Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

ĐỘC ĐÁO ČING KRAM *H’Zawut

 

24 tháng 5, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Đây là một loại chiêng tre độc đáo của người dân Ê Đê...
ĐỘC ĐÁO ČING KRAM
*H’Zawut
Ching kram (chiêng tre) là một nhạc cụ truyền thống riêng có của người Ê-đê, được chế tác từ ống tre, ống nứa núi rừng Tây Nguyên. Âm thanh từ dàn ching kram rền chắc, dồn dập, rộn ràng. Diễn tấu đơn giản, vật liệu dễ kiếm, ching kram có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của cộng đồng Ê đê, vừa gần gũi thân thuộc hàng ngày, vừa sang trọng những dịp lễ hội, là tiếng lòng của bà con buôn làng gửi gắm nhiều mong ước, tình cảm...
Đó là những âm thanh say đắm của núi rừng Tây Nguyên được vang lên qua bộ ching kram của đồng bào Ê đê vào mỗi dịp lễ hội. Bộ ching kram được quy ước theo dãy số lẻ, thường có 5, 7 hoặc 9 chiếc hợp lại, cũng có khi lên tới 19 chiếc. Mỗi chiếc ching kram có âm sắc, giai điệu với cung bậc riêng. Khi tất cả cùng vang lên sẽ tạo nên một dàn hợp xướng.
Theo nghệ nhân Aê Áp, ở xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Dak Lak, việc chế tác được đầy đủ một bộ ching kram là quá trình rất phức tạp, kỳ công. Nghệ nhân phải vào sâu trong rừng chọn các cây tre già có kích cỡ vừa đủ tạo ra những cung bậc âm thanh nhất định. Tre chặt về phơi khô khoảng 2 tháng. Độ dài của một ống tre dao động trong khoảng 29 - 45cm, đường kính từ 7 - 9cm. Tương ứng với mỗi ống là một thanh tre tạo âm sắc. Nghệ nhân Aê Áp chia sẻ cách làm ching kram là cả nghệ thuật không phải ai cũng làm được: “Tre chặt đem chẻ từng khúc, rồi phơi khô, chẻ ra 6 khúc hoặc nhiều hơn cho thật cân đối. Phơi khô kỹ đều thì âm thanh mới chuẩn được. Các thanh phải gọt bề ngang thật đều nhau, độ ngắn dài thì tuỳ theo âm chính hay bè. Khi đã cắt, gọt xong thì gọi khoảng 2 người cùng gõ thử âm của từng thanh xem chuẩn chưa.”
Mỗi ching kram có một âm thanh và giai điệu khác nhau nên nghệ nhân chế tác phải là người biết cảm âm, đôi tay thật khéo léo để gọt đẽo thanh tre, ống tre và nhất là để phát hiện sự pha âm, lệch âm. Khi bộ chinh kram đã hoàn thành, cần phải để khoảng 5 tháng kiểm nghiệm bởi thời tiết cho âm thanh của tre thay đổi. Lúc đó, nghệ nhân điều chỉnh âm thanh ching kram bằng cách cắt ngắn ống hoặc dùng dao gọt miệng ống tre. Nghệ nhân Ami Hrơi, ở xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Dak Lak, tự hào: ngày xưa, khi chưa có chiêng đồng, người Êđê đã biết chế tác ching kram. Đây là một sản phẩm âm nhạc độc đáo chỉ riêng dân tộc Ê-đê mới có: “Ching kram do chính mình tự làm ra. Tôi thích âm thanh của ching kram. Ching kram nhỏ gọn. Âm thanh cũng vang. Chiêng đồng thì đắt giá, và đòi hỏi phải học đánh cũng công phu hơn nữa.”
Khi diễn tấu, người đánh kẹp ống tre vào hai đùi, đặt thanh tre già nằm ngang vuông góc phía trên miệng ống, một đầu kê trên đùi, một đầu đỡ bằng lòng bàn tay trái. Tay phải cầm khúc cây làm dùi, gõ vào giữa thanh tre cho âm thanh cộng hưởng từ ống tre. Tiết tấu bài chiêng phụ thuộc vào nhịp gõ. Còn âm thanh luyến láy được điều chỉnh bằng cách nghiêng - ngửa bàn tay đỡ thanh tre.
Bộ ching kram cũng có đầy đủ các tiết tấu âm sắc giống như bộ chiêng đồng. Tuy vậy, ching kram gần gũi hơn với đời sống của bà con Ê-đê, bởi sự đơn giản trong diễn tấu và vật liệu dễ kiếm tìm. Nghệ nhân Aê Zim, ở buôn Kniêt, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak, cho biết: “Chiêng đồng thì khi làm lễ cúng hoặc khi có đám tang thì mới được đem ra tấu. Còn ching kram thì thích chơi lúc nào thì chơi lúc đó, không cấm kỵ, mang tính giải trí như nhiều nhạc cụ goong, taktar… Ching kram cũng chơi được nhiều điệu như chiêng đồng, cũng chơi được các bài dân ca cổ Êđê, tuỳ theo sự hiểu biết biến tấu của mỗi người. Có điều chiêng đồng thì phải mua, còn chiêng tre thì tự làm được.”
Với nhiều biến tấu và nhịp điệu vui tươi rộn ràng, tiếng ching kram không chỉ đơn thuần là tiếng nhạc, thư giãn giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, mà còn là một ngôn ngữ kỳ diệu, kết nối tâm hồn con người với thế giới tâm linh. Do vậy mà ching kram được sử dụng trong nhiều lễ hội của buôn làng, lễ cúng của các gia đình Ê-đê. Tuy vậy, độ bền của chinh kram không dài (chỉ khoảng 3 năm là âm sắc thay đổi không thể chỉnh sửa), trong khi cộng đồng còn rất ít người biết chế tác và truyền dạy diễn tấu ching kram. Chính vì vậy nét độc đáo riêng có ching kram của dân tộc Ê-đê đang ngày càng mai một, đòi hỏi phải có sự đầu tư kịp thời để lưu giữ, phát triển.
H’Zawut
Bạch Yến, San Lê Thị và 87 người khác
43 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

43 bình luận

  • Pham Nguyen
    Năm 1972 em sinh hoạt cộng đồng với Trường Nữ tiểu học Nguyễn Du ( Đồng bào thiểu số) em đã từng được sử dụng ching Kram cũng các bạn nữ: H’Diat, H’Jun, H’Dhim .. thử cái này cũng mê mẩn lắm ...
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Zing Grace
    Gặp nhưng chưa bao giờ kể
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thanh Lộc Nguyễn
    Saigon xài một thanh tre thôi ! Vui tai, vang khắp phố phường : Mì gõ !😍🤪
    3
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hoan To
    Thứ này ngoài Bắc hình như gọi là xênh hay phách; tôi không rành.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ,thưa Thầy, Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách )
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Hoan To
      Cảm ơn bạn. Thứ này hình như hiếm, họa hoằn mới thấy. Tôi nhớ mang máng đó là một hay có khi vài ba chuỗi tiền đồng cột vào nhau khéo léo sao cho chúng không dính nhau mà có khoảng cách ngắn, để có thể chạm nhau gây âm thanh. Người sử dụng tung hay vẩy chúng lên cao rồi uyển chuyển hạ xuống, phải tập mới thành thạo, chứ không phải dễ! Hà! Thế mà vẫn ngâm nga "Phách ngọt đàn say nệm khói êm..." dù hiểu phách sai bét! Bởi không đi hát ả đào (cô đầu) hay hút thuốc phiện nên không biết, cũng xá tội dốt được chứ?
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Lan Quách giỏi ghê!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • San Lê Thị
    Món này nghe lạ quá,ở với người Ê đê lâu rồi mà mình chẳng biết càng đọc càng mù tịt...
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nhãn dán Những người bạn thân thiết OK, dog giving a thumbs up
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Ching ram dễ học lắm
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Cái gì Akela Dã Quỳ Vàng cũng giỏi ! Khen!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Akela Dã Quỳ Vàng
      Xứ Thượng ơi!dqv là dân gốc bmt mờ,lại yêu mến văn hóa luật tục êđê ,nên...chẳng bao giờ mặc đồ lễ hội êđê cách điệu ,đã mặc thì phải mặc đồ truyền thống chính hiệu thôi.nghe tiếng chiêng cồng ít nhiều có thể phân biệt đc chiêng êđê hay jarai..hìhi.
      Có thể là hình ảnh về 4 người, trong đó có Akela Dã Quỳ Vàng và mọi người đang cười
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Ching Kram
    YOUTUBE.COM
    Ching Kram
    Ching Kram
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Pham Kim Huong Bmt
    Kh. thấy:
    1/ Những tiếng gõ đầu tiên của các nhạc công giống như người nhạc sĩ lên dây đàn trước khi đàn hòa tấu, để thẩm định lại hai cây đàn cùng lên tông giống nhau?
    2/ Sau đó, cây "dùi để gõ" của mỗi người giữ nhịp khác nhau, hồn ai nấy giữ, mạnh ai nấy gõ, nhưng phải trở thành tấu khúc hài hòa nhau
    3/ Rồi sau đó, họ điều chỉnh để mọi người cùng gõ nhịp nhanh hay chậm bằng nhau
    Hỏng biết trúng hay trật nha...hahahaha
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Đ. cũng chịu thua.... Nhưng nghĩ họ gõ như nhau, còn âm sắc vang lên khác nhau là do bộ thanh tre ngắn dài khác nhau.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Pham Kim Huong Bmt
      Cái ống tre (?) mà nhạc công kẹp giữa hai đầu gối của họ là Amply, còn độ cao thấp của notes nhạc họ đánh ra là tùy thuộc vào đoạn nào của khúc tre. Kh đoán vậy.
      Lý do Kh đoán thế vì QL gõ thử vô khúc tre già sẽ phát ra âm thanh khác với khúc tre non; từ đó, khi họ gõ khúc tre già thì sẽ phát ra tiếng trầm
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Pham Kim Huong Bmt Sao Kh. hay nhầm Đạt với Quách Lục thế không biết?!?!
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Pham Kim Huong Bmt
    Ủa, vậy hả? Hahahaha... tại TRA RÙI!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Wy Wy
    Chỉ có người Ê đê mới có loại nhạc cụ này
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Aduon Du Mlo
    Cing kram .đing năm. Đing buôt biă po thao lo mjing...
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét