Một nhà thờ của người Thượng thuộc sắc tộc Jrai, kiến trúc rất đặc biệt theo kiểu Nhà Rông...
ĐÔI NÉT NHÀ THỜ PLEICHUET
*Posted on May 12, 2013 by taynguyen
Nhà thờ Pleichuet, thuộc Giáo hạt Pleiku (tỉnh Gia Lai), Giáo phận Kontum. Nhà thờ Pleichuet là ngôi nhà thờ đầu tiên dành cho anh chị em Giáo dân người dân tộc Jrai, nằm bên cạnh ngôi nhà thờ là tu viện của các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Giáo xứ Pleichuet, hay còn gọi trung tâm truyền giáo Pleichuet được trao cho các các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam coi sóc.
...
...
Nhà thờ Pleichuet được xây dựng theo mô hình Nhà Rông của người Jrai, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế quản nhiệm. Nhà thờ Pleichuet được thiết kế theo kiểu những buôn làng phía bắc của vùng Tây Nguyên, đặc biệt thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon tum. Mỗi buôn làng dựng một ngôi nhà sàn lớn, nó được trang trí rất đẹp, nằm ở giữa buôn làng gọi là Nhà Rông. Nhà Rông ở giữa buôn làng, nơi diễn ra những sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng.
Kiến trúc nhà thờ kiểu Nhà Rông này có những nét đặc biệt về dáng dấp và cách trang trí hoa văn theo văn hoá của người Jrai. Ngôi nhà thờ to lớn, gấp ba, gấp bốn ngôi nhà thường. Nó có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên những cây cột thật to, có khoảng 8 cây cột bằng cây đại thụ, thẳng chắc, mái nhọn lợp bằng tôn, mái đỏ. Những vi kèo trong nhà thờ Pleichuet được trang trí những hình ảnh tôn giáo. Nổi bật ở giữa nhà thờ của ngôi nhà Rông này là bàn thờ có đặt Mình Thánh Chúa. Nhà tạm của ngôi nhà thờ được làm một chiếc gùi theo văn hoá của người Jrai. Lòng nhà thờ trống trơn, không ghế ngồi, không bàn quì, chỉ là một sàn rộng lót gỗ, ráp từng miếng nhỏ, rộng mênh mông chiềm trọn cả khu nhà thờ trừ khu vực trong cùng là bàn thờ Chúa với một bức tượng Chúa Cứu Thế trên thánh giá, được khắc bằng gỗ thật là công phu và mỹ thuật.
*Bài viết được đăng trong mục Nhà thờ PleiChuet bởi taynguyen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét