Món ăn đặc biệt giúp người dân xứ Thượng giải trừ sốt rét...
NHỘNG SÂU MUỒNG
Theo lương y Huyên Thảo thì trong một số bài thuốc dân gian phòng và điều trị sốt rét, lá muồng cũng được coi là một dược vị quan trọng. Loài sâu muồng ăn lá muồng tươi, do đó ăn chúng cũng có nghĩa là bà con đã nạp vào cơ thể một lượng lá muồng nhất định. Bởi thế, chuyện bà con nhờ sâu muồng mà phòng bệnh sốt rét cũng không phải không có lý.
Với người dân Tây nguyên, những đàn bướm là dấu hiệu thông báo thời điểm phát triển của mùa sâu muồng, một đặc sản được ưa chuộng của miền đất đại ngàn nắng gió.
Nhận biết sâu muồng không khó. Những cây muồng đang tươi tốt, chỉ qua hai ba ngày bỗng xơ xác lá thì trên đó chắc chắn có cả ngàn con sâu muồng. Dưới gốc cây, cả vạt đất chuyển màu đen kịt bởi thứ chất thải đặc trưng khi sâu ăn lá thải ra...
...
Nắm quy luật sinh trưởng của sâu muồng, người Tây Nguyên tận dụng cả sâu lẫn nhộng để làm thức ăn. Chị H’tươi, một người chuyên chế biến món sâu muồng rang cho đám thanh niên trong làng nhậu cho biết: “Sau khi mang sâu về, bắc một cái chảo lên bếp lửa. Để chảo thật nóng rồi đổ bịch sâu vào làm cái “xèo”, sau đó lấy đũa đảo sâu cho chín thật vàng, rắc một ít muối ớt chỉ thiên giã nhỏ, thế là có thể mang ra... đánh chén một cách ngon lành! Lúc đầu, ăn sâu không quen lắm, ai cũng sợ tha bệnh tật vào người nhưng sau lại ghiền. Đặc biệt, giống sâu này chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau mới có sâu ăn!”. Vừa giảng giải, chị H’tươi vừa nếm thử một chú sâu rang vàng ruộm. Chị H’tươi cho biết, từ lâu nay người dân bản địa vẫn quan niệm dùng món đặc sản này để phòng chống bệnh sốt rét(?)
...
Có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống, ai thích cảm nhận hương vị bùi, béo ngậy của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo núc của nó... Sâu sống ăn cũng được, nhưng phải là người có bụng dạ thật tốt mới chịu được, còn không thì bị “Tào Tháo sâu” đuổi “chạy có cờ” trong vài phút ngay. Vì trong loài sâu này có chất gì đó, có người hợp thì ăn sống được, có người không hợp thì ăn vào đau bụng ngay lập tức!
...
Sau vòng đời chuyển hóa trong thời gian ngắn ngủi từ “bướm - trứng – sâu - nhộng”, những con nhộng của sâu muồng dần tiến hóa thành những cánh bướm vàng xinh đẹp bay rợp cả vùng trời Tây Nguyên trong nắng vàng, đẹp mê ly.
...
...
Nắm quy luật sinh trưởng của sâu muồng, người Tây Nguyên tận dụng cả sâu lẫn nhộng để làm thức ăn. Chị H’tươi, một người chuyên chế biến món sâu muồng rang cho đám thanh niên trong làng nhậu cho biết: “Sau khi mang sâu về, bắc một cái chảo lên bếp lửa. Để chảo thật nóng rồi đổ bịch sâu vào làm cái “xèo”, sau đó lấy đũa đảo sâu cho chín thật vàng, rắc một ít muối ớt chỉ thiên giã nhỏ, thế là có thể mang ra... đánh chén một cách ngon lành! Lúc đầu, ăn sâu không quen lắm, ai cũng sợ tha bệnh tật vào người nhưng sau lại ghiền. Đặc biệt, giống sâu này chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau mới có sâu ăn!”. Vừa giảng giải, chị H’tươi vừa nếm thử một chú sâu rang vàng ruộm. Chị H’tươi cho biết, từ lâu nay người dân bản địa vẫn quan niệm dùng món đặc sản này để phòng chống bệnh sốt rét(?)
...
Có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống, ai thích cảm nhận hương vị bùi, béo ngậy của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo núc của nó... Sâu sống ăn cũng được, nhưng phải là người có bụng dạ thật tốt mới chịu được, còn không thì bị “Tào Tháo sâu” đuổi “chạy có cờ” trong vài phút ngay. Vì trong loài sâu này có chất gì đó, có người hợp thì ăn sống được, có người không hợp thì ăn vào đau bụng ngay lập tức!
...
Sau vòng đời chuyển hóa trong thời gian ngắn ngủi từ “bướm - trứng – sâu - nhộng”, những con nhộng của sâu muồng dần tiến hóa thành những cánh bướm vàng xinh đẹp bay rợp cả vùng trời Tây Nguyên trong nắng vàng, đẹp mê ly.
...
(Trích theo "Món ăn đặc biệt giúp một ngôi làng giải trừ sốt rét" của TIÊU DAO đăng trên http://giadinh.net.vn/song-khoe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét