Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

NGHỀ XÀ ÍCH NGÀY XƯA *K’Sim (Dăk Nông)

 

28 tháng 12, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Bến xe ngựa ở Ban mê thập niên 60...
NGHỀ XÀ ÍCH NGÀY XƯA
*K’Sim (Dăk Nông)
Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in người đánh xe ngựa ở Mỹ Tho là ông Bảy Tốt, người ta thường ông ‘Xà Tốt’, bởi ‘tài’ xe ngựa bấy giờ còn có tên là ‘xà ích’.
Vào những năm 1970, do chiến tranh loạn lạc mà mẹ dắt tôi xuống tận Ngã ba Trung Lương (thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bây giờ) để thuê quán bán hàng nước giải khát. Lúc ấy mặc dù mới 12-13 tuổi nhưng tôi thường đi xe ngựa vào chợ Mỹ Tho mua hàng cho mẹ.
Do quen nên ông Bảy thường cho tôi đi nhờ và tôi được ngồi ngay trên chiếc càng phía trước đối diện với ông Bảy, lúc về có hàng hóa thì bỏ hết vào cái cần xé được ông treo ở hông xe. Con đường dài tới 5-6 km ngựa phải chạy tới 20-30 phút. Ông Bảy là người vui tính, ông và tôi hay nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.
Ông Bảy bảo ông biết đánh xe từ hồi còn thanh niên, xe ngựa thời bấy giờ được người ta gọi là xe ‘thổ mộ’. Khi tôi nói ông giải thích rõ hai từ này, ông Bảy cười:
Ông cũng chẳng hiểu chính xác, người thì bảo rằng người Hoa kiều ở Việt nam đọc là ‘Thụ Mã’, nhưng giọng họ không rõ như vậy nên phát âm gần như hai từ ‘Thổ Mộ’. Lại có người nói mui xe ngựa được đóng khum khum y như cái gò mộ đất, bèn gọi là ‘Thổ Mộ’. Nhưng kệ, mình cứ kêu ‘xe ngựa’ là chính xác nhất.
Rồi ông Bảy còn kể tôi nghe chuyện ra đời của chiếc xe ngựa. Ông bảo xe ngựa có xuất xứ bên phương Tây, sau đó đến Trung Quốc, nhưng mỗi xe có hai con ngựa cùng kéo gọi là ‘song mã’.
Trước đó những nhà giàu mua ngựa về làm phương tiện đi lại vì ngày ấy người ta chưa có bất kì một loại xe nào. Thế nhưng chỉ một người cỡi được thôi, cùng lắm là hai người chứ làm sao chở được cả nhà khi đi đám tiệc hoặc đi chơi, nên họ nghiên cứu ra cái xe để dùng ngựa kéo. Ông cho rằng đó cũng là một sáng kiến tuyệt vời và phải khẳng định nó là tiền thân của những loại xe nhỏ, xe to sau này.
Khi người Pháp đưa sang Việt Nam thì vẫn có hai ngựa kéo, nhưng chỉ ít lâu sau người Việt tự chế xe ngựa chỉ cần một ngựa mà thôi, làm người Pháp phục lấy phục để. Bánh xe ngựa thời trước năm 1945 được làm bằng gỗ, những đoạn gỗ được xẻ cong cong chỉ dài khoảng 40-50 cm thôi, nhưng phải là gỗ Hương hoặc gỗ Cam se mới chắc và bền, sau đó được bào gọt cho thật nhẵn rồi ghép lại bằng những đinh vít chắc chắn. Tăm xe được làm bằng những thanh sắt tròn và đặc chịu được sức nặng cả tấn, rồi để tránh ma sát và tránh bị bào mòn bánh gỗ người ta làm chiếc ‘vỏ’ bằng loại cao su đặc dày đến 3-4 phân. Có một điều đặc biệt nữa là khi gắn bánh xe vào trục người ta không cần đến bạc đạn (ổ bi) như các loại xe bây giờ mà trục ngang của xe cũng bằng gỗ hương.
Tôi chợt hỏi: “Thế thì nó nhanh mòn phải thay liên tục sao ông Bảy?”. Ông lắc đầu: “Gỗ hương hay cam se chắc lắm, phải mấy năm mới phải thay chứ không phải thay hoài đâu.”
Khi xe đạp, xe máy, xe hơi có nhiều thì xe ngựa ở các thành phố lớn cũng giảm đi đáng kể, song ở nông thôn vẫn dùng, vì đường xá ở các làng quê bấy giờ chưa được rải nhựa hay bê tông như bây giờ nên về mùa mưa sình lầy lắm, chỉ xe ngựa mới đi được.
Ông Bảy đánh xe ngựa mãi từ năm 1950, nhưng rồi do chiến tranh và sự biến đổi của đất nước, cộng với hoàn cảnh gia đình nghèo toàn phải đi đánh mướn hay gọi là làm phu xe, mà ông phải gián đoạn. Cho tận đến năm 1976, ông phải bán đi 8 sào đất ruộng cộng với số tiền tích trữ bao nhiêu năm trời mới mua được con ngựa và cỗ xe, nên mới chính thức làm nghề liên tục.
Lúc này thì rất ít xe ngựa chạy bằng bánh gỗ nữa mà thay bằng bánh hơi cho nhẹ nên kiểu dáng xe bị thấp hơn, người ngồi trên xe không còn oai phong như trước nữa. Ông Bảy giải thích rõ ràng rằng, thường thùng xe ngày xưa cao ngang với bụng ngựa và được gắn 4 cái ghế đàng hoàng. Nhà giàu thời đó cầm ba toong, đội mũ nỉ, mặc bộ quần áo Tây… ngồi trên ghế cao trông lẫm liệt lắm. Nhưng từ khi thay bằng bánh hơi buộc lòng thùng xe phải đóng thấp xuống, xe ngựa chở khách mà chỉ kéo có một ngựa cần phải đóng thùng cho cân xứng với bánh xe để không bị tròng trành. Vách thùng đóng cao ngập đầu người ngồi, nắng thì kéo bạt ra, mưa phải trùm kín bít bùng.
Xe chở khách chuyên nghiệp hầu như không có ghế mà chủ xe chỉ trải chiếc chiếu sạch dưới thùng xe, khách lên xe thì treo dép, guốc lên các móc phía trên đầu, quanh gánh, thúng mủng. Hàng hóa thì để ngoài gờ hai hông hoặc trên nóc thùng chứ bên trong không thể bỏ thêm cái gì nữa, vì xe chở 6 người, mỗi bên 3 người ngồi ngang chân người nọ phải đặt sát vào mông người đối diện.
Ông Bảy mỗi lần ra bến đợi khách hay đưa khách về bến thường hay ghé quán nhà tôi nên tôi biết xà ích ngày xưa bỏ một số tiền sắm cái ngựa không phải dễ, bởi nghe ông Bảy bảo tới 4-5 cây vàng. Thế nhưng dù có chạy 4 hay 6 chuyến đi về từ ngã ba Trung Lương vào đến chợ Mỹ Tho đi nữa thì cả ngày cũng chỉ mua được 10 ký gạo. Thậm trí sáng ra ông chỉ dám uống ly cà phê, trưa ăn ổ bánh mỳ không để tối đến về nhà ăn cơm chứ bản thân tôi chưa bắt gặp ông Bảy ngồi ăn hủ tiếu hay bún trong tiệm, quán bao giờ. Nhưng khi ngựa bị đau bệnh ông lại phải mướn ngựa kéo xe để giữ khách, những ngày hôm ấy nếu đủ khách chạy hàng chuyến mới còn dư chút đỉnh, thiếu khách coi như huề hoặc lỗ.
Gia đình tôi trở lại Tây nguyên năm 1981. Đến mãi năm 1997 tôi mới về thăm lại thì nghe nói ông Bảy đã bỏ nghề ngay sau khi tôi đi vài năm, phần do tuổi cao, sức yếu, phần vì xe hơi phát triển nhiều người ta chê xe ngựa chạy chậm không đi. Tôi định đi tìm ông, nhưng người làng bảo họ ‘cũng lâu lắm rồi chẳng gặp lại ông ấy nữa, có khi ông Bảy đã mất’. Đành thôi. Thế nhưng nhìn về nơi bến xe ngựa ngày xưa tôi vẫn hình dung như có ông với râu tóc bạc phơ đội chiếc nón lá không còn lành lặn như ngày nào ngồi trên càng xe cầm roi điều khiển con ngựa chuẩn bị xuất bến.
K’Sim (Dăk Nông)
Đăng lại từ diendantheky.net
Không có mô tả ảnh.
Kim Thoa Pham, Xuân Hồng Lê và 118 người khác
65 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

65 bình luận

  • Chaihu Hai
    Những buổi trưa ,nằm ngủ mà nghe tiếng vó ngựa của một chiếc xe thổ mộ nào đó thì thật tuyệt ..Cứ chờ đến khi nào nghe thấy tiếng lóc cóc,lóc cóc là díp mắt lại ...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Ngày xưa mỗi lần trốn học lại rủ nhau 6,7 đứa trèo lên xe ngựa ông Tòng ở băng ca lô đi một vòng phố lên tới Đạt lý xong lại về .vừa rẻ tiền mà lại vui .Nhớ lắm rồi mà chỉ ngụi ngầm thôi kkkkk
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    Ẩn 12 phản hồi
    • Xứ Thượng
      Nữ sinh "trốn học" là ghê gớm lắm rồi... mà còn đầu têu rủ rê thêm các bạn khác nữa thì... hết biết luôn đó Tống Mỹ Linh.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Chaihu Hai
      Cái tên Mỹ Linh làm tôi nhớ tác phẩm Mỹ Linh và tôi, mà hồi nhỏ đọc nhiều lần .Một cô gái nhanh miệng ,hay nhõng nhẽo và...ngịch ngợm ,bướng bỉnh ..Chắc cô ML này ..cũng thế..Bởi đã trốn học mà còn rủ rê nữa ..hì hì
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Hjihji chỉ được cái nói đúng
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Úi chời ơi đây mà phá thì chắc là hơn cả giặc đấy nhé
      Nào là nghịch mắt mèo ,cho cô gãi rồi được nghỉ học nè .Nào là dán sau lưng áo bạn nam Cần bán gấp vì bể nợ
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Chaihu Hai
      Tống Mỹ Linh V V ..và..V V.. nữa ấy chứ..
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
      • Thích
      • Phản hồi
      • Xem bản dịch
      • 1 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Thế bạn đã bao giờ làm ma đi nhát các bạn chưa ???
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Chaihu Hai
      Tống Mỹ Linh Chưa..Tôi thuộc dạng nhát và hiền khô à ..
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Chời ơi mấy người khoe hiền khô là thường xuyên nhúng nước đó .Mình lạ gì ...
      Kkkkkk
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Ái Huệ
      Tống Mỹ Linh còn viết giấy bỏ vào túi áo của thầy H đang phơi trên dây chọc thầy You Want là hột mít , thầy K là Cao bồi chótcô lây vì thầy hay mặc quần ống túm màu chocolate . và hay cúp cua coi những bộ phim VN mới chiếu . Không biết đến h mấy thầy đ… 
      Xem thêm
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Tống Mỹ Linh
      Bạn lại khui hầm bí mật rồi
      Còn nhớ thầy Thiện ở châu sơn không ? Hjihji
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Ái Huệ
      Tống Mỹ Linh nhớ nhất cặp đít chai , tướng đi ển ển nụ cười tỏa nắng và giọng nói trọ trẹ và cái roi trên tay .thế mới biết học trò soi thầy kỹ lắm , thương mến thì không thể nào quên .
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Thi Duyen Nguyen
    Má....mong tiếng lóc cóc là biết rồi đó Xứ Thượng
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Chim Cánh Cụt
    Ngày xưa tôi biết BMT có 2 bến xe ngựa: Một cái ở góc Phan bội Châu+ Phan chu Trinh, nơi đây vừa là bến xe ngựa vừa là nơi tập hợp của các lò rèn. Nhưng xe ngựa ở đây không nhiều bằng góc đường Tôn thất Thuyết + Ama trang Long, nơi có bãi đất trống với con đường xi măng đổ dốc xuống suối Đốc Học.
    5
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Bùi Ngọc Khánh
    BMT ngày xưa có cả một xóm hay được gọi là XÓM XE NGỰA
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    Ẩn 17 phản hồi
  • Kim Thoa Pham
    Nhớ hồi nhỏ hay đi chợ bằng xe ngựa, chẳng biết bến ở đâu, cứ đứng chờ một lúc trước nhà là xe đi ngang.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Lê Vũ
    Ký ức xưa ! Nhớ lắm thay . Xin cảm ơn tác giả & Xứ Thượng !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Tuyet Pham
    Ngày xưa và kỷ niệm xưa....... nhớ quá chừng!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Hien Nguyen
    CRCTai nhắc lại rất chính xác, xóm xe ngựa cuối đường Hàm Nghi mấy cậu ỡ đây cỡ tôi nỗi tiếng anh chị( lão đít mốc)
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Ngọc Hoa
    Ở nơi em những năm 85_90 vẫn còn đi xe ngựa.
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Huynh Ho Thai
    Hay lắm bạn Xứ Thượng, Xe ngựa ban mê...Những đề tài gần gủi ... Giúp mọi người xích lại gần nhau ! Cảm ơn nhiều !
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Bạch Yến
    Em có đi xe ngưa một lần, lần đầu cũng là lần cuối luôn, cảm giác hơi lo hi hi.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Thanh Phan
    Tuyến đường Hùng Vương - Ama Trang Long là tuyến đường cuối cùng trước khi xe ngựa đi vào quá khứ phải không anh Đạt
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Ông Bà Nội
    Nhà em ngày xưa ở xóm đạo cũng có một ông đánh xe ngựa ,bà con hay gọi là ông Tòng xe ngưa hồi đó còn nhỏ thấy nó là chạy xa sợ bị đá,cảm ơn bài viết của Anh nhắc cho em nhớ tới chuyện ngày xưa..
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Dũng Lâm
    Cuối đường AMaTrangLong, đường xuống suối Đốc Học có bến xe ngựa, thập niên 60, xe ngựa có bánh cao su (bánh xe hơi). Lúc đó cũng có xe xích lô, xe lam nữa.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • Le Ngoc Hoa
    Xóm xe ngựa ở BMT xưa giờ là đường Ngô Mây' Hoàng Diệu đó.Bến xe ngựa 1 thời ở đường Nguyễn thái Học( ĐBP bây giờ).
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Huong Lengoc
      Le Ngoc Hoa Ng thái học sau chuyển xuống Ngô mây chị nhỉ
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Le Ngoc Hoa
      Huong Lengoc Bến xe ngựa ở BMT thay đổi luôn.Có lúc nó ở đường Lê Lợi cũ.( NC Trứ)
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hai Dangngoc
      Le Ngoc Hoa cho nên đoạn đường Trần Phú từ Ngô Mây xuống tới trường Trưng Vương được gọi là Xóm Xe Ngựa đó chị. Ngày xưa làm HP ở trường này ớn nhứt là thanh niên xóm này xuống trường cà khịa.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • TrâmLô VT
    Mình ở đường Hùng Vương , xe ngựa đậu nơi bv Tăng Cường trước mặt nhà nên thường đi chợ bằng xe ngựa . Thú vị và rẽ nữa .😁Đến năm 75 không còn .Một thời để nhớ !!
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Đã chỉnh sửa
  • thanh thủy thanh thủy
    Mình nhớ sau 75 mình vẫn đc đi xe ngựa...giờ chỉ còn là kỉ niệm ...
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Bùi Phước Vĩnh
    .... Năm 1976 mình từ Đà Nẵng được điều động lên Buôn Ma Thuột công tác, lúc bấy giờ phương tiện đi lại từ trung tâm Thị xã ra km3, hoặc Đài phát thanh (hướng về cầu 14) ngoài xe Lamberetta còn có lượng xe ngựa đáng kể tham gia giao thông. Thường thì ké bên bến xe lam là xe ngựa, mình nhớ là ra bến xe gặp phương tiện nào là đi loại ấy, quen rồi thì hổng thấy xe nào chậm hơn (bởi bao cấp xăng nhớt quản lý, cấp phát chặt chẻ, phải đủ người mới xuất bến)... mãi đến đầu thập niên 80 xe ngựa dần vắng bóng! Dẫu sao cũng là hoài niệm đẹp về Buôn Mê....
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Đã chỉnh sửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét