Trên nương rẫy Buôn Trấp mọc nhiều cây cà rừng ... Người Mường ở đây rất quen thuộc trong các món ăn của họ như rau đồ, kho nấu với cá hộp hoặc muối chua với măng ...nhưng với cái tên khác...
CÂY CÀ QUẸNG
Người Mường gọi là cà rừng này là cà quẹng, một loại cây hoang mọc quanh năm, khắp nơi ở rừng núi Tây Nguyên...
Cà quẹng thường mọc tự nhiên trên những vùng đất ráo, thích hợp nhất ở những nơi đất tốt và nhiều ánh nắng như vệ đường, bờ rào nương rẫy, hoặc trong những khu rừng thấp có nhiều nắng. Rất ít khi thấy cây mọc dưới tán cây khác hoặc nơi trũng thấp. Cà quẹng chịu hạn rất tốt, cây xanh tươi quanh năm, ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, đồng thời cũng ra quả song song trong suốt thời gian sinh sống. Toàn thân cây có gai màu vàng. Cây có vị đắng nên ít khi bị súc vật, trâu bò gặm nhấm.
Cà quẹng được người Mường sử dụng nhiều để làm thuốc trị các bệnh như đau nhức cơ thể, sốt rét rừng, vàng da do suy gan, dị ứng, ngộ độc rượu, ho lâu ngày, ho sản hậu… Qủa của nó còn làm thức ăn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, nhất là phụ nữ sau sinh. Họ ăn quả cà gai quẹng ngâm muối, mà theo họ phục hồi sức lực nhanh , mẹ khỏe con ngoan, da dẻ hồng hào…Rất nhiều công dụng hữu ích mà cà cà quẹng mà cà quẹng đã mang lại cho con người.
Gần 40 năm qua, tôi được sống trong một làng Mường. Tôi rất ấn tượng về văn hóa Mường ngay từ đầu tiếp xúc. Dân cư trong làng có nét văn hóa đặc trưng, tương thân tương trợ, tự nguyện giúp đỡ nhau với tinh thần đoàn kết cao. Nếu ai ốm, làng sẽ đến thăm và hướng dẫn đi điều trị, trước tiên là dùng thuốc lá cây sẵn có của các bậc tiền bối trong làng. Các món ăn của người Mường cũng là một nét văn hóa đặc biệt mà ít nơi nào cũng có. Bởi hầu hết đều là món ăn vị thuốc, đa phần có vị đắng như món cà quẹng ngâm muối, ăn riết rồi cũng ghiền bởi vị đắng “ngọt ngào” của nó.
...
(Trích theo "Kinh nghiệm sử dụng cà gai leo để chữa bệnh theo cách nhìn của chuyên gia" đăng trên http://www.thaoduocducthinh.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét