Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

TIẾNG MÕ TRÂU

Về nơi Mường xa...
TIẾNG MÕ TRÂU
...Trâu thả ra bờ khe hay lên đồi, lũ chúng mình hoặc lên phía trước chơi đón đầu hoặc mặc trâu đi ăn sau đi theo. Dựa vào đâu để đi theo, để biết trâu nhà mình? Là nhờ vào tiếng mõ trâu. Mỗi con trâu trưởng thành đều được trang bị cho một cái mõ. Trâu chưa trưởng thành thì đi cùng mẹ, khỏi cần. Mõ trâu, nhà nào cầu kỳ thì làm bằng gỗ, không thì làm bằng tre. Thường là một khúc gỗ mít đục đẽo thành hình chữ nhật, dài khoảng ba mươi phân, rộng chừng trên dưới mười phân, đục rỗng phía trong theo mặt cắt ngang hình chữ nhật. Phía trong treo vài khúc gỗ nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động. Nếu là mõ bằng tre thì chỉ cần dùng một khúc tre có hai mắt tre bọc hai đầu, chẻ dọc khúc tre để lộ ống trẻ phía trong, treo dây có vài khúc tre nhỏ, xuyên qua theo chiều ngang mõ. Hai phía đầu mõ có dây để đeo vào cổ trâu. Đó là mõ ngang, mõ dọc thì chỉ cần một phần hai đốt tre, khoét một lỗ nhỏ giữa mắt tre, phía trong treo một thanh tre nhỏ. Mõ bằng gỗ cũng làm tương tự.
Hầu như trâu nào cũng đeo mõ, và chất liệu làm mõ không khác nhau là bao, nhưng với hội mình, đi trâu quen, để ý thì luôn phân biệt được đâu là tiếng mõ trâu nhà nào. Chỉ cần nghe qua là biết ngay trâu nhà mình đang ăn ở phía nào, cách mình bao xa, yên tâm mà chơi đã. Nhờ tiếng mõ vậy nên trâu thả vào rừng chẳng bao giờ mất.
(Trích trong "Đâu đây có tiếng mõ trâu vọng về" của Văn Thành Lê đăng trên http://yume.vn)
Từ mấy ngày trước Tết, bà Hoàng Thị Luồng (80 tuổi, xóm Vai Đào, xã Cao Răm) chuẩn bị sẵn mõ để tối giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Theo bà đó là tục lệ của người Mường từ xa xưa, nét văn hóa đặc sắc cần gìn giữ.
Bà Luồng kể, bọn trẻ ngày xưa rất háo hức với nghi thức tượng trưng này. Sau giao thừa, những đứa trẻ người Mường cầm đuốc, mõ ra đường. Dạo quanh ngõ vài vòng, chúng sẽ dừng lại giả vờ đếm “1, 2, 3, 4…” rồi tự bảo “Trâu nhà tôi đủ rồi”.
...
Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng. Với họ, chúng quan trọng và gần gũi trong đời sống lao động, bởi vậy mời vía “con của” về là để bày tỏ sự tôn trọng, biết ơn của gia chủ.
(Trích theo "Tết của người Mường" của Bình Minh đăng trênhttp://vnexpress.net/)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét