Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ *Lan Anh

 

30 tháng 5, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Các họa tiết trong kiến trúc của người Ê đê đều là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống như hình mặt trời, hoa, lá, các con vật...
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
*Lan Anh
Nhà dài thể hiện đậm nét nhất nghệ thuật điêu khắc đặc trưng của người Ê đê. Những hoa văn điêu khắc ở hiên nhà phía cửa chính của ngôi nhà như cầu thang ván, cột chỉ, ghế sân sàn là những ấn tượng trong ngôi nhà dài. Tiến sĩ Lưu Hùng, Phó giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, cho biết: "So với các dân tộc khác ở Tây Nguyên những trang trí, điêu khắc của người Ê đê là điển hình nhất, phát triển nhất. Ở đây nằm trong truyền thống trang trí chung của người Tây Nguyên là không đi vào mô tả chi tiết, không chau chuốt tỉ mỉ mà nặng về gợi hình, gợi tả... đó là nét đặc trưng".
Trên những cây cột đứng, xà ngang của ngôi nhà dài, các nghệ nhân dân gian Ê đê chạm khắc nhiều họa tiết phản ánh thế giới tự nhiên, sống động biểu tượng cho sự giao thoa giữa trời đất và vạn vật. Cho nên các biểu tượng vòng đồng, nồi đồng, cối giã gạo đến các loài vật như con rùa, chim cu đất, mảnh trăng non được người Ê đê sử dụng nhiều. Ông Lưu Hùng cho biết thêm: "Những trang trí của ngôi nhà Ê đê còn có thể thấy rất hấp dẫn, tập trung ở một số cột nhà cũng như xà ngang. Cụ thể thường xuất hiện ở đôi cột hiên, đầu nhà cũng như cuối nhà cũng như ở đôi cột ngăn ở giữa phòng khách, không gian đón khách với khu sinh hoạt nội bộ gia đình và những cái quá giang ở trên đầu, các mặt bên của các cột ấy. Ngoài biểu tượng đôi bầu sữa, vầng trăng khuyết... biểu hiện của chế độ mẫu hệ, hay như nồi đồng, biểu tượng của của cải, của sự giàu có thì còn có thể thấy nhiều những hình trang trí khác như là hình còn kỳ đà, rồng đất, con cua, con rái cá...".
Những hoa văn trang trí trong ngôi nhà dài phản ánh đậm nét về chế độ mẫu hệ. Hình tượng bầu ngực của người phụ nữ được tạc trên 4 cây cột của gian chính trong ngôi nhà. Những cột đó được người Ê đê gọi là cột chủ của ngôi nhà. Những bầu ngực được cách điệu biểu tượng cho sự trường tồn, sinh sôi nảy nở, thịnh vượng của gia chủ. Ngoài ra, trên các cột xà ngang, đặc biệt đối với những gia đình giàu có, người chủ nhà còn cho tạc hình những con vật như rùa, kỳ đà, rồng, cua, cá...Những họa tiết này thể hiện rõ sự giàu có, vị thế xã hội của người chủ gia đình. Chị Đàm Thị Hợp, cán bộ phòng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học giới thiệu về những trang trí điêu khắc trong ngôi nhà: "Những nghệ nhân người Ê đê khắc những con kỳ đà trên xà ngang với mong muốn sẽ mang đến cho gia đình nhà mình những điều may mắn và ngăn chặn, mang đi những rủi ro. Đặc biệt là con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên. Đây là hoa văn nguyên thủy của người Ê đê không trộn lẫn với các dân tộc khác".
Nghệ thuật điêu khắc của người Ê đê còn thể hiện ở tượng nhà mồ. Chỉ bằng những chiếc rìu, cái rựa với đôi bàn tay tài khéo và trí tưởng tượng phong phú, người Êđê đã tạo ra những tác phẩm có giá trị đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ trong đời sống của họ, đó là hình tượng người đàn ông vỗ trống, đàn bà giã gạo, mang gùi… Những bức tượng không chau truốt, không rườm rà, nhiều khi không cân đối, ngẫu hứng nhưng ẩn chứa những mong muốn của tác giả. Mỗi hình tượng trang trí đều có ý nghĩa khác nhau về tâm linh. Theo quan niệm của người Ê đê, làm tượng nhà mồ cho người đã mất với mong muốn người chết mau siêu thoát, thanh thản. Ngôi mộ nào cũng có ít nhất 4 tượng hình người, đặt ở 4 góc mộ. Ngoài tượng tạc bằng gỗ, người Ê đê còn làm tượng bằng ngà voi, sừng trâu... Tùy vào vị trí, tuổi tác, công lao đóng góp của người đã mất với buôn làng mà tượng cũng được tạc với nhiều kích cỡ khác nhau. Ông Lưu Hùng cho biết: "Xuất phát từ quan niệm người chết tiếp tục sống ở thế giới do đó người ta cũng gửi gắm nhiều vật dụng là để cho người chết mang về thế giới bên kia. Những hình trang trí ở đấy cũng như là một hình thức để trang trí cho ngôi mộ thêm đẹp".
Những tác phẩm điêu khắc của người Ê đê không mượt mà, tinh xảo mà mang dáng vẻ mộc mạc, xù xì, thô ráp và toát lên sự chân thật. Trải qua thời gian trong sự giao lưu, phát triển, người Ê đê vẫn giữ những nét độc đáo riêng của mình hòa nhập trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam./.
Lan Anh
Bạch Yến, Thanh Lộc Nguyễn và 80 người khác
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

0 bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét