Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Nhớ thuở nào... LÁ TƯƠNG TƯ Tác giả: Mường Mán

Nhớ thuở nào...
LÁ TƯƠNG TƯ
Tác giả: Mường Mán
Sáng nay anh thấy mộng rất đâỳ
Mộng về theo những cánh me bay
Bay từ vai quên sang vai nhớ
Xanh cả hồn anh bé có hay ?
Sáng nay anh thấy hai sao mai
Một trong mắt bé một trên trời
Tim vui anh thốt lên thành tiếng
Chợt thấy tình cười trong miệng ai
Sáng nay anh thấy mưa rất dài
Mưa từ quá khứ tới tương lai
Mưa trong cõi vắng anh ngồi đợi
Mưa ngập ngừng chân bé cõi ngoài
Sáng nay anh thấy một cánh diêù
Mang tiếng cười ai vút lên cao
Anh vội xếp lòng thành đôi cánh
Ước đươc làm chim để bay theo
Sáng nay anh thấy một trời hương
Hương dâng lụt lội cả tâm hồn
Ô hay ! mắt bé là thuyền giấy
Vừa chở Thu về đậu bến hương
Theo trong mắt bé một vầng trăng
Sáng từ mồng một đến đêm rằm
Soi đường tình ái cho anh tớí
Dẫn lối cho hoa tìm đến ong
Quàng lên vai bé một giòng sông
Mêng mông non nước thuở tang bồng
Sông ru tóc ngủ sầu xa ngái
Sông chở phù sa ươm mắt trong
Vẽ lên trán bé những ngày mưa
Khăn quàng áo lụa dài rất thơ
Đôi bàn tay yếu như lá cỏ
Lùa xuống lòng anh lửa bốn mùa
Gắn giữa môi bé một măt trời
Đỏ chùm mộng chín tuổi lên mươì
Cùng bâng khuâng nhớ năm mười bảy
Và nụ hôn tròn thơm ô mai
***
"- Ở miền Nam trước 1970, sau chừng trên dưới 30 truyện ngắn và thơ đăng trên các tạp chí Văn, Bách Khoa, Đời, Tuổi Ngọc... tôi bắt đầu viết truyện dài đầu tay LÁ TƯƠNG TƯ đăng nhiều kỳ trên Tuổi Ngọc, một tuần báo dành cho tuổi mới lớn thuộc loại ăn khách thời ấy ở Sài Gòn. Tiếp đó là truyện dài Một Chút Mưa Thơm cũng đăng trên báo này. Cho đến nay đó là hai tác phẩm được tôi yêu quí nhất, được tái bản nhiều lần. Vẻ đẹp hồn nhiên, thánh thiện của từng câu chữ, từng tình tiết trong hai truyện dài ấy có lẽ tôi chỉ có thể gặp lại ở kiếp sau, nếu - mô Phật! - kiếp sau ấy có thật."
"- Thời tôi mới cầm bút vào những năm đầu thập niên 1960, người ta thường chọn những bút hiệu đẹp, cầu kỳ. Chẳng muốn khoác đồng phục, chẳng muốn"đụng hàng", tôi chọn tên Mường Mán hoặc cái tên ấy đã chọn tôi chẳng từ một nguồn cơn ấn tượng hay kỷ niệm nào cả. Đơn giản nó là tên một cái ga xép buồn hiu ở thị xã Phan Thiết, nơi mãi sau này tôi mới có dịp ghé qua. Hồi ấy anh bạn Ngụy Ngữ bảo, giờ còn trẻ gọi cái bút danh này nghe vui, lạ tai, nhưng mai sau già yếu tới đâu người ta giới thiệu cụ Mường Mán vừa đến thì nghe buồn cười hết biết. Bây giờ anh bạn tôi gọi cái tên Mường Mán riết gần như quên cả tên cúng cơm của tôi, chẳng rõ hắn ta còn cảm thấy buồn cười hay không."
(Theo Trần Hoàng Nhân-Tuổi Trẻ Online)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét