Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

NHỮNG TÊN ĐƯỜNG CHÂN QUÊ Ở XÓM ĐẠO BANMÊTHUỘT XƯA * Le Van Chim Non

 

Mấy hôm nay, địa phương đang kêu nhân viên nhà trường đi ngừa cô vít. Cái danh rất chuẩn “Tiêm Chủng” được người hôm nay hay dùng thay cho cách gọi nôm na là chích ngừa.bà chị lớn trong nhà cũng nằm trong danh sách và một cái tên khác của những ngày xưa cho cái việc phải làm trong mỗi đời người này được bà nhắc lại... trồng trái, một cái tên dân dã được người thời đó nói về việc chích ngừa bịnh Đậu mùa. Chỉ có cái tên gợi nhớ”tồng trái” đó đã làm cái máu nhìu chiệng của tui sôi lên sùng sục...
Chuyện ngày xưa...
Lỡ kể chuyện ngày xưa rồi thì kể luôn chút nữa. Chuyện tui kể bữa nay xưa hơn chuyện về cái bến xe cũ có cái quán cơm xã hội hồi đó luôn.
Chuyện rằng hồi ấy, ngày xưa...
Hình như là..., nếu tui nhớ không lầm thì khoảng trước, sau năm 1970 một chút, Thị Xã Ban mê thuột bắt đầu lớn hơn về phía Bắc , biểu hiện ở sự ra đời của Khu Thương Mại Cây Số3 được mở ra từ một phần Vườn Caosu . Bắt đầu Từ Chùa TỪ hưng lên tới bùng binh cây số 3. Rộng ra tới đồn điền Ngô Mai. Hồi đó,không biết ở đâu ra mà nhà tui lại xuất hiện một cái bản đồ quy hoạchĐô Thị của Ban Mê Thuột.Điều làm anh em tui chú ý là những con đường được đổi tên.Khu Xóm Đạo cũ kỹ và nhếch nhác, nơi gia đình tui đang ở cũng được khoác lên mình những cái tên mới.Con đường nhà tui đang ở có cái tên đầu tiên là hẻm Phan Bội Châu được đổi tên thành đường Nguyễn Trường Tộ. Đường Nguyễn Chánh hồi ấy tụi tui hay gọi là đường Bò vì hồi đó, các ông chủ buôn bò, nằm bên đường Kho Đạn Cũ, thường dùng nó để lùa những đàn bò của mình đi, về sau mỗi ngày ra đồng ăn cỏ. Cái tên đường Bò cũng được thay bằng tên Bùi Thị Xuân mỹ miều. Mặc dù vậy cũng không thay đổi được hiện trạng là bao với những hố lầy do xe lớn tạo nên làm nơi cư trú cho bầy Ễnh ương, cóc nhái.Và dĩ nhiên là không tránh khỏi những gì đã tiêu hóa được trong bụng đàn bò sau một ngày no cỏ... Đặc biệt hơn,đường Ngô Đức Kế hiện nay, theo bản đồ lúc đó, được đặt cho cái tên Tăng Bạt Hổ để thay cho tên gọi dân dã là đường Ông Cha vì nằm sát bên Tòa Giám Mục.Có lẽ đây là con đường mang nhiều tên nhất ở BanMêThuột cho đến nay.Đầu tiên là đường bà Me, mà đôi ba người cũ lứa tụi tui vẫn còn gọi, Bà Me là mère, vì trước khi có Tòa Giám Mục là nơi ở của các Bà Xơ ngoại quốc dòng Benedictine ở; rồi đường Ông Cha; đường Sở Mỹ; đường Tăng Bạt Hổ; đường Hà Huy Tập và cái tên hiện nay... hồi đó, đây cũng là đường vào Sở Mỹ nên Lính Mỹ đã làm con đường rất sạch để nhân viên đi làm được thuận lợi.Với vị trí đặc biệt này, sạch sẽ và vắng vẻ vì hồi ấy, chỉ có chừng2,3 gia đình trổ ngõ ra con đường này thôi. Thành ra, cho nên và tất nhiên nó được các nam thanh , nữ tú made in Ban Mê đặt thêm cho cái tên con đường Tình Tự và được sử dụng hết công suất mãi cho đến cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, với những chuyện, bùi, ngọt, buồn, vui, khóc, cười không dám nói...
Kho Đạn Cũ, cái tên nghe lạ quá phải không.Con đường cặp sát hàng rào của phi trường quân sự L19, nhưng chỉ được sử dụng thường xuyên một đoạn ngắn từ đầu phan Bội Châu đến Sở Mỹ thôi. Đoạn còn lại vắng teo hầu như không có người sử dụng, thi thoảng ,ông tía nhà tui đi thăm đồn điền Nhà Chung mới cho tụi tui đi ké lên tới đầu đồn điền và cũng là đầu Phi Trường là đường Hồng gấm hiện nay. Lúc đó, chưa có tên gì cả. Chắc là các bạn cũng đoán ra đây là tiền thân của một con đường khá sầm uất hiện nay đó là đường Lê Thánh Tôn. Cái tên được Thị Xã thay khi đổi quy hoạch , vào năm 1970.
Tám một chút là hồi đó, Quân đội Mỹ có mở một cái cổng bên hông phi trường , ở đoạn cuối nghĩa địa cũ và đầu đồn điền nhà Chung. để làm gì đó chả hiểu. Chỉ nghe người lớn gọi đó là Sở Mỹ thôi. Đến sau 1975, nhà nước dùng làm nơi chứa củi cho Công Ty Chất Đốt của thị xã.Hồi đó, đường Kho Đạn Cũ chỉ sử dụng thường xuyên từ cổng này ra đầu Phan Bội Châu mà thôi. Đoạn đường này là nơi đám trẻ con tụi tui khám phá , trải nghiệm với nhiều trò nghịch ngợm, và thả những ước mơ tuổi nhỏ theo những cánh diều... Không phải diều của mình mà là diều của những anh lớn thôi vì diều của mình hồi đó không chịu bay lên trời mà chỉ biết cắm đầu xuống đất hoặc vướng vào hàng rào phi Trường, rồi tanh bành rách nát với những ngần ngơ tiết nuối mà thôi...
Quay lại cái tên Kho Đạn Cũ. , có lẽ được đặt từ lâu lắm rồi vì khi tui còn rất nhỏ, từ ngày mới có trí khôn thôi. Đó là vào cuối những năm 1960, tụi tui hay được ông tía chở ra một nơi gọi là Nhà Cấm phòng cũ , một nơi đã từng được Giáo Phận banmêthuột sử dụng để làm nơi hội họp cho các linh Mục hằng năm. Cái Nhà Cấm Phòng cũ ấy hiện nay là khu vực của trường Khuyết Tật Vi Nhân và trường Nội Trú của các Sư Huynh La San. Đó là những dãy nhà cũ kỹ gồm nhiều phòng được xây giữa những ụ đất cao bằng nóc nhà. Nhớ hồi đó, được người lớn cho leo lên các ụ đất đó là một trải nghiệm vô cùng ấn tượng đối với những thằng nhóc con tụi tui. Nghe nói đây là một kho đạn cũ của lính Pháp ngày xưa. Kho có một cái cổng sắt to tướng quay ra phía Phi Trường nên có lẽ vậy mà con đường trước đó mang cái tên từ Kho đạn cũ này luôn chăng? Tui đã có lần được ông tía cho đi vào đây bằng cánh cổng này một lần, trong nhiều lần ra chơi ở Nhà Cấm phòng. Thửa đất này là một cuộc đổi chác giữa Nhà Chung và Quân Đội và hình như khu vực Rẫy Quân Đội ngày xưa, được khai thác là do sự đổi chác này. (theo tìm hiểu của chúng tôi từ tư liệu của Linh Mục Pierre Romeuf.) Rẫy QĐ nằm ở khu vực hai bên đường Phan Bội Châu thuộc Phường Thành Nhất ngày nay.
Lỡ tám rồi thì tám luôn. Nghe Bà má tui kể là hồi đó, khi đồn điền nhà chung chưa trưng mua được Kho đạn này từ Quân đội thì nó được một nhóm lính người sắc tộc canh gác. Họ tắm giặt tại con suối dưới vực có Cây đa lớn đường Phan Chu Trinh, ngay trước mặt Elephan Hotel và siêu thị Yody.Bởi vậy nó được gọi là Suối Kho Đạn. Đ ây là nơi những cư dân Ban Mê cũ khu vực xóm đạo ra giặt giũ mỗi khi suối Bu ri hoặc suối lao chật chỗ.Nhưng đó cũng không thường xuyên lắm vì sợ mấy ông lính và nhất là sợ lũ khỉ hù dọa...
Và rồi, những bọt xà bông giặt áo quần ngày ấy đã lẫn vào nước từ suối Kho Đạn lặng lờ chảy ra Suối Xanh, ra suối Bà Hoàng rồi lẫn vào dòng chảy mỗi ngày một lớn hơn và biến mất. Cũng như cái tên Suối Kho đạn hoặc đường Ông Cha, đường Bò, đường Bà Me, Bến Xe Cũ và ngay cả cách gọi ‘trồng trái’ nữa... cũng theo dòng thời gian mà biến mất khỏi dòng chảy của đời sống xã hội Ban Mê thuột hôm nay. Và chẳng biết là may hay không may mà thi thoảng, chúng lại được vớt lên từ những rong rêu của sự quên lãng để xuất hiện lại một cách nhợt nhạt trong ký ức của những người đã từng là dân Ban mê, đang quen dần với cuộc sống của thời 4.0 hiện tại...
./.
Hung Kieu, Phi Toan và 18 người khác
6 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

6 bình luận

  • Kim Vinh Nguyễn
    Hay quá! Hoài niệm một nổi nhớ.
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 9 giờ
  • Võ Thủy
    Bạn có trí nhớ tốt thật í ! Lại có cả một kho những chuyện thật khg ai nhớ hết về Ban mê xưa.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 9 giờ
  • Hung Kieu
    Người ta gọi đường sở Mỹ là do cuối thập niên 60, quân đội Mỹ đã chiếm cứ hẳn khu vực đầu phi trường L19 tiếp giáp với đồn điền cao su CHPI làm doanh trại.
    Cửa bên hông phi trường L19 mở để vào khu vực chi nhánh hãng Pacific chuyên xây dựng và cung cấ… 
    Xem thêm
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 8 giờ
  • Ha Hoang Kim
    Nếu phải viết lại khai sinh cho mảnh đất BMT thì chắc bạn phải là người đầu tiên được mời đấy, ôi, đọc những dòng hồi tưởng , những ký ức bạn viết ra mới biết bọn mình đã trở thành " những bậc lão thành rồi"..huhu..
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 8 giờ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét