Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

NGÀY ẤY ĐÂU RỒI ? *Uông Thái Biểu

 

22 tháng 12, 2019 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
“Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi, cho tôi tìm lại…” Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên...
NGÀY ẤY ĐÂU RỒI ?
*Uông Thái Biểu
...
...
Không chỉ người già nhớ hồn cốt buôn làng. Những người trẻ tâm huyết với văn hóa “ông bà” cũng có chung tâm trạng. Tôi đã gặp nhạc sĩ Y phôn K’Sor, nhà nghiên cứu Linh Nga Niê K’Đăm, ca sĩ K’razăn Đich, nghệ nhân K’razăn K’Plin…và lắng nghe tâm tình của họ. Họ, một thế hệ lớn lên trong những nỗi niềm băn khoăn. Họ muốn được “hát giữa mọi người không ngại ngần” như khẳng định về sự tồn tại với thời cuộc hiện đại đang biến động từng ngày. Họ cũng đang tìm cách níu giữ những khoảnh khắc huyền thoại. Họ muốn đổi thay và phát triển nhưng lại chưa biết tìm con đường nào để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình, không đánh mất những gì mà cha ông ngàn đời nay tích góp, lưu giữ như những di sản vô giá trước vòng quay nghiệt ngã của thời gian.
Những đứa con của đại ngàn yêu biết bao những ngôi nhà dài, những bến nước xưa, những bức tượng nhà mồ đầy ma lực, tiếng chiêng khắc khoải hay những đêm khan huyễn hoặc giữa hai miền mơ thực. Họ khao khát được đắm chìm trong ngôn ngữ tộc người, trong dòng chảy văn hóa xứ sở. Họ đi ra với rộng dài đất nước, tiếp xúc với những nền văn hóa khác. Họ tìm đến cái mới và thích nghi dần với đời sống hiện đại. Nhưng nơi họ trở về với chính tâm thức của mình vẫn là làng buôn, nương rẫy, núi rừng, với thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi. Đêm đêm, bên bếp lửa nhà sàn, giữa những người đồng tộc, khi cần rượu trên chiếc chóe cổ ngấm men lúa mẹ nồng nàn vít xuống là lúc tiếng chiêng ngân lên những giai điệu thiết tha. Những người con Tây Nguyên như gửi nỗi lòng về với những cánh rừng, nương rẫy, những con suối xa, những buôn làng gần. Trong đôi mắt màu nâu ánh lên giấc mơ trở về với những mùa suốt lúa thơ mộng ngày xưa. Lúa suốt xong, khi bàn chân đạp lên cuống rạ, lòng bỗng nao nao vì thiên nhiên đã mang hồn lúa đi về phía rừng Yàng…
Những chàng trai, cô gái Ê-đê, Ba-na, M’nông, Mạ, Cơ-ho…uống dòng nước nguồn của những con sông K’rông Nô, K’rông Ana, Serepok, Đa Dâng, Đa Nhim không thể lớn lên, không thể vững vàng khi rời bỏ cội nguồn, xa lạ với không gian văn hóa mà ông cha đã dày công gìn giữ và bồi đắp. Thế nhưng, nỗi lo lắng là có thực. “Sự thực dụng đôi khi đã làm cho văn hóa truyền thống bị biến thể lệch lạc, rồi phai nhạt dần. Biết vậy và buồn, nhưng cuộc sống đổi thay, thật khó cưỡng lại…”, ca sĩ Krazăn K’Dick nói.
* * *
“Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi, cho tôi tìm lại…” Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng. Sợi dây thắt chặt một cộng đồng văn hóa hình như đang lơi lỏng, tuột dần theo nhịp sống hiện đại. Người già ngậm tẩu ngồi im lìm bên bậc cầu thang mà lòng nao nao buồn nhớ tháng ngày đã xa. Lứa trẻ hoang mang, khó tìm đường theo cánh chim phí bay về cội nguồn. Nghệ nhân đàn chapi Chamalé Âu nói một câu xót xa: “Người trẻ không ai biết làm đàn, chơi đàn chapi. Chắc chỉ ít lâu nữa, người già Raglay theo Yàng, tiếng đàn chapi chỉ còn được nhắc đến trong bài hát của cái ông gì đó nhạc sĩ người Kinh…”.
UÔNG THÁI BIỂU
(Trích đoạn trong bài "Văn hóa Tây Nguyên trong dòng chảy thời gian"- Bài 1: Ngày ấy đâu rồi? của Uông Thái Biểu đăng trên http://baodantoc.com.vn/van-hoa-tay-nguyen-trong-dong...)
Không có mô tả ảnh.
Bo Dao, Kim Thoa Pham và 129 người khác
34 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

34 bình luận

  • Lê Thị Ánh Tuyết
    Giống buôn Casear
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Ảnh ghi chú thích Buôn Thượng năm 1970... có thể là buôn Ko Sier hay buôn Ky... đó Ánh Tuyết.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • An Trinh
      Những chữ đầu của bài làm tôi nhớ đến câu nói của người bạn cũ khi năm 2004 tôi trở về BMT anh ta nói với tôi , không còn gì nữa , cái buôn , cái làng , con chim con chồn đều đi hết rồi cô ơi.... Lời tâm sự tôi nhớ mãi và thật xúc động khi đọc những dòng chữ này , cám ơn em thật nhiều ❤️
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • 1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
    • Anh Nguyen
      Xứ Thượng Các mái tranh còn rất mới, cầu thang cũng mới, các ngôi nhà như được sắp xếp ... có vẻ như đây là một buôn được tái lập hoàn toàn sau một biến cố nào đó ... ví dụ khoảng năm 1970 buôn Buar cũ bị bom đạn cháy hết và được dời đi một nơi khác, cả làng.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Pham Nguyen
    Êm đềm quá
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Ông Bà Nội
    Hồi đó có buôn Thá nữa phải không Anh ?
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
    • Xứ Thượng
      Có buôn Thá ở cuối đường Y Moan bây giờ... đi qua nhà thờ Giáo họ Giu Se...
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 năm
  • Ông Bà Nội
    Hay quá XT ơi
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Bich Phuong Dang
    Cái này do những người làm lãnh đạo, họ cứ loay hoay, hô hào, rồi bế tắc. Một thế hệ con cháu của buôn làng lại phải loay hoay kiếm sống, loay hoay tồn tại, nên lạc lối giữa dòng chảy của cuộc đời là một thực tế. Văn hóa ư, một thứ có lẽ rất xa lạ... Thậm chí tiếng nói của dân tộc mình nhiều cháu còn bập bõm...
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Dạ Tâm Khúc
    Hình ảnh quen thuộc vẫn còn nằm trong ký ức
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Thanh Lộc Nguyễn
    Không còn cỏ Tranh để lợp mái nhà,không còn cái cây to để làm cột nhà tiếng búa rìu nhịp nhàng như tiếng giã gạo vần công tu sửa những chái nhà lâu năm giờ cần tu bổ lại , Gà Vịt khó mà giữ, Trâu Bò là dẫn đi ăn chăm cho người ta thôi,Cỏ giờ cũng khó rồi ! Sáng ngủ dậy không còn nghe chim hót,không còn Heo kêu chỉ nghe tiếng nhạc xập xình nỉ non bên những quán cà phê,căn nhà xi măng của người Kinh xen kẽ làm mất đi sự bình yên mộc mạc của ngôi làng đơn sơ nhưng lạc lõng nơi phố thị !
    Thanh niên giờ cũng hoa lá cành xanh đỏ,tiếng pô nẹt vang mô tô bốc đầu râm ran đầu làng,người già cũng không còn tâm trí đâu mà đan lát,chăm chút những cái Gùi cái Lợp,cái Xà Gạc bắt đầu lỏng lẻo dần theo thời gian....
    Thôi mình đi vô rẫy cắt cái cây đem đi đổi mấy thùng Bia đây !🤪
    Làng buôn thanh bình giờ đang chuyển mình...! 😇🤣😘
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Kha Nguyen Cong
    Ảnh chụp buôn làng nào cũng tờ tợ giống nhau.
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Tống Mỹ Linh
    Ngày xưa buôn nào cũng thế nhưng bây giờ buôn đã thay đổi nhiều rồi ...
    May ra lâu lâu giữa buôn mới còn sót một hai nhà ....
    Đúng là...ngày ấy đâu rồi ...????
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Vy Xuan
    Hình như buôn Ale A ở cổng số một .
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Hien Nguyen
    Buôn Thá , Buôn Dung, buôn Couchier, buôn Niên, buôn Băm lăm buôn Al Lê A,A lêB đều bị đô thị hoá một cách tàn bạo
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Lo Lem
    Chính xác, Buôn Al Lê A ở Cổng số 1 ,bây giờ cả người và Thôn Buôn đều thay đổi hoàn toàn.
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Xuân Luong
    Hình ảnh buôn ale a những nhà sàn làm bằng tre lợp tranh nền dốc xuống cỏ xanh mọc trên vì thoai thoải dốc nên sạch sẽ ở cổng số 1 đối diện chợ nhỏ cạnh buôn ale a là buôn ale b gần cổng số 2
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Hbam Mlô Duôn Du
    Sao thấy quen quá ! Ôi ngày xưa êm đềm và nên thơ
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Ly Trinh
    Những ngày xưa thân ái
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm
  • Phạm Thuy Huong
    Anh XT ơi...từ Đèo Phượng Hoàng qua M'Drăc đến cây số 62...52...cũng thưa vắng lắm rồi những buôn làng đậm chất dân tộc thiểu số... đã in hằn trong ký ức của TH...Mỗi lần đi về đều giương mắt kiếm tìm...để chợt nhận thấ… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét