Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

BUỔI DẠY VIỆT VĂN CUỐI CÙNG *Vương Mộng Long

 

29 tháng 10, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Pleiku ngày ấy có trường nữ Trung Học Pleime...
BUỔI DẠY VIỆT VĂN CUỐI CÙNG
*Vương Mộng Long
Những lần nghỉ 29 ngày tái khám sao mà dài và buồn tẻ lạ lùng! Loanh quanh có mấy con đường dốc ngắn ngủn trong Pleiku, đi vòng vòng riết cũng chán, tôi buồn. Tới thời điểm ấy thì tôi đã ở Pleiku tới năm thứ ba. Cuối năm 1966, tôi thuyên chuyển từ Vùng 1 tới đó rồi cứ ở lì đó, không đi. Đời lính của tôi lớn lên từ Pleiku. Pleiku chứng kiến tôi trưởng thành từ anh Thiếu úy nhóc tì mới ra trường, cho tới khi tôi là một Thiếu tá chỉ huy một đơn vị Biệt Động lừng danh của Quân đoàn 2, Tiểu đoàn 82 BĐQ/BP/Pleime.
Thành phố Pleiku này rất nhỏ, nhà ở, quán xá sát vách nhau. Đường Hoàng Diệu, đoạn từ Khách sạn Bồng Lai tới dốc cầu Thiết giáp có ít nhất một chục nhà sẵn sàng cho phép tôi vào bếp nhà họ lục cơm nguội ăn lúc đói lòng. Năm 1969 tôi có người bạn làm thày giáo Việt văn tại ba trường trung học ở Pleiku. Anh bận nghỉ phép để cưới vợ và để vận động xin thuyên chuyển về miền xuôi. Anh khéo léo điều đình với các vị hiệu trưởng và được chấp thuận để tôi dạy dùm anh các lớp Việt văn mà anh phụ trách, mỗi lớp hai tiếng một tuần. Anh xin nghỉ ba tháng. Thế là tôi thành thầy giáo trong thời gian ba lần tái khám.
Thuở còn đi học, tôi đã từng đi kèm tại gia, đến trường làm thày giáo. Đứng trên bục giảng cũng là một công việc đơn giản dễ chịu, không khó khăn lắm. Thời chiến tranh, có rất nhiều vị thầy giáo xuất thân từ quân đội, họ hoặc biệt phái ngoại ngạch, hoặc đã giải ngũ. Không có ông giáo nào đi dạy trong tình trạng như tôi. Mùa Thu 1969, tôi tới trường bằng chiếc xe Jeep mang số 122963 có cái huy hiệu đầu cọp nhe nanh nơi bánh sơ cua. Tài xế là B1 Châu Minh Đạt áo quần thẳng nếp, đậu xe một cách kỷ luật bên trái cổng trường chờ tôi suốt hơn hai tiếng đồng hồ. Tôi bận quân phục tác chiến Biệt Động Quân với cái bảng tên màu đỏ, chữ trắng, lon vàng. Tay trái tôi còn treo trước ngực bởi sợi dây băng cứu thương quàng quanh cổ.
Những lớp tôi phụ trách gồm một lớp thuần nữ, hai lớp có nam nữ sinh học chung. Lớp nữ sinh là lớp lớn hơn. Những nữ sinh tuổi mười lăm, mười bảy, ngây thơ và nghịch ngợm. Với họ, thì ít ra có vài cô đã biết tôi lớn lên như thế nào trong cái thành phố bé xíu chật chội này. Cũng vậy, với tôi, tôi nhận ra trong lớp có đôi người đã tới ủy lạo, trao quà cho tôi trong Trại Ngoại Thương 2/Quân Y Viện Pleiku của ông Y Sĩ Trung úy Lê văn Thới sau những chiến dịch lớn như Tết Mậu Thân và Bình Tây mà tôi “có dịp” bị thương nặng. Những lần thăm viếng đó, các cô ngồi ở cuối giường bệnh, hát cho thương binh nghe. Lần nào cũng thế, tôi đều yêu cầu được nghe một lần (hai lần càng tốt) bài “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” của Phạm Duy.
Tôi nợ người hậu phương những bữa cơm thân tình, làm vơi nỗi nhớ gia đình. Tôi nợ người hậu phương tiếng hát ru trong viện quân y, làm giảm cơn đau. Tôi vui vẻ nhận lời giúp bạn đứng lớp Việt văn. Tôi nói về văn học Việt. Tôi coi đây là một dịp để đền đáp thâm tình của người hậu phương Pleiku đã dành cho tôi.
Tôi dẫn những tâm hồn thơ ngây Việt đi vào rừng văn chương Việt, khởi đầu từ tiếng “trống tràng thành” trong Chinh Phụ Ngâm, qua Thanh Tịnh, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, tới Nguyên Sa, Đinh Hùng...
Thời gian đi dạy ngắn ngủi của tôi chắc đã để lại một kỷ niệm khá êm đềm giữa chúng tôi, thày và trò, hậu phương và tiền tuyến. Tôi cảm thấy như thế…
Buổi dạy sau cùng của tôi rơi vào lớp nữ sinh là một kỷ niệm khó quên. Cuối giờ, em trưởng lớp bạo dạn đứng lên hỏi thầy,
-“Thầy ơi! Ngày mai thầy ra trận, cái gì thầy sẽ mang theo trong hành trang của thày?”
-“Thầy sẽ đem theo hình ảnh đôi mắt người yêu của thầy! Đôi mắt âu lo nhìn theo bóng người ra trận.” Tôi mỉm cười,
-“Bộ thầy có bồ rồi hả? Sao tụi em không thấy? Bao năm nay, xe thầy chỉ chở đàn ông…” Cả lớp ồ lên,
-“Thầy có bồ rồi! Người yêu của thầy không ở Pleiku, cô ấy ở Ban mê Thuột.” Tôi thú thực,
Một phút im lặng nặng nề. Rồi một cô bé bạo dạn hỏi tôi thêm câu nữa,
-“Thế thầy có biết người ở lại sẽ nhớ gì đối với người ra đi hay không?”
Tôi suy nghĩ một lúc rồi gãi đầu nhỏ giọng,
-“Thầy chịu thua! Thầy không biết người ở lại nghĩ gì!”
Hình như trước buổi học, các em đã hội ý với nhau về câu hỏi này, tôi thấy hai ba em giành nhau đứng lên, một em nhanh miệng,
-“Nụ cười của thầy! Người ở lại không quên nổi nụ cười của thầy! Nụ cười của thầy buồn quá!”
Sau ngày ấy, tôi về đơn vị tiếp tục ra chiến trường. Ba mươi sáu năm sau, tôi tình cờ đọc được trên Đa Hiệu 75 lời nhắn tin của người học trò cũ của mình. Tôi thật là cảm động. Không ngờ, biển dâu thay đổi, giờ này còn người nhớ tới tên mình. Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
VƯƠNG MỘNG LONG
San Lê Thị, Kim Thoa Pham và 126 người khác
32 bình luận
17 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

32 bình luận

  • Vo Thi Nguyen
    Bài " kỷ niệm " thật tuyệt vời !
    Cảm ơn tác giả-thầy giáo quân nhân VML.
    Cảm ơn anh Thượng Xứ đăng !
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Binh Cao
    Kính chào Thiếu tá thầy giáo.Kỷ niệm đẹp.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Nguyễn Xuân Vĩnh Hiền
    Đọc qua bài viết tôi có biết về y sĩ trung úy Lê văn Thới vì vào năm 1972 bố tôi cũng bị thương và nằm tại quân y viện Pleiku, sau đó bố tôi và y sĩ Thới thân nhau như anh em, sau năm 1975 bác sĩ Thới làm việc tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk và có thời gian làm trưởng khoa lao phổi, bác sĩ Thới đã mất cách đây khoảng 10 năm, cảm ơn Xứ Thượng đã đưa tôi về những kỷ niệm đẹp của gia đình tôi và bác sĩ Thới. Bạn có những tin thật hay qua bài viết những ngày tháng 3 tôi đã biết thêm bạn Trâm Anh, một lần nữa xin cảm ơn bạn, mong bạn có thêm nhiều bài viết khác về những ngày trước 1975 thật hay để những người lứa tuổi của tôi có thể sống lại những ngày thơ dại trước đó
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • San Lê Thị
    Mình đã đến trường Nữ trung học Pleime, trường nhỏ hơn TH Bmt nhưng HS điệu đà hơn dân Banme mình nhiều.(Ngày xưa ở Pleiku lính nhiều nên các em điệu lắm,ăn mặc sành điệu chứ không quê mùa ,hiền như Banme).
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Bạch Yến
    Anh Đạt đưa loạt bài Pleiku làm em nhờ phố núi ngày còn nhỏ quá. Em nhớ gần bên trường Thánh Phao Lô là trường trung học của Pleiku, ko biết trường nam hay trường nữ, trường của em hai tầng quét vôi vàng , trường trung học màu vôi xanh. Đứng bên trường em có thể nhìn thấy trường bên kia.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Anh chưa lên Pleiku lần nào... mong có dịp sẽ đi thăm tất cả không gian của địa danh xưa.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Xứ Thượng
      Theo Bạch Yến tả thì đó là trường công Trung Học Pleiku...
      Không có mô tả ảnh.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Bạch Yến
      Xứ Thượng dạ Pleiku bây giờ thì theo em nhận xét cũng có phát triển thay đổi theo thời gian nhưng ko bằng Bmt, và những nơi cũ cũng mai một dần ko còn bao nhiêu dấu tích . À trên đường quốc lộ nối Gia Lai với Kon Tum em có đi ngang nơi Ba em làm việc ngày xưa là quân đoàn 2 , Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật hồi đó đóng ở đây , bây giờ là doanh trại quân đội nhân dân. Vẫn còn con đường chạy vào Bộ tư lệnh, một nơi nữa cũng trên đường đi Kon Tum ra khỏi trung tâm Thành phố Gia Lai một chút đó là Biển Hồ Pleiku đó anh.
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
      • Đã chỉnh sửa
    • Bạch Yến
      Xứ Thượng Cám ơn anh, anh giỏi quá, em cũng đoán đoán như vậy.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Nguyễn Thị Lê
      Không còn ngày xưa nữa đâu Xứ thượng ạ. Pleiku đổi thay còn hơn balme luôn
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Nguyễn Thị Lê
      Chị được sinh ra và lớn lên ở pleiku đến năm ba tuổi thì lên daklak ở trú tại Chpi, cây số 6 đường 14 đi đạt lý
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Nguyễn Thị Lê
      Biển hồ chè
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
    • Ái Huệ
      Xứ Thượng trường trung học Pleiku là trường nam , trường Plei Me là trường nữ , chị m học thánh Phao lô gần bên nên bọn m có quen mấy bạn bên ấy . Pleiku giờ thay đổi chóng mặt m không còn nhận ra , TP mở rộng nhiều cửa hàng buôn bán nhộn nhịp đông vui ,m đi đến đâu cũng hỏi nơi này là nơi nào ,lạ lẫm nhưng cũng vẫn thích về .
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 2 năm
  • Chung Tran
    Chung Trần đã đến nữ trung học Pleime gặp gỡ cô hiệu trưởng Tôn nữ huyền phương và giáo sư dạy nhạc Hoàng Châu
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Hung Kieu
    Kính chào Thiếu Tá!
    Chính Ông Thiếu Tá Biệt Động Quân nầy đã giới thiệu bài viết “Có một nghĩa trang quân đội khác” của Hùng Bi với Nguyệt San KBC và đã được Ban Biên Tập chọn đăng.
    Từ bấy đến nay tôi bén duyên với tờ nguyệt san ấy với những bài viết, bài thơ của mình về đời lính.
    5
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chung Tran
    Chung Trần ở số 1 hai bà trưng Pleiku
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Thucuc Tonnư
    Một kỉ niệm dễ thương một thời , của thầy lính và những cô nữ sinh Trung hoc của thời bấy giờ , ôi .! Nhớ biết bao...!!!
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Co Doc Soi
    Nếu ko có trận Xuân Lộc thì ko ai biết đến tướng Lê Minh Đảo và Vương Mộng Long . Thời thế tạo anh hùng
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Loi Duong
    Nhắc tới Pleiku làm cho mình nhơ thời đi lính có một thời gian mình và bạn Vũ văn Lai dả đen đây đểhọc chuyên môn ngành tổng quản trị và đả có nhiều kỷ niệm tại phố núi này
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Không có mô tả ảnh.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 năm
  • Chung Tran
    Chuẩn tướng Lê Minh đảo là tư lệnh sư đoàn 18bộ binh
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét