Nghe chuyện xứ Mường...
CON TRÂU
Hàng ngày người Mường chăm bẵm con trâu rất cẩn thận. Mùa đông giá rét họ đang phên che kín chuồng. Mùa hè lắm ruồi muỗi hàng đêm người ta xông khói, đuổi muỗi cho trâu. Những ngày ốm đau, khi làm việc nặng, người ta lấy nước vo gạo hay nước cháo loãng pha với muối cho trâu uống, giúp chúng mau hồi phục sức khỏe. Ngày nay ở các vùng núi cao, vùng sâu, nơi đất đai, rừng cây còn nhiều, dựa vào địa thế thung lũng hẹp, bốn bề có núi, đồi bao bọc, chỉ có một con đường mòn độc đạo trâu bò có thể qua lại, người Mường cho thả trâu, bò vào đó, sau rào bịt lối đi lại, vào buổi chiều hay vào bất kỳ một ngày nào đó cần đến trâu về kéo cày, người ta vào rừng thả muối xuống bãi cỏ, trâu vốn rất thích muối, chúng tự tìm đến, gia chủ lại cho lùa về. Trâu là giống thông minh trong các loài vật chúng có đặc điểm nhớ rất lâu, sau vài năm gặp lại chúng vẫn nhớ chủ. Nhiều gia đình thả trâu, bò cả năm trong rừng mà không cần lùa về chuồng chỉ thi thoảng vào rừng thả muối gọi trâu đến ăn để kiểm tra xem đàn trâu nhà mình đã sinh thêm được mấy con, cách chăn thả cho trâu về với tự nhiên ngày nay không được khuyến khích vì còn rất ít địa phương có điều kiện tự nhiên như kể trên. Song phải thừa nhận rừng cách chăn thả này có những mặt tích cực của nó, trước hết người nông dân tiết kiệm được nhân lực, bảo tồn được gen quý, trâu rất khỏe, kháng bệnh tốt, con trâu về với tự nhiên không ăn thức ăn công nghiệp nên là nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các bữa ăn của gia đình.
Trở lại câu chuyện về con trâu, vào ngày 30 Tết sau khi cúng tổ tiên, người Mường có tục cúng các đồ nông cụ bằng các loại bánh trái. Sau đó người ta lấy một vài bó lúa trên gác bếp mang xuống chuồng trâu trân trọng nói:
- Ngày may 30 khoảng chạp, zao mộch mọc khảng chiêng là khảng thết, cho za ăn boỏ loọ nì đớ za khóe tha mùa năm mới đi cày, đi bừa cho qua cờng clu háy.
Dịch sang tiếng phổ thông như sau:
- Hôm nay ngày 30 tháng chạp, mai là mồng một tháng giêng, là ngày tết cho trâu ăn bó lúa này để khỏe mạnh, sang năm mới đi cày, đi bừa cho ta.
- Nói rồi đưa bó lúa cho trâu ăn.
Mặc dù, một vài bó lúa có thấm tháp gì với thức ăn của trâu, nhưng đây là công việc mang tính nghi lễ cảm ơn con trâu đã vất vả cùng con người quanh năm làm ra hạt lúa.
Trở lại câu chuyện về con trâu, vào ngày 30 Tết sau khi cúng tổ tiên, người Mường có tục cúng các đồ nông cụ bằng các loại bánh trái. Sau đó người ta lấy một vài bó lúa trên gác bếp mang xuống chuồng trâu trân trọng nói:
- Ngày may 30 khoảng chạp, zao mộch mọc khảng chiêng là khảng thết, cho za ăn boỏ loọ nì đớ za khóe tha mùa năm mới đi cày, đi bừa cho qua cờng clu háy.
Dịch sang tiếng phổ thông như sau:
- Hôm nay ngày 30 tháng chạp, mai là mồng một tháng giêng, là ngày tết cho trâu ăn bó lúa này để khỏe mạnh, sang năm mới đi cày, đi bừa cho ta.
- Nói rồi đưa bó lúa cho trâu ăn.
Mặc dù, một vài bó lúa có thấm tháp gì với thức ăn của trâu, nhưng đây là công việc mang tính nghi lễ cảm ơn con trâu đã vất vả cùng con người quanh năm làm ra hạt lúa.
(Trích đoạn trong "CON TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG" của Bùi Huy Vọng đăng trên http://www.phatgiaobaclieu.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét