Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

NHÀ SÁCH KHAI TRÍ XƯA *Hoatinhthuong

 

24 tháng 8, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Lan man chuyện Sài gòn ... Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách...
NHÀ SÁCH KHAI TRÍ XƯA
*Hoatinhthuong
Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt thông minh đĩnh ngộ và câu chuyện ở nhà sách Khai Trí (báo chí giấu tên và cũng không cho biết trường cậu bé học, thật ra cậu là học sinh trường Pétrus Ký).
Thời chúng tôi còn học trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.
Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách.
Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.
– Tại sao cậu ăn cắp sách?
Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An.
– Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!
Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:
– Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát…
Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:
– Ba má em làm gì mà nghèo?
– Ba em chết, má em quét chợ An Đông…
– Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?
– Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…
– Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?
– Dạ.
– Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…
Cậu bé sợ quá lại khóc…
Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:
– Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…
Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô.
Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:
– Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa…
Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu:
– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà…
Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.
Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.
Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thâu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy.
Ông Khai Trí bị đi cải tạo. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ. 10 năm sau, cùng 2.000 đầu sách quý, ông Khai Trí ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Sách ông lại bịch tịch thâu hết cả. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả…
Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói:
– Chắc… năm 3.000 thì họ trả…
Ông Khai Trí mất năm 2005 tại Sài Gòn.
Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…
Hoatinhthuong
Chỉnh sửa từ bài viết “Ông chủ nhà sách Khai Trí và cậu bé ăn cắp sách” đăng tại Hoatinhthuong.net
Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com
Không có mô tả ảnh.
San Lê Thị, Bo Dao và 106 người khác
50 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

50 bình luận

  • Bùi Trí Phương
    Thời thế tạo anh hùng .
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hai Trinh
    Cứ dzô đọc thoải mái. Gần như có đủ.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Võ Văn Hồng
    Mình đã có đến nhà Sách Khai Trí đọc sách những năm 1970 - 1973 vào dịp ghé về Sài Gòn thăm ba làm tại Garage Thiên Tạo số 261 đại lộ Cách Mạng Gia Định
    Giờ vẫn là 261 nhưng tên đường là Nguyễn Văn Trỗi và nơi đây là một công ty của hãng xe máy YAMAHA.
    Những người như ông Khai Trí chủ nhà sách ngày xưa không phải là hiếm...cách sống của người Sài Gòn xưa đa phần là như vậy
    Cảm ơn Đạt đã đăng tải bài viết này nói lên cách sống của người Sài Gòn xưa..
    Chúc Đạt ngủ ngon nha
    Không có mô tả ảnh.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Anh Vovan Hong nhận xét về con người Sài gòn lúc đó rất chính xác. Em cũng thấy như thế!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Võ Văn Hồng
      Không sai mà Đạt người Sài Gòn xưa mang bản chất nhân văn và khai phóng ..thời của tuổi mình và thế hệ trước nữa.
      Không có mô tả ảnh.
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Bạch Yến
    Ông Ng Hùng Trương sau này ra tờ báo tuần san Thiếu Nhi khoảng năm 70 và làm chủ bút , mấy chị em nhà mình ai cũng thích tờ báo này.
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Anh có đọc tuần san Thiếu Nhi, hình như trước năm 70... khi đó anh học Tiểu Học hay chạy qua đọc ké nhà hàng xóm... biết về chuyện rừng xanh, tarzan, tintin, lucky lucke... nhưng không để ý tác giả hay chủ bút. Em Bạch Yến nhớ giỏi ghê nha!
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bạch Yến
      Vì em ngưỡng mộ ổng từ lúc còn thiếu nhi.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Phát file GIF
    GIPHY
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tieu Hong Pham
    Ông chủ thật tuyệt vời và cậu bé rất đáng thương .
    Ngày xưa tỷ cũng hay đi nhà sách này , tỷ cũng mê sách lắm , tự mua sách toán , lý , hoá về làm thêm ...
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Thân kính tỷ Tieu Hong Pham. Tỷ luôn phấn đấu thăng tiến trong cuộc sống...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tieu Hong Pham
      Cám ơn đệ quá khen ... đó chỉ là niềm say mê thuở còn đi học . Để kể cho đệ nghe , tỷ có cô bạn học cách xa hơn 40 năm , lúc gặp lại nó phán một câu :” Tao tưởng mày dạy TLH , đâu ngờ lại dạy tiếng Anh “ lúc đó làm tỷ nhớ lại ngày xưa quá đệ a ...
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Duyen Jo
    Nhà sách Văn Khoa trên đường Thoại Ngọc Hầu, gần chợ Ông Tạ trước 75 là nhà sách của Bố Mẹ em, nên em bị mê đọc sách, truyện anh Đạt nà.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Ly Trinh
    Một nhà sách thời xưa ai cũng từng đến hoặc nghe tiếng
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Phạm Ngọc Từ Quan
    Năm 1995 người bạn dẫn đến gặp Ông, nhưng đáng tiếc thiếu duyên nên mãi mãi không được gặp. Câu chuyện này đã được nghe, nhưng vẫn muốn đọc lại như để nhớ về một người đáng quý. Cảm ơn anh!
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Than Huu Nguyen
    Còn vấn đề nữa là ai khg có tiền mua sách có thể đọc thoải mái tại chỗ các cô tiếp viên được lệnh ông chủ cho phép khách hàng đọc thoai mái
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Kha Nguyen Kha Nguyen
    Nhà sách lớn nhất miền nam.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Đỗ Minh Hương
    Bây giờ đến nhà sách này em vẫn nhớ câu chuyện về ông Khai Trí đó anh. Xứ Thượng !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chaihu Hai
    Ngày ấy,năm1973 tôi rất thường đen đây ,coi chỗ này như là thư viện vậy ..tham khảo ,đọc đã rồi ..dìa ..hì hì
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chaihu Hai
    Sao không nhắc đến tiệm sách có tiếng nhất ở BMT nhỉ ..buồn cho VĂN HOA wa....
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • San Lê Thị
      Chaihu Hai chị cũng hay mua sách ở Văn
      Hoa của Thầy Linh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • San Lê Thị
      Chaihu Hai học cùng lớp với Kim Liên nhà sách Văn Hoa phải không?
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Chaihu Hai
      Chào chị .Chaihu có biết KL nhưng không học cùng lớp ạ.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Xuan Luc
    Ở Ban Mê cũng có nhà sách Cao Trí ở đường Tôn Thất Thuyết.
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Ông chủ là Y Tý, chú của Y Long lớp mình... đang hỏi thăm xin một tấm hình cũ của nhà sách Cao Trí Bmt.
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • San Lê Thị
      Xứ Thượng à giờ mới biết Y Long là cháu của ông Y Tý.Hihi...nắm chuyện chút chơi:(xin nỗi nhé) ngày trước ông chủ tiệm khó tính số 1,ai vào mua hàng ông ấy cũng nhìn theo từng bước chân xem có bôi bẩn nền nhà không. Vì ở gần nên bọn mình chuyên đến đây… 
      Xem thêm
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 6 phản hồi
  • Nguyễn Thái
    He hè nhất quỉ nhì ma có khác
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Thái
    Sách là kho tàng trí tuệ của nhân loại, mà chúng nỡ đốt đi thật bó tay.com
    Homepage
    TAY.COM
    Homepage
    Homepage
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét