Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

LỊCH ĐOI - LỊCH TRE CỦA NGƯỜI MƯỜNG *Hương Lan

12 tháng 7, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Sở dĩ gọi là lịch đoi là bởi vì lịch này phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao đoi, hay còn gọi là sao tua rua.
LỊCH ĐOI - LỊCH TRE CỦA NGƯỜI MƯỜNG
*Hương Lan
Xưa kia, cộng đồng người Mường ở Hòa Bình được chia thành 4 vùng Mường là Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc), Mường Vang (nay là huyện Lạc Sơn), Mường Thàng (nay là huyện Cao Phong), Mường Động (nay là huyện Kim Bôi) với câu ca đã lưu truyền từ ngàn đời nay: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, trong đó, Mường Bi được xem là Mường lớn. Quả thật, tại Mường Bi, người ta còn thấy lưu lại khá nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường. Một trong những giá trị văn hoá đặc sắc là nơi còn nhiều người dân lưu giữ được lịch đoi và cách xem lịch đoi.
Theo lời của những thầy mo trên địa bàn thì lịch đoi là bộ lịch cổ xưa nhất của người Mường. Hiện nay, người Mường vẫn dùng song song 2 loại lịch là lịch tây và lịch đoi. Lịch đoi được người Mường xưa đúc kết từ nhiều đời rồi truyền lại cho con cháu sau này. Trên lịch có vạch khắc những hình tượng trưng cho ngày mưa, ngày bão, hao, lỗ, ngày cá, thú. Lịch đoi là một sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời của người Mường xưa, là biểu hiện rực rỡ tư duy Mường trong sự nhận thức thế giới xung quanh. Lịch đoi giúp người Mường tránh những ngày xấu, không may mắn để chọn thời điểm cấy hái, dựng vợ gả chồng, những ngày đẹp trời. Từ đó về sau, người Mường Bi đi cày đi cuốc, bắt tôm mò cá, dựng vợ gả chồng, ngày lành tháng tốt..., tất cả cứ theo lịch Đoi mà làm...
...
Cũng giống như cách tính lịch của người Việt, lịch đoi được chia làm 12 tháng. Bộ lịch có 12 thanh tre, mỗi thanh dài khoảng 20 cm, rộng 3 cm và tượng trưng cho một tháng. Mỗi tháng có 30 ngày, được chia thành 3 khoảng gọi là tuần, gồm có thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Mỗi tuần có 10 vạch tượng trưng cho các ngày và có những tên gọi riêng. Lịch đoi được xem như lịch vạn sự của người Mường với những chỉ dẫn chọn ngày lành tháng tốt cho các công việc quan trọng trong đời sống. Thượng tuần gọi là “ngày kâl”, những ngày này được người Mường chọn để tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới. Hạ tuần là những ngày hết trăng, được gọi là “ngày cối”. Trung tuần là 10 ngày giữa tháng, được gọi là “ngày lồng”, tức những ngày có trăng và theo quan niệm của người Mường, ngày có trăng người cõi âm hay lên ngắm trăng nên không nên làm việc quan trọng vào thời điểm này. Nhưng trẻ con sinh vào những ngày này sẽ trắng trẻo, thông minh, sáng dạ. Từ xa xưa, căn cứ trên chu kỳ hoạt động của sao Đoi, người Mường đã xác định được các tháng, tuần, ngày trong năm có những sự kiện về thời tiết ra sao để từ đó đưa ra các quyết định cho công việc đồng áng, làm ăn của mình. Vì người Mường đã thất truyền chữ viết nên để xem được lịch, trong vạch của mỗi ngày có những kí hiệu đặc biệt để người ta có thể biết đó là ngày làm ăn thuận lợi hoặc hao tổn, cũng có ngày để đi làm đồng, gieo mạ, đi săn, đánh bắt cá được nhiều nhất ông Lon giải thích: Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ V- hình đuôi có thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên gọi là ngày tiểu hao, hai chấm gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa... vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua, bắt ốc sẽ được nhiều. Trong lịch đoi, tháng 1 là tháng có nhiều ngày cá nhất vì đó là thời điểm mùa cá đẻ. Nếu vào ngày hao thì người dân dù có buôn bán bốn phương, lắm tiền nhiều của thì cũng bị thua lỗ... Đặc biệt, hàng năm, các thầy mo có tài chiêm tinh thường lên ngọn núi Cột Cờ hay ra khoảnh đất rộng, thoáng đãng... để nhìn sao đoi (sao tua rua). Tính từ đông sang tây, vào lúc trăng lên, nếu sao đoi vào trước mặt trăng thì năm tới sẽ nóng, hạn hán. Nếu sao đoi vào sau mặt trăng thì năm tới sẽ có nhiều mưa bão. Nếu sao đoi vào cùng với mặt trăng thì năm tới thời tiết ôn hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu... Lịch đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi. Đợt ăn tết thứ hai sau đợt Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày gọi là ăn tết lại, tết đoi.
...
Hương Lan
Bạch Yến, San Lê Thị và 89 người khác
27 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

27 bình luận

  • Quách BằngBmt
    Chưa được ăn Tết lần 2 bao giờ .Trong chỗ bạn mình có ko ?
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Trong mình cũng chưa thấy... có thể chỉ còn ở Mường Bi thuộc về các quan Lang hay thầy mo Mường thôi Quách BằngBmt.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Bạch Yến
    Dân tộc Mường như mình học lúc nhỏ là tộc người thiểu số VN gần người kinh nhất so với các dân tộc khác
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Gia Dien Hoang
    Lần đầu tiên biết đến loại lịch Đoi này. Cảm ơn Đạt.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, anh Gia Dien Hoang. Em thấy ngày xưa qua các câu ca dao tục ngữ về sản xuất nông nghiệp có nhắc đến sao Tua Rua... Không ngờ người Mường lại có cả lịch dự theo sự chuyển động của sao này...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Gia Dien Hoang
      Trên trời có sao Tua rua/
      Ở dưới hạ giới có vua Ba Vành
      Câu ca dao nhắc đến cuộc knghia nông dân của Phan Bá Vành
      Hi hi
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • An Nhien Dang
    That hay va la minh moi biet hom nay. Rat hay
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Cúc Hoa Nguyễn Thị
    Ô! Ngạc nhiên thật ! Cám ơn anh
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Nhà nông mình cũng biết đến sao Tua Rua qua câu ca dao... "Tua rua chưa rắc mạ mùa
      Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con?"...
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nguyễn Viết Kình
    Anh Đạt ơi. Sáng mai (T7, 13/7) khoảng 10:00 tôi vào Buôn Trấp ghé thăm anh, tiện không? Tôi sẽ liên lạc với Anh Đạt theo số đt nào thì tiện nhất. (Kình cà rem)
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hue Nguyen
    Wonderful
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • Xem bản dịch
    • 2 năm
  • Tieu Hong Pham
    Giờ mới biết dân tộc Mường cũng có những nét văn hoá độc đáo như thế .
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cái hay ở đây theo đệ là người Mường (người Việt Cổ) không dùng lịch âm của người Tàu dễ chiêm nghiệm hơn là theo dõi Chòm Sao Tua Rua....Ngày xưa, họ thấy chòm sao này như cái roi, người Mường gọi là sao Roi, phát âm là Đoi... đó tỷ Tieu Hong Pham.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tieu Hong Pham
      Họ cũng giỏi về phong thủy đệ nhỉ ...
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ,tỷ tỷ.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Nhãn dán Biểu tượng cảm xúc Love, heart Emoji
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chaihu Hai
    Sao Tua 9 cái í a nằm kề, thương em từ thuở mẹ về là về với cha ...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Xuan Mai Dam
    Hay quâ... thật em giờ mới biết... thank anh Xứ Thượng.. và hay nữa là...
    Em có quen với chị Phạm tiểu Hồng hiiii...
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Em có duyên gặp nhiều nhân vật tài hoa mà anh ngưỡng mộ... Mong một ngày nào nghe tiếng hát của Xuan Mai Dam.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Tieu Hong Pham
      Chưa được nghe bạn mình hát nhe .
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xuan Mai Dam
      Hiii... hi vọng sẽ sớm có dịp được hát tặng những người thân quí của Mai hiii
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét