Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

NỮ TÙ TRƯỞNG YĂ WAM *Xuân Hòa-H’linh Niê

 

22 tháng 6, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Tây Nguyên từ xa xưa đã là vùng đất của những huyền thoại, truyền thuyết, sử thi. Dường như mỗi ngọn núi, dòng suối, con sông, mỗi cánh rừng đều có lung linh những câu chuyện huyền thoại đẹp ...
NỮ TÙ TRƯỞNG YĂ WAM
*Xuân Hòa-H’linh Niê
Yă, theo cách gọi của người Ê Đê và M’Nông nghĩa là bà. Theo truyền thuyết, Yă Wam là người phụ nữ Ê Đê xinh đẹp, không chồng, lại giàu có, cai quản vùng đất rộng lớn suốt từ Buôn Đôn đến Ea Súp, Cư M’Gar, Krông Buk (tỉnh Đak Lak hiện nay). Với sự cai quản nghiêm minh và nhân ái, Yă Wam được người Lào, Xiêm, Khmer chuyên giao thương qua biên giới kính nể và so sánh ngang với “Vua Lửa”, “Vua Nước” của người Jrai. Còn người Ê Đê, M’Nông trong vùng gọi Yă Wam là Mtao mniê (Vua Bà).
Truyền thuyết cũng kể rằng: Khi N’Thu Rnul-được tôn vinh là Vua Voi-từ đất nước Lào xuôi thuyền theo dòng sông Mê Kông, rồi ngược dòng Sêrêpôk đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với người Ê Đê, M’Nông, thấy vùng đất này phong cảnh hữu tình, sông suối hiền hòa, đất đai mênh mông, trù phú, người dân sống chân tình đầy lòng mến khách nên N’Thu Rnul đã đưa bộ tộc của mình đến đây cư trú. Do biết rõ tập tục đất đai có chủ nên lúc đầu ông chọn một số cồn đất nổi bên sông (nơi khu vực thác Bảy Nhánh hiện nay) để lập làng: Làng Đảo (gọi theo tiếng Lào là bản Đon, trong đó bản là làng, Đon là đảo. Về sau mọi người quen gọi là Bản Đôn hoặc gọi theo tiếng Ê Đê là Buôn Đôn). Thêm một huyền thoại thực thực hư hư khác, đó là đã có một mối tình tuyệt đẹp giữa nữ tù trưởng giàu có với vị “Vua Voi” dũng mãnh.
Tuy nhiên, việc Yă Wam cắt đất cho N’Thu Rnul là chuyện có thật. Theo đó, bà đã chia cho ông N’Thu Rnul vùng đất ven sông Sêrêpôk để lập làng mới, nay là khu vực buôn Trí, thuộc huyện Buôn Đôn. Vậy là một vùng đất đầy huyền thoại gắn bó với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng thành voi nhà đã kết nối bền chặt các tộc người M’Nông, Jrai, Ê Đê và Lào chung sống yên bình bên nhau, tạo nên một miền quê long lanh bản sắc văn hóa ở Buôn Đôn hàng trăm năm qua. Ngày nay, người ta không tìm ra những hình ảnh về bà nhưng họ hàng gốc tích vẫn còn. Buôn được gọi theo tên bà còn đó, chính là buôn Yă Wam (xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đak Lak).
...
Trên vùng đất do bà cai quản từ hàng trăm năm trước, câu chuyện về bà dường như vẫn còn mới nguyên trong những ngôi nhà dài sẫm màu thời gian. Tất cả người dân nơi đây khi lớn lên đều đã được nghe ông bà kể về Yă Wam, người nữ tù trưởng được tổ tiên kính trọng. Bởi lẽ, bà có sức mạnh lạ thường, có thể điều khiển được mọi vật. Thú dữ cũng phải vâng lời bà, Yàng cũng nghe thấu lời cầu xin của bà. Vì thế mà vùng đất này luôn mưa thuận gió hòa, cuộc sống ngập tràn những điều tốt đẹp. Những lời Yă Wam dạy về kinh nghiệm sản xuất lương thực, chiến đấu chống lại các thế lực xấu, cách tổ chức các nghi lễ… đến nay vẫn còn trong ký ức của những người già.
...
Trong kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, những huyền thoại lúc nào cũng thấm đẫm tinh thần nhân văn vì luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, coi con người là kết tinh những gì tinh túy nhất của tạo hóa. Huyền thoại về Yă Wam cũng cho thấy, trong văn hóa các tộc người thiểu số Tây Nguyên, người phụ nữ luôn luôn được đề cao, có vai trò quyết định đối với những việc quan trọng. Và Yă Wam là một nhân vật đặc biệt vì thể hiện rõ vai trò mẫu hệ, mẫu quyền trong tâm thức người dân tộc Ê Đê.
...
Xuân Hòa-H'linh Niê
(Trích đoạn trong bài "Huyền thoại về nữ tù trưởng Yă Wam" của Xuân Hòa-H'linh Niê đăng trên https://www.baogialai.com.vn/.../huyen-thoai-ve-nu-tu.../
Không có mô tả ảnh.
Hung Kieu, Hoan Pham và 107 người khác
23 bình luận
6 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

23 bình luận

  • Núi Hồn Sông
    Nữ tù trưởng của vùng đất rộng lớn từ krong buk, krong păc, krong bông, lak, đến tận ban don, ea sup ea h’leo mà không được đặt tên cho tỉnh thành mà chỉ buôn nhỏ là buôn ya wam trong khi đó ama y thuột có hay không mà đặt tên cho thành phố rộng lớn, t… 
    Xem thêm
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Bùi Điệp
      Có thể do những người làm ở bộ phận đặt tên đường chưa đọc bài này......!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Núi Hồn Sông
      Theo tôi biết ông Phan văn Bé trước kia là phó giám đốc sở giáo dục Đaklak từ quảng nam lên đây cả gan trình luận án tiến sĩ với đề tài Buôn ma thuột nói rõ tp bmt trước kia là buôn của ông ama thuột ha ha
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    Xem thêm 8 phản hồi
  • Tuc Phan
    Đó là sự chỉ định của tạo hóa
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Anh Nguyen
    "Truyền thuyết đã kể rằng ..." Rất muốn biết các "truyền thuyết" đó đã ghi chép thành văn bản hay ghi âm thu hình chưa? và nếu có thì tìm xem ở đâu? Các chứng nhân của vùng đất này đang lần lượt ra đi, mau lên con cháu của Yă Wam ơi.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Cám ơn tác giả có nhiều kiến thức rất rộng và bổ ich
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Mặc Phong Trần
    Bức tượng này hiện đặt ở đâu vậy chú
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Tượng đặt ở khu du lịch sinh thái Buôn Đôn trước khi làm thủy điện. Sau này thì chú không biết vì nghe hoạt động du lịch tại đây bị bỏ phế nhiều...
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Những vị này dần đi vào lãng quên khi không còn ài nhắc đến .
    Nực cười ở chỗ cỡ Y moan ,Siu black và nhiều tên vớ vẩn khác lại được đặt tên cho đường ...
    1
    • Wow
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Nguyễn Dung
    Dần dần bị lãng quên
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét