Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

CÒ KE SÂU LẮNG LÒNG NGƯỜI

Nhạc cụ cung kéo của dân tộc Mường...
CÒ KE SÂU LẮNG LÒNG NGƯỜI
Cây cò ke thường mang ra chơi trong các đám lễ dân tộc, là âm thanh quan trọng khi rước dâu. Ngày nay, đồng bào kéo cò ke khi vào mùa, ra mùa, lúc được mùa. Một cây cò ke có cấu tạo rất đơn giản nhưng chỉ những người am hiểu về cò ke mới lựa chọn được những vật liệu để làm nên nhạc cụ có âm thanh hay. Cò ke có hai dây, là nhạc khí thuộc bộ dây, chi cung kéo; có hình dáng giống đàn nhị của người Việt nhưng chế tác thô sơ hơn.
Cần đàn được làm bằng gỗ mít để giữ thân không bị cong, phía đầu trên cần đàn có đục hai lỗ để cắm trục vặn dây, đầu còn lại được cắm xuyên qua bầu cộng hưởng...
...
Cung kéo là một cành tre nhỏ được uốn cong và mắc túm xơ dứa hay những sợi giang tước nhỏ, luồn vào giữa hai dây đàn.Khi diễn tấu người sử dụng dùng tay phải kéo, đẩy cọ sát dây kéo vào 2 dây đàn để phát âm thanh. Tay trái bấm dây, với các kỹ thuật ngón rung, vuốt, nhấn, láy...; tay phải gồm vĩ rời, vĩ luyến, vĩ ngắt.
Nhờ đôi bàn tay khéo léo, âm thanh của cò ke vang lên trầm ấm, réo rắt, trong trẻo như tiếng lòng người. Ông Phùng Văn Tới, người chơi cò ke lâu đời và thành thạo nhất ở Hương Cần chia sẻ: “Đã hơn 20 năm tôi chơi cò ke nhưng mỗi lần chơi lại mang đến cho tôi một cảm xúc, một trải nghiệm mới. Người kéo cò ke muốn cho người nghe cảm nhận được thì cần phải có tình cảm, niềm say mê, đặc biệt phải hiểu được các làn điệu của dân tộc mình. Học chơi cò ke không khó, người sáng dạ thì từ 1 đến 2 tuần có thể biết chơi. Cò ke có thể chơi một mình nhưng chủ yếu dùng để hòa tấu với các nhạc cụ khác của người Mường như sáo, đàn bầu”.
...
Như thế, cây cò ke mộc mạc, giản dị như chính tấm lòng của người dân Mường ... Nghe và hiểu được cò ke cũng chính là hiểu được khát khao, mong ước, niềm vui, nỗi buồn của người dân xứ Mường. Cuộc sống đương đại nhiều bộn bề, lo toan, song âm thanh từ cò ke khiến con người có thêm niềm tin vào tương lai phía trước, cũng thấm thía hơn vẻ đẹp riêng hiện hữu ở các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
(Trích đoạn trong "Cò ke, nhạc cụ độc đáo của dân tộc Mường" của Phùng Huyền Trang đăng trên http://phutho.gov.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét