Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Người M’Nông gọi là kologolo, người Mạ gọi là goong luk (nghĩa là cồng đá)…

Người M’Nông gọi là kologolo, người Mạ gọi là goong luk (nghĩa là cồng đá)…
ĐÀN ĐÁ NĐUT LIÊNG KRAK
Đàn Đá là một loại nhạc cụ âm nhạc cổ nhất có từ thời xa xưa(khoảng trên dưới 3.000 năm). Trong số các nhạc cụ tìm thấy của các nhà kháo cổ học thì họ khẳng định đàn đá là nhạc khí tự thân vang cổ xưa của các dân tộc M’Nông, Mạ, Raglai…
...
Đàn đá được phát hiện cách đây hơn 50 năm. Ngày 2/2/1949 bộ đàn đá Việt Nam đầu tiên được tìm thấy tại một làng quê xa xôi hẻo lánh của núi rừng Tây Nguyên, làng Nđut Liêng Krak của dân tộc M’Nông thuộc tỉnh Đăk Lăk, do các công nhân đào đất làm đường cuốc phải và thấy được. Sau này gọi là đàn đá Nđut Liêng Krak.
Đàn đá có kết cấu Đàn gồm 11 thanh đá, sắp theo chiều đứng thành ba hàng áp sát nhau, đất cát không chen vào được. Khi đào lên thì 1 thanh đã vỡ 10 thanh còn nguyên vẹn.
Ba hôm sau, sáng ngày 5/2/1949, nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Gioócgiơ Côngđôminax. (G.Condominas), giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học Viễn đông đã tìm đến. Qua âm thanh kỳ diệu và hình dáng độc đáo, ông biết đây là một cây đàn cổ quý giá. Hơn một năm sau, tháng 6/1950 ông hoàn thành “cuộc thám hiểm hải ngoại” và trở về Pháp, mang theo toàn bộ 11 thanh đá.
Ông đã viết bài “Đàn đá thời tiền sử Nđut Liêng Krak” để giới thiệu đàn đá Việt Nam.
Khi phát hiện ra đàn đá thì từ đó nó đã làm chấn động dư luận ở Pháp và thế giới đặc biệt là trong giới nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học và âm nhạc học, vì người ta không thể hình dung được tại sao cách đây ba, bốn nghìn năm lại có thể có được một cây đàn gõ định âm làm bằng đá - là chất liệu khó đẽo gọt, trong lúc ở châu Âu cây đàn gõ định âm xilôphôn làm bằng gỗ là loại rất dễ đẽo gọt, theo Rôlăng Đơ Cađê (Roland de Cadé), chỉ mới có từ thế kỷ XIV (nghĩa là sau cây đàn đá 2.500 năm).
Điều đặc biệt bộ đàn đá Việt Nam được trân trọng trưng bày tại Viện bảo tàng Con người (Musée de Homme) ở Paris coi như vật phẩm minh chứng cho sự tiến hóa của nhân loại trong một giai đoạn.
...
(Trích theo "Đàn đá Việt Nam" của Minh Hiến đăng trênhttp://www.honvietquochoc.com.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét