Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê... NHUỘM MÀU TỰ NHIÊN

Nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê...
NHUỘM MÀU TỰ NHIÊN
Nguyên liệu dệt của người Êđê là cây bông (tiếng Êđê gọi là Blang). Quả bông đem về được bóc vỏ, tách riêng lõi và phơi trên những nong tre lớn. Người ta tách hạt, bật cho bông tơi xốp rồi se lại thành những con bông, từ con bông lại kéo thành sợi thô (tức là sợi chưa qua quy trình nhuộm)
Trang phục Êđê truyền thống vốn có 5 màu cơ bản: đỏ (hrah), đen (yadu), vàng (cakni), xanh (yapiek) và trắng (kỗ), màu xanh lục có xuất hiện song rất hiếm.
Để tạo nên bốn sắc màu chủ đạo: đen, đỏ, vàng, xanh trên tấm thổ cẩm, người phụ nữ Êđê đã tìm nguyên liệu tạo màu từ các loại lá rễ cây rừng.
Từ tháng bảy, họ đã vào rừng hái lá krum già để chuẩn bị thuốc nhuộm. Họ phơi vỏ ốc suối thật khô, nung lên, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum. Sợi nhuộm từ hỗn hợp nước lá – vôi ốc sẽ có màu xanh.
Nếu thêm vào hỗn hợp trên nước lá knung giã nhỏ, nấu trong nồi chàm sẽ cho ra chất sợi màu đen bóng mịn, giặt không phai, phơi nắng không bay màu. Màu đen của người Eđê được xem là một trong những màu đen đẹp về sắc và độ bền.
Màu đỏ được tạo từ loại vỏ cây krung già giã ra, nấu lên. Tuy vậy, màu đỏ của người Eđê không tươi mà chỉ đậm hơn màu đất nung một chút. Sản phẩm dệt màu đỏ được coi trọng hơn hết. Những tấm thổ cẩm đỏ rực thường dùng để trang trí trong các lễ hội, những buổi cúng Giàng chứ không được cắt may thành những món đồ gia dụng.
Màu vàng được nhuộm từ củ nghệ. Người ta chọn những củ già, mài nhỏ hoặc cho vào cối giã rồi vắt nước nhuộm. Khi phơi sợi, họ sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.
(Trích trong "THỔ CẨM Ê ĐÊ" của H.T.D.T đăng trên http://hcmufa.edu.vn/…/thong-tin-my-thuat-so-…/tho-cam-e-de/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét