Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

LÁ GIANG RỪNG

LÁ GIANG RỪNG
...
Hồi đó, thanh niên đi lao động đào kênh, mình trong tổ nấu bếp.
Thức ăn mặn thì mọi người đem theo từ nhà, thời khó khăn đó, vừa là không có tiền mua thịt vừa là không có thịt mà mua, cho nên thức ăn mặn của ai cũng giống nhau: muối sả. Nhà bếp chỉ nấu cơm và canh.
Nghe thì đơn giản vậy nhưng phải tính toán để biết loại rau củ nào để lâu được thì mới mua đem theo vì đợt lao động kéo dài 15 ngày.
Rau xanh không thể để lâu, lại dễ bị giập nát, cho nên tổ bếp chọn mua bí đỏ, bí đao.
Suốt tuần lễ hết canh bí đỏ qua canh bí đao và ngược lại. Mình và một chị đi vào buôn của người Ê Đê ở gần đó hỏi mua rau. Người Ê Đê không biết tiếng Kinh, bọn mình không biết tiếng Ê Đê. Hai bên há miệng quơ tay một hồi thì người Ê Đê quay vô nhà lấy ra cái gùi, trong gùi có một nắm lá xanh, người Ê Đê đưa nắm lá cho mình rồi nói “giang” và chỉ tay vô rừng.
Hái được một ôm lá đầy nhóc, bọn mình hồi hộp nấu nồi canh lá xanh đầu tiên giữa rừng. Canh thời đó chỉ có nước và muối, được nhúm bột ngọt nữa thì đã quá ngon.
Suốt buổi lao động giữa nắng, đi bộ một quãng dài từ nông trường về lán, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cổ họng khô khốc, được húp chén canh chua giải nhiệt, ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhõm. Có người vui vẻ bình: Giang có lẽ là cách phát âm chệch đi của từ “Giàng”. Người Ê Đê gọi Trời là Giàng. Rau rừng là rau của Trời, không đúng sao? Lá giang, lá của rừng, lá của Trời cho. Lời bình đi xa hơn, giang là sông. Trời nắng mà được ăn canh lá giang khác nào được… tắm sông! Bữa cơm đạm bạc rộn ràng tiếng cười nhờ tên gọi của lá.
Cô gái chạy bàn cho biết lá giang không phải lúc nào cũng có, nhà hàng phải thuê người vô rừng hái rồi cất trong tủ lạnh để dành.
Nỗi nhớ đưa tôi về một thời xung phong lao động hăng hái và trong trẻo.
NGUYÊN HƯƠNG (báo Phụ Nữ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét