Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

ĐỘC ĐÁO ĐỘI CHIÊNG NỮ BUÔN TRẤP *Đình Đình

 

4 tháng 7, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nghe tiếng chiêng Jhô bên dòng Krông Ana... “Tờng poòng- tờng poòng/ tờng prênh- tờng poòng…”...
ĐỘC ĐÁO ĐỘI CHIÊNG NỮ BUÔN TRẤP
*Đình Đình
Những người đàn bà đánh chiêng ở Buôn Trấp (huyện Krông Ana) được coi là những viên ngọc quý của cộng đồng người Êđê Bil sống lẩn khuất và âm thầm dọc theo dòng sông mẹ này. Chỉ đôi khi nhớ suối, nhớ rừng và nhất là nhớ cái âm thanh thiêng liêng ấy, họ mới tìm gặp nhau để ngân lên những cung bậc tình cảm sâu lắng và tha thiết của lòng mình. Những lúc như thế, sáu người đàn bà hiếm hoi kia như được một phép màu kỳ diệu nào đó sắp xếp sẵn và thổi vào tâm hồn họ một thứ men say, hứng khởi vô cùng để nhịp chiêng được nhún nhảy theo bàn tay đã già nua, nhưng còn đầy ma mị…
...
“Tờng poòng- tờng poòng/ tờng prênh- tờng poòng…”. Điệu chiêng phải hòa hợp mới hay, nhịp trống đánh làm nền cho đúng mới khiến người nghe nhận ra cái độc đáo của dàn chiêng Jhô- Buôn Trấp. Bà H’Săn nói vậy rồi cùng năm người đàn bà trong nhóm bắt đầu biểu diễn. Trên tay mỗi người là một chiếc chiêng lớn bé khác nhau. Chiêng mẹ trong tay bà trưởng nhóm H’Riu, năm chiếc chiêng con còn lại hòa cùng một nhịp. Cứ như thế, sáu nghệ nhân và sáu chiếc chiêng - chẳng ai giống ai cái tuổi, nhưng chẳng ai khác ai cái hồn. Hồn của người, hồn của chiêng hòa quyện và thầm thì từ sâu lắng. Dĩ nhiên những bài chiêng cổ, những điệu chiêng truyền thống của người Êđê Bil bên dòng sông mẹ Krông Ana này họ đều thuộc nằm lòng và diễn nhuần nhuyễn đến từng chi tiết. Đây là bài “Drôk tue - đón khách”, rồi bài “Wăk wei- mừng lúa mới”, “Hohoh - mừng sức khỏe”… Dường như tất cả âm thanh, nhịp điệu ấy đã gắn bó với những người đàn bà kia từ tuổi 12-13 cho đến nay, trong đó có người đã gần 70 tuổi như bà H’Săn tâm sự.
Mỗi khi được xem họ diễn tấu, bất cứ ai cũng cảm nhận một điều: giá trị âm nhạc ấy, đích thực là những “viên ngọc” được những người đàn bà bên dòng sông Krông Ana này cất giữ và không ngừng làm sáng lên vốn văn hóa độc đáo của tổ tiên, ông bà mình. Có điều qua tâm sự của họ mới thấy ngậm ngùi: liệu một mai kia, những nghệ nhân hiếm hoi ấy trở về với đất thì nguồn mạch âm nhạc quí báu này ai kế thừa và nắm giữ ?
Những băn khoăn của họ giờ đây được giải tỏa phần nào, khi con cháu của các bà, các mí tự ý thức và chăm chỉ học hành những ngón nghề diễn tấu chiêng Jhô của ông bà để lại. Những cô gái xinh đẹp như H’Dạo, H’Rút Y ban và H’Wên Hmôk … đang ngày đêm thấm dần và hiểu ra tiếng chiêng của dân tộc mình cần được giữ gìn và sáng tạo. Những kiều nữ này tuổi độ 16-17, nhưng đã học đánh chiêng từ 3-4 năm trước, nay có thể đảm đương được những vị trí trong dàn chiêng nữ Buôn Trấp khi một ai đó vắng mặt. H’Dạo tâm sự rằng, tiếng chiêng đã thấm vào máu thịt của mình từ khi còn nhỏ. Luật tục của người Êđê Bil ở đây chẳng cấm con gái đánh chiêng bao giờ. Ngược lại người lớn khuyên con gái học chiêng để không thất truyền những gì dung dị nhất mà người phụ nữ ở đây phải biết : đánh chiêng để bày tỏ tình cảm của mình với mọi người, đánh chiêng để làm lễ thổi tai và đặt tên cho con, hay đơn giản chỉ thông báo một điều mà họ quan tâm, gửi gắm.
...
Đình Đình
(Trích đoạn trong bài "Hãy lắng nghe lời chiêng mẹ" của Đình Đình đăng trên http://www.baodaklak.vn/.../hay-lang-nghe-loi-chieng-me.../)
Có thể là hình ảnh về 5 người và mọi người đang cười
Cúc Hoa Nguyễn Thị, Thanh Lộc Nguyễn và 106 người khác
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

0 bình luận


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét