Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

RAU SẮNG

Người Mường có câu: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”...
RAU SẮNG
Vì sao rau mang tên sắng? Do gọn hoá cụm từ "tắc sắng"mà tiếng Mường quen dùng. Còn dân tộc Dao gọi "lai cam", dân tộc Tày - Thái gọi "pắc van". Những từ vừa dẫn đều mang nghĩa "rau ngọt". Bởi thế, người Kinh còn gọi rau ngót rừng.
...
Nhờ thành phần dinh dưỡng tốt, rau sắng được dân gian ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ em, sản phụ, người vừa ốm dậy.
...
Rau sắng thường được chế biến món canh nóng sốt. Có thể nấu phối hợp với một trong các nguyên liệu: thịt lợn / heo, gà, tôm, cá rô, cá quả / tràu / lóc. Cũng có thể nấu canh suông, chỉ nêm tí muối, chừng đó thôi vẫn đủ giúp thực khách hân hoan cảm nhận vị ngọt bùi cùng mùi hương thoang thoảng quá đặc trưng của rau sắng. Những người rành rẽ lại bảo rằng để bát canh rau sắng đạt chất lượng như ý, chớ sử dụng nước máy và nước giếng khoan, mà nên múc nước sông, nước suối, tốt nhất là dùng nước mưa.
...
- Bí quyết siêu đẳng nhé: hứng nước nhỏ từ loạt thạch nhũ trong các hang động mà nấu canh rau sắng, đảm bảo tuyệt vời cực kỳ!
...
- Hái quả sắng chín, tách vỏ, lấy hạt ninh với xương trong nước thạch nhũ, rồi nấu canh rau sắng, ấy dà, trên cả tuyệt vời!
...
- Dùng rau sắng hấp cơm, hoặc chưng cách thuỷ, gắp chấm với tương Bần Yên Nhân (Hưng Yên) hoặc nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), chao ôi là đáo khẩu!
...
(Trích đoạn "Rau sắng trong lẫn ngoài chùa Hương" của Phanxipăng đăng trên http://chimviet.free.fr/)
...Leo núi một lúc toát mồ hôi chợt Trần Đăng Lâu* chỉ cho tôi một cây gỗ rừng và bảo: “Rau sắng đấy”. Tôi tròn mắt: “Sao trông như cây gỗ vậy? Rau mà thế à?”. Anh Lâu cười: “Thì thế mới là của độc”. Rồi anh cho biết: “Cây sắng thuộc loại cây gỗ nhỏ có cây cao tới 13 mét. Cậu xem cành nhỏ rủ thõng xuống kia kìa trông có giống cây liễu không?”. Bẻ một cành cầm trên tay anh chỉ tôi: “Lá sắng thuộc loại lá đơn so le nhẵn nạc mặt giống như da...
...
Hai chúng tôi người trèo lên cây người đứng dưới đất với cành cùng bẻ lấy một ôm lá rau sắng về phục vụ cho bữa trưa. Vừa ngắt lá Trần Đăng Lâu vừa tiếp tục nói với tôi về cây rau sắng. “Cậu biết không rau sắng có hai loại sắng nếp và sắng tẻ. Sắng nếp ăn ngon gấp nhiều lần so với sắng tẻ. Rau sắng của những cây mọc ở bìa rừng có mầm cao hơn ăn sẽ ngon bùi và ròn hơn. Rau sắng ngon phải là những cây có lá màu vàng cốm không xanh đen như lá non của những cây bị cớm bóng trong rừng. Vừa để cho ánh mắt ngắm nhìn gam màu của mâm cỗ trong đó màu xanh vàng của rau sắng làm chúa tể đôi tai lắng nghe tiếng sần sật của rau ở trong miệng vừa để cái lưỡi nhấm nháp thưởng thức vị ngọt bùi tê tê cái mũi hít hà chút hương thơm nồng nồng của rau sắng tôi đảm bảo với cậu rằng tuyệt cú mèo luôn”. Nghe anh nói mà nước miếng tôi ứa ra dâng đầy trong cổ họng.
(Trích theo "Rau Sắng Xuân Sơn" của Đỗ Xuân Thu đăng trênhttp://xuanthu.vnweblogs.com/)
*Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Sơn là kỹ sư Trần Đăng Lâu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét