luôn.
    Thứ nhì: Trong thập niên 60, mỗi lần tới dịp bầu cử quốc hội, Ty Thông Tin tỉnh Darlac hay dựng một tấm bảng cao tầm 7-8 mét bằng tre lồ ô ở rẻo đất trống đầu đường Hai Bà Trưng -Ama Trang Long chỗ bùng binh cột đèn 3 ngọn để ghi kết quả bầu cử.
    Trên đầu tấm bảng có gắn mấy bóng đèn néon 1m20. Chính ánh sáng đèn đã dẫn dụ mấy chàng Kiến Dương nói-tiếng-thượng bu lại rất đông.
    Tối tối, tui hay leo trèo lên tấm bảng truy tìm chúng, bắt cũng chẳng để làm gì, chỉ lâu lâu chơi ngẵng thò ngón tay cho nó kẹp đau điếng chơi thôi.
    5
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Hung Kieu
    Trái Trâm bầu.
    Không có mô tả ảnh.
    5
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cây trâm bầu có trong bài hát Rặng Trâm Bầu là loại cây khác anh Hung Kieu ơi... Không ngon như trái trâm rừng này đâu, nếu có công dụng thì chỉ làm thuốc thôi anh à. ... Cây Trâm Bầu còn gọi là Cây Chưng Bầu, Tim Bầu, Săng Kê, thuộc họ Bàng. Cây mọc hoang ở các tỉnh phía Nam nước ta. Quả trâm bầu có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi, thuở nhỏ tôi hay gọi là nhụy, tôi còn nhớ má tôi bảo cái nhụy đó trị được bệnh nên thỉnh thoảng tôi hay hái trái Trâm bầu, lẩy nhụy và ăn như một thú vui ăn vặt của trẻ con. Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hung Kieu
      Có nhiều loại Trâm khác nhau. Và tên gọi cũng tuỳ từng địa phương.
      Đây là hình ảnh 2 loại Trâm. Một loại dùng hột làm thuốc trừ giun, một loại tên Trâm Bột.
      Có một Video clip “Hái Trâm bầu sau mưa” tôi vừa đăng lên FB.
      Mời các bạn vào coi.
      Không có mô tả ảnh.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Không có mô tả ảnh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hái Trâm Bầu Sau Mưa | Ký Ức Miền Tây • Toàn Miền Tây
      YOUTUBE.COM
      Hái Trâm Bầu Sau Mưa | Ký Ức Miền Tây • Toàn Miền Tây
      Hái Trâm Bầu Sau Mưa | Ký Ức Miền Tây • Toàn Miền Tây
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Kim Tuyet
      Hung Kieu trái ăn được chỉ gọi là trái trâm, còn trâm bầu đúng như Xứ Thượng nói
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hung Kieu
      Hehe...
      Chắc tại vì Trâm nó có bầu?
      Mà hổng lẽ mấy người làm cái video clip đính kèm cũng nói trật sao ta?
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
  • Ái Huệ
    Mình chỉ biết trái Trâm rừng đồng bào hay gùi đi bán , còn cây trâm bầu chỉ nghe bài hát rặng trâm bầu chắc là không thể giống nhau được .
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét