Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

BỘ NGỰC TRẦN TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ

Khuya như huyền thoại thẳm sâu
Em ơi trăng thẹn … ngực mầu da nâu
Men rừng rượu ủ đã lâu
Núi cha suối mẹ một bầu sữa trinh...(Bầu Ngực Núi Rừng_Như Thương)
BỘ NGỰC TRẦN TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ
...
Tây Nguyên những chiều sương giăng mờ thì cảnh tượng vô cùng ngoạn mục, vừa xa lạ, bí ẩn và lãng mạn.Có lẽ nhiều người sẽ giật mình đến ngỡ ngàng khi bắt gặp những bầu ngực không che đậy giữa đại ngàn. Nhưng đối với người dân Tây Nguyên, đó là một tập tục đẹp, trong sáng đến lạ kỳ. Thấp thoáng trong những lùm cây hay trên nương rẫy ẩn hiện những bộ ngực trần đẫy đà của những người phụ nữ, những cô gái trẻ tràn trề sức sống, cũng như những bộ ngực trần sạm màu nắng gió của những người đàn ông.
...Họ ngạc nhiên không phải vì những bộ ngực trần, mà tưởng chừng một vùng xa xôi hẻo lánh này có những dân tộc mà nền “văn minh” đã đến trước cả họ, hoặc nơi đây còn tồn tại những bộ tộc lạc hậu từ thuở xa xưa.Trước đây phần nhiều các cô gái chưa chồng cởi trần, làn da nâu chắc lẳn, chân dài quấn váy hờ đúng như sử thi Tây Nguyên đã tả. Những đôi vai tròn, ngực săn, cặp vú nhô lên chắc lẳn và mềm mại cứ ngời ngời lên trong sáng bình minh hay buổi chiều tà. Tây Nguyên thật bình yên và trữ tình là vậy!
...Hòa mình vào chốn buôn làng người ta mới cảm nhận được hết những nét độc đáo của nền văn hóa Tây Nguyên. Bên bếp nhà sàn những chiều Tây Nguyên hay những đêm trăng sáng. Các cô gái buôn làng thường tụ tập nhau cùng giã gạo đan lát thêu thùa. Chẳng phải nơi đây nền văn minh đã đến trước như các nước ở châu Âu mà sự khỏa thân của người phụ nữ trở thành một cái mốt, một thứ nghệ thuật. Cũng không phải họ là những con người còn hoang dã. Họ sống như người ta vẫn sống, hồn nhiên như cây rừng và sáng trong như nước nguồn buổi sớm.Các dân tộc Tây Nguyên sống gần gũi với núi rừng trong mọi sinh hoạt từ lúc sinh ra, làm ăn, vui chơi cho tới khi nằm xuống, họ lại trở về với đất rừng, với cỏ cây hoa lá. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa, cho đến rau cỏ hàng ngày đều do rừng núi cung cấp. Sống trong núi rừng hoang vu, lấy nông nghiệp trồng trọt làm nguồn sống chính, các dân tộc như Brâu, Xê Đăng, Ba Na, Xtiêng…chọn cách ứng xử hai mặt trước thiên nhiên để đối phó và thích ứng với nó, tức là hòa mình vào thiên nhiên để thích ứng...
...Tục phụ nữ để ngực trần là một tập tục đẹp, vẫn được các cộng đồng người ở Tây Nguyên duy trì cho tới ngày nay. Trước đây các tộc người ở Tây Nguyên sống chủ yếu trên những cao nguyên được núi rừng bao bọc qua nhiều thời kỳ. Hình ảnh sinh sôi nảy nở của Nữ thần Mặt trời, Mẹ lúa đã ăn sâu vào tiềm thức của người Tây Nguyên trở thành một huyền thoại.
Do vậy, quan niệm về cái đẹp cũng bắt nguồn từ thuở ấy và bầu vú người phụ nữ được phô ra như những gì rực rỡ nhất của núi rừng.Giờ đây, tục để ngực trần ở các buôn làng Tây Nguyên vẫn lưu giữ nhưng không còn phổ biến nhiều, nhưng những di sản văn hóa Tây Nguyên còn ghi đậm dấu ấn như tượng nhà mồ khắc hình người phụ nữ mang thai với bầu vú căng tròn khỏe khoắn, trên những nét khắc họa của kiến trúc nhà dài ở Tây Nguyên. Tây Nguyên hoàn toàn không hoang sơ như người ta tưởng, mà nó chứa đầy trong mình những trầm tích văn hoá, được hiểu như sự tích tụ những giá trị vật chất và tinh thần do người Tây Nguyên tạo ra từ hàng ngàn năm nay. Hình thức sống của con người ở đây được lưu giữ trong bề dầy văn hoá đầy bản sắc này.
(Trích đoạn theo "Bộ ngực trần trên vùng đất đỏ" của NGUYỄN THÀNH được đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 1+2/2015)
*Thiếu nữ K’Ho với nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hữu Thành


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét