Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI BÒN BON

Lên non hái trái rừng...
ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI BÒN BON
Hằng năm vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, trên vạt đồi của các huyện miền núi Quảng Nam lại mộng vàng vì mùa lòn bon chín rộ. Những năm lòn bon được mùa, cả một không gian núi rừng bỗng nhộn nhịp hẳn lên...
Theo một số truyền thuyết để lại, trái lòn bon có nguồn gốc gắn với thời của các triều đại Nguyễn. Tương truyền, lúc công tử Nguyễn Phúc Ánh chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam, không may bị quân Tây Sơn phát hiện, phải trốn lên thượng nguồn Ô Gia. Nhiều ngày lẩn trốn, lương thực cạn, may thay giữa lúc đó gặp ở rừng có loại trái cây rất ngon ngọt, làm dịu cơn khát và đỡ đói.
Nhờ vậy Nguyễn Phúc Ánh thoát chết để chạy tiếp vào miền Nam thực hiện ý chí "tẩu quốc”, rồi "phục quốc”.
Sau này, khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh ban cho loại trái cây rừng từng cứu ông và quân sĩ là Nam trân (trái quý ở phương Nam).
...
Cũng trong thời gian này, đồng bào Cơtu ở bến Giằng và bến Hiên (nay là Nam Giang và Đông Giang ) cũng hái lòn bon bán lại cho các đầu nậu buôn nguồn và được gọi là mùa "đi trái ". Ngày nay, trái lòn bon không chỉ có riêng ở vùng thượng nguồn Đại Lộc mà còn có nhiều ở Tiên Phước nữa. Nếu lòn bon ở Đại Lộc có màu vàng sẫm thì lòn bon Tiên Phước có màu vàng nhạt. Trái có nhiều múi nhỏ , vị ngọt thanh và mỗi nơi có hương khác nhau.
Thực ra, trong tiếng Việt không có vần "oong", “oon" và nguyên âm “oo"; ngữ điệu người Quảng Nam đọc rõ là "lòn bon” hay "bòn bon"... đồng bào Cơtu gọi là "tơ boon" (vì theo ngữ hệ Môn- Khơme)...
(Trích theo "Đói lòng ăn trái lòn bon" của Phan Thanh Minh - Báo Quảng Nam đăng trên http://donghuongtienphuoc.com/)
...
Chắc cũng như tôi, ai đã từng một lần nếm thử hương vị của trái bòn bon sẽ có cảm giác không thật sự đặc biệt của loại cây trái này. Nó không ngon lạ, không ngọt lạ, không thơm lạ nữa. Vậy nhưng, cứ như một phản xạ vô hình, ngồi ăn bòn bon cứ xong một trái lại quờ tay làm trái nữa, ăn riết, ăn cho đến khi có cảm giác no. Cái câu chuyện về vua Gia Long ăn trái bòn bon thuở nào do thế nghe cứ như một cái gì được mặc định gắn với loại cây trái miền Trung và xứ Huế này. Nó cao sang, quý phái liên quan đến cả vua chúa mà cũng thật gần gũi và chân chất, để rồi như cứ ngân nga trong ta là câu hát “Đói lòng ăn trái lòn bon”…
(Theo Đình Nam trên http://baothuathienhue.vn/)

1 nhận xét: