Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Tìm theo con sông Ea H'Leo... VOI RỪNG EA SÚP

Tìm theo con sông Ea H'Leo...
VOI RỪNG EA SÚP
Địa bàn huyện Ea Súp hiện nay có thể được coi như thủ phủ của đàn voi rừng. Theo phán đoán của các ngành chức năng, hiện đàn voi khu vực này còn trên 30 con, chia ra nhiều nhóm nhỏ, lẻ 3-5 con. Chúng tập trung chủ yếu tại vùng rừng núi các xã Ia Lốp, Ia Lơi, sát biên giới VN - Campuchia. Phải đối mặt với nguy cơ bị săn bắn trái phép, cộng với môi trường sống ngày càng thu hẹp, liệu đàn voi rừng ở Ea Súp còn tồn tại được bao lâu? (Phan Ba- TT online)
Mất rừng làm ông nổi giận
Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Huy -Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Đại học Tây Nguyên, cường độ xuất hiện và không ngại gặp người dân của voi rừng thể hiện sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa chuyển đổi rừng lấy đất canh tác với việc mất dần nơi sinh sống của voi rừng.
Những cánh rừng đặc dụng và phòng hộ ít ỏi này đang dần bị thay thế bởi cây công nghiệp như: cao su, điều, keo lai…
Nguyên nhân đó làm cho voi rừng bị cô lập trong vùng, thiếu nước, muối khoáng và thức ăn trong mùa khô hạn, nên chúng tìm đến khu vực canh tác của những người dân mới đến khai hoang để tìm thức ăn, phá hoại mùa màng...
(Theo báo Tiền Phong)
Ngày đó, rừng ở Ea Súp rậm rạp lắm, còn rất nhiều cây to, thân cây năm, bảy người ôm không xuể. Trong rừng, voi cũng rất nhiều. Thỉnh thoảng, chúng lại kéo đàn, kéo lũ ra phá nương rẫy, nhà cửa, đe dọa tính mạng của bà con buôn làng.
Đội săn voi của người Êđê do Ama Kông dẫn đầu săn và bắt đưa về buôn thuần hóa được rất nhiều voi rừng hung dữ. Điều đó càng kích thích chú bé Ama Vé.
Dù mới 12 tuổi nhưng chú vẫn cố sức xin bố cho gia nhập đội săn. Thấy Ama Vé nằn nì mãi, ông Ama Kông đồng ý cho chú đi theo. Chân ướt, chân ráo vào nghề, Ama Vé phải chịu làm thợ phụ ngồi sau người thợ chính trên lưng con voi nhà, đến bữa thì lo phụ nấu cơm nước cho đội săn.
Cũng do là thợ phụ nên theo qui định cách ăn mặc của đội săn thì Ama Vé đóng khố, ở trần, không được ăn ếch, ăn cá màu trắng, màu đen; ngủ phải nằm thẳng, không được co chân...
Trước khi đi săn voi, thợ săn kiêng ngủ với vợ, không uống rượu. Lúc xuất phát, họ cúng dâng gà sống cho Giàng Ngach Ngoa cầu xin Giàng giúp để bắt được voi rừng.
Mỗi con voi nhà đi hai thợ săn, một chính, một phụ; chính ngồi trước điều khiển voi, phụ ngồi sau để đánh voi chạy cho nhanh. Vào rừng gặp voi, họ điều khiển voi nhà bao vây, rồi tung những cây sào dài đầu có thít cái thòng lọng được bện bằng da của 6 con trâu to nhất để thít chặt cổ và chân sau của con voi rừng dẫn nó về buôn thuần hóa…
Cứ thế, lăn lộn cực khổ với đội săn của Ama Kông cho đến năm lên 14 tuổi, chú bé Ama Vé được lên thợ chính và tự tay mình bắt được con voi rừng to, cao đến 1,6m ở rừng Ea R'vê.
Những năm sau đó, Ama Vé được mặc áo quần, đội mũ, được ăn thịt ếch, cá trắng, cá đen… vì số voi rừng ông săn được tăng lên 5, 10 rồi 15 con. Đến khi tuổi của Ama Vé đi qua 59 mùa rẫy, ông săn được con voi rừng thứ 37 thì "giải nghệ", bởi vì lúc này Nhà nước đã có chỉ thị cấm săn bắt voi rừng…
( Trích đoạn "Người thợ săn voi rừng Ea Súp" của Long Vân )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét