Đồng lúa Buôn Trấp đã gặt xong...
ĐỤN RƠM QUÊ NHÀ
…
Rồi khi mà thóc vàng đã phơi đầy cươi thì cũng là lúc rơm rạ cũng được trải ra đầy đường, đầy xóm : từ đường lớn cho tới đường nhỏ, từ xóm trong ra đến xóm ngoài, cả những ngóc ngách trong vườn…đâu đâu bước chân đi cũng xào xạc, vướng vít những rơm với rạ. Và mùi thóc, mùi bùn, mùi rạ ướt, rơm khô lẫn với mùi mồ hôi của cả người và vật…tất cả bốc lên dưới nắng hè, hòa quyện vào nhau tạo thành một hương vị đặc trưng của ngày mùa : vừa mặn mòi, nồng nàn, lại vừa như chua-chua, bùi-bùi, đăng-đắng mà chỉ ai có dịp trải nghiệm mới cảm nhận được.
Đó cũng chính là không khí ấm no, hy vọng và hạnh phúc của nông dân ngày mùa, là khoảng thời gian mà ai cũng no đủ, không ai phải chịu cảnh thiếu đói. Đám con nít, học trò dịp này cũng bận rộn với bao công việc phụ giúp ông bà, cha mẹ : “trở” (xóc) rơm, cào lúa, giữ trâu, bưng bê…mà “vinh dự” và khó nhất là công việc “đứng nóc” để xây “đụn rơm” cho gia đình.
...
Thế là xong, ngày mùa thu hoạch chấm dứt, cũng là lúc nhà nhà mọc lên các “đụn rơm” mới, để rồi những tháng ngày sau đó, rơm và tót được mang ra xử dụng, và ngày qua ngày, đụn rơm vơi đi cho đến mùa gặt sau...
Rồi khi mà thóc vàng đã phơi đầy cươi thì cũng là lúc rơm rạ cũng được trải ra đầy đường, đầy xóm : từ đường lớn cho tới đường nhỏ, từ xóm trong ra đến xóm ngoài, cả những ngóc ngách trong vườn…đâu đâu bước chân đi cũng xào xạc, vướng vít những rơm với rạ. Và mùi thóc, mùi bùn, mùi rạ ướt, rơm khô lẫn với mùi mồ hôi của cả người và vật…tất cả bốc lên dưới nắng hè, hòa quyện vào nhau tạo thành một hương vị đặc trưng của ngày mùa : vừa mặn mòi, nồng nàn, lại vừa như chua-chua, bùi-bùi, đăng-đắng mà chỉ ai có dịp trải nghiệm mới cảm nhận được.
Đó cũng chính là không khí ấm no, hy vọng và hạnh phúc của nông dân ngày mùa, là khoảng thời gian mà ai cũng no đủ, không ai phải chịu cảnh thiếu đói. Đám con nít, học trò dịp này cũng bận rộn với bao công việc phụ giúp ông bà, cha mẹ : “trở” (xóc) rơm, cào lúa, giữ trâu, bưng bê…mà “vinh dự” và khó nhất là công việc “đứng nóc” để xây “đụn rơm” cho gia đình.
...
Thế là xong, ngày mùa thu hoạch chấm dứt, cũng là lúc nhà nhà mọc lên các “đụn rơm” mới, để rồi những tháng ngày sau đó, rơm và tót được mang ra xử dụng, và ngày qua ngày, đụn rơm vơi đi cho đến mùa gặt sau...
(Trích trong "ĐỤN RƠM VÀNG:HÌNH ẢNH ĐẶC TRƯNG CỦA QUÊ TÔI" của Hoàng Vinh đăng trên http://www.donghuongphongdien.com/)
...
Đứa trẻ đó không bao giờ lớn, cũng chẳng đi đâu, cứ quanh quẩn trên những đống rơm mùa hạ cùng với bầy trẻ khác. Chúng nhào lộn, chúng nhảy từ trên đỉnh xuống bãi rơm nằm tràn ra đường đi, chúng phủ rơm lên người nhau, nói cười nắc nẻ… Lúc nào đi qua miền thương tưởng rạ rơm, cũng thấy tụi con nít với cuộc chơi không bao giờ chấm dứt...
...
Tôi đã gặp đứa bé đó suốt miền rơm rạ, những chiều nó lăng xăng rải rơm đậy giồng cải mới gieo, những khuya gặp nó đi coi ti vi ké ở nhà hàng xóm về, một mình trên con đường rập rờn cỏ hoa và bóng tối, con cúi vấn bằng rơm trên tay đỏ rực, những tàn đóm lóe lên rồi hui hút bay trước khi lịm tắt đi. Có lần tôi thấy nó đứng kế bên một chị con gái tóc dài đang ngồi dong dãi lựa những cọng rơm dài, nó cứ kéo tay chị, òn ỉ, “làm cho con cây chổi nhỏ đi, đi mà, Út!”...
...
Sang tháng ba thì rạ ngoài đồng đã khô quéo cọng, đứa bé kia lúp xúp theo cha nó đi đốt đồng. Ngọn lửa nhỏ run rẩy trong tay, chẳng mấy chốc cơn lửa chạy lan đi. Khói từng bầy dùng dằng tan tác trong những cơn gió rối bời cuối mùa. Đứa bé đang thắc thỏm cho mấy con dế than dế lửa không biết có chạy kịp không thì đám bạn nó ở ruộng bên kia réo qua ăn chuột đồng nướng rạ.
...
Cái màu vàng ngày cũ đã tự cháy để tái sinh vào màu xanh rượi của cỏ cây. Tôi không mảy may tiếc, vì biết khi những ngọn gió ráo tạnh trở về cái xóm nhỏ này, lại một mùa rơm rạ mới.
Đứa trẻ đó không bao giờ lớn, cũng chẳng đi đâu, cứ quanh quẩn trên những đống rơm mùa hạ cùng với bầy trẻ khác. Chúng nhào lộn, chúng nhảy từ trên đỉnh xuống bãi rơm nằm tràn ra đường đi, chúng phủ rơm lên người nhau, nói cười nắc nẻ… Lúc nào đi qua miền thương tưởng rạ rơm, cũng thấy tụi con nít với cuộc chơi không bao giờ chấm dứt...
...
Tôi đã gặp đứa bé đó suốt miền rơm rạ, những chiều nó lăng xăng rải rơm đậy giồng cải mới gieo, những khuya gặp nó đi coi ti vi ké ở nhà hàng xóm về, một mình trên con đường rập rờn cỏ hoa và bóng tối, con cúi vấn bằng rơm trên tay đỏ rực, những tàn đóm lóe lên rồi hui hút bay trước khi lịm tắt đi. Có lần tôi thấy nó đứng kế bên một chị con gái tóc dài đang ngồi dong dãi lựa những cọng rơm dài, nó cứ kéo tay chị, òn ỉ, “làm cho con cây chổi nhỏ đi, đi mà, Út!”...
...
Sang tháng ba thì rạ ngoài đồng đã khô quéo cọng, đứa bé kia lúp xúp theo cha nó đi đốt đồng. Ngọn lửa nhỏ run rẩy trong tay, chẳng mấy chốc cơn lửa chạy lan đi. Khói từng bầy dùng dằng tan tác trong những cơn gió rối bời cuối mùa. Đứa bé đang thắc thỏm cho mấy con dế than dế lửa không biết có chạy kịp không thì đám bạn nó ở ruộng bên kia réo qua ăn chuột đồng nướng rạ.
...
Cái màu vàng ngày cũ đã tự cháy để tái sinh vào màu xanh rượi của cỏ cây. Tôi không mảy may tiếc, vì biết khi những ngọn gió ráo tạnh trở về cái xóm nhỏ này, lại một mùa rơm rạ mới.
...
(Trích đoạn "Rơm Rạ Xốn Xang" tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư)
(Trích đoạn "Rơm Rạ Xốn Xang" tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa