Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

NÉT ĐẸP SINH HOẠT VĂN HÓA QUANH NHÀ RÔNG *Huỳnh Phương

 

5 tháng 11, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Kon Tum mang đậm nét truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi Nhà Rông truyền thống...
NÉT ĐẸP SINH HOẠT VĂN HÓA QUANH NHÀ RÔNG
*Huỳnh Phương
Ảnh: Thái Bana
Các hoạt động như biểu diễn cồng chiêng, múa xoang hay giã gạo quanh nhà rông ở Kon Tum gây ấn tượng với du khách tham quan.
Nhà rông ở Tây Nguyên được biết đến như “trái tim” của các buôn làng. Tại Kon Tum, nhà rông là kiểu nhà sàn đặc trưng, được xây dựng hoàn toàn bằng tranh, tre, nứa, lá với phần mái vững chãi.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thái (thường gọi Thái Bana, sống tại Kon Tum) cho biết anh dành nhiều năm ghi lại chân dung của người dân và nét đẹp sinh hoạt văn hóa truyền thống quanh các nhà rông ở Kon Tum.
Một già làng đang cặm cụi đan sọt. Nguyên liệu dùng để đan lát được khai thác từ thiên nhiên như tre, nứa. Các sản phẩm đan được ưa chuộng nhất là rá, rổ, gùi và giỏ. Nghề đan lát này giúp cải thiện đời sống gia đình, đồng thời được truyền dạy trong làng, lưu giữ một nét văn hóa đẹp.
Một phụ nữ Ba Na, vừa chăm con, vừa làm việc tại nhà rông làng Kon K’ri. Đối với người dân tộc Tây Nguyên, nếu như nam biết đánh đàn, chế tác nhạc cụ thì nữ múa xoang đẹp và giỏi dệt thổ cẩm.
Các sản phẩm thổ cẩm từ trang phục váy, áo, khố đến phụ kiện như túi xách, khăn, ví không chỉ dùng trong sinh hoạt gia đình, mà còn trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Kon Tum.
Một già làng đang hướng dẫn cho hai đứa trẻ dùng nhạc cụ truyền thống. Tại các buôn làng, già làng là những người có kinh nghiệm trong cuộc sống, có uy tín trong gia đình và cộng đồng.
Tại khu vực quanh nhà rông, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ em hồn nhiên, đôi khi còn đùa nghịch với các con vật nuôi như chó, mèo.
Một già làng đang tỉ mỉ điêu khắc tượng gỗ dân gian tại làng Kon Klor (TP Kon Tum). Tại làng có nhà rông Kon Klor, được xem là một trong những nhà rông lớn nhất Tây Nguyên.
“Điêu khắc tượng gỗ là loại nghệ thuật tạo hình mang sắc thái riêng, không chỉ được trưng bày, tô điểm cho nhà rông và các điểm giao lưu văn hóa ở Kon Tum, mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đối với các dân tộc như Ba Na, Gia Rai khi bày tỏ ý niệm tâm linh giữa người trong gia đình đang sống với người thân trong gia đình đã mất”, anh Thái Bana cho biết.
...
“Mỗi khi tiếng cồng, chiêng vang lên trong các lễ hội hay sinh hoạt văn hóa, dân làng không phân biệt già trẻ, gái trai cùng nắm tay nhau, chân bước nhịp nhàng cùng điệu xoang, khiến không khí tưng bừng và lôi cuốn lữ khách”, anh Thái Bana chia sẻ.
Hiện việc quản lý các nhà rông được chính quyền địa phương Kon Tum thắt chặt do công trình làm bằng tre nứa và lợp cỏ tranh nên dễ bắt lửa, đặc biệt là vào mùa khô.
Huỳnh Phương
Ảnh: Thái Bana
San Lê Thị, Bo Dao và 94 người khác
20 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

20 bình luận

  • Hung Kieu
    Mùa hè năm một chín bảy hai, tôi vừa đặt chân xuống phi trường quân sự Kontum đã được đón chào bằng một màn pháo kích kéo dài từ 22:30 đêm hôm trước tới tận 3:00 sáng hôm sau.
    Buổi sáng thức dậy đi ra phố thì toàn bộ Thị xã Kontum chỉ còn là một đống gạch vụn.
    Có một chiếc xe tăng T54 quéo cần trước rạp chiếu bóng chỉ còn tấm bảng quảng cáo.
    Tôi biết về Kontum chỉ có vậy.
    3
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Mùa hè đỏ lửa tại chiến trường KonTum bắt đầu biết đến T54... Chiến tranh khốc liệt!!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Chu Ích Bằng
      Có T 54.. thì có hoa tien two xuất hiện.. chiến tranh mà..
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Chu Ích Bằng
      Mùa hè đỏ lửa du tử Lê viết cho quảng trị đấy ..
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hung Kieu
      Nhớ kỹ lại chút đi nha!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Mùa Hè Đỏ Lửa - Hồi ký của Phan Nhật Nam mà anh Ich Bang Chu
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hung Kieu
      “Đại lộ kinh hoàng” là tên mà nhà báo Ngy Thanh đặt cho đoạn đường từ Quảng Trị chạy về phía Huế mùa hè năm 1972.
      Tôi có viết bài “Con đường kinh hoàng của tuổi thơ Quảng Trị”, vừa đăng lên fb đã bị gỡ ngay xuống.
      Một người bạn không kịp đọc đã đề nghị tôi gửi bài qua email.
      5 phút sau cái email ấy cũng bị gỡ mất luôn.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, anh... em để ý mới đây có rất nhiều trang mạng của người lính VNCH bị chặn.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hung Kieu
      Theo như công bố thì kể từ ngày 01/10/2019, luật An ninh mạng mới có hiệu lực.
      Nhưng họ đã “xử” từ khi nảo khi nao rồi.
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Hoan To
    Mấy bức hình tuyệt đẹp!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, Thầy Hoan To. Em vẫn chưa hiểu hết những dân tộc thiểu số phía bắc Cao Nguyên lại nghĩ ra khác biệt hẳn với "phía nam" là làm nhà rông với mái cao vút thay vì nhà dài.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hoan To
      Một khác biệt kỳ lạ, hẳn là phải có nguyên do chứ. Một đàng trải rộng ra, một đàng vươn lên cao. Cố mà tìm hiểu đi chú.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Dạ, Thầy.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Hien Nguyen
      Tôi lên Trà Tum 1969, đóng tại Võ Lâm, từ đó theo quân mỡ đường14 , ngô trang ,k’ hỉng, k’hrong, võ định,diên bình ,tân cãnh lên đến Ben hét tam biên , vùng mã thượng ,bến paradise, sông Darkla nước chạy ngược dòng ,ôi Kon-Tum nỗi nhớ quay về
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Ly Trinh
    Một kiến trúc độc đáo
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Nguyễn Quang Mạnh
    Ảnh này dự thi giải Pulizer thế giới được A! Rất đẹp và khác biệt!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Xứ Thượng
    Dạo trước thấy bài hay có VNCH thế là bị hack làm em bị khốn gần cả tuần
    mới lấy lại được đó anh Giờ phải né gió rồi
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét