Xả stress chút xíu...
VUA MƯỜNG KÉN RỂ
Thuở ấy, ở vương quốc mường Vang, vua Mường Sa Ma nổi tiếng là người tài năng mẫn tiệp. Tám mươi sáu xứ Mường đều lấy làm tự hào về đức vua anh minh của mình. Bước sang tuổi sáu mươi, vua Sa Ma chỉ còn một điều lo lắng là tìm cho cô con gái út Mai Mai một đức lang quân sao cho xứng đáng. Nàng Mai Mai đúng như tên gọi, nàng có dáng thanh thanh của nhành mai, nét khêu gợi cao quý sáng láng cứng cỏi của dáng trúc. Nàng dịu dàng trong cử chỉ, lời nói, kể cả khi đối xử với người ăn kẻ ở. Vì thế mà ai ai cũng yêu quý kính trọng nàng. Vua Sa Ma suy nghĩ: Bạc vàng, châu báu ta thừa thải, núi rừng đất đaicủa ta mênh mông, con cháu dòng họ ta kế tiếp ngàn đời ăn không hết. Vậy thì ta cần chi kén một chàng rể giầu có. Con gái ta không phù hợp với thói phàm tục thông thường. Ta sẽ kén một chàng thi sỹ đích thực trong xứ Mường của ta làm rể!
Vua Sa Ma liền thông báo cho Tám mươi sáu xứ Mường biết là nhà vua sẽ mở cuộc thi thơ tìm để rể quý, các nhà thơ hãy mau mau có mặt để dự cuộc thi này!
Vua Sa Ma liền thông báo cho Tám mươi sáu xứ Mường biết là nhà vua sẽ mở cuộc thi thơ tìm để rể quý, các nhà thơ hãy mau mau có mặt để dự cuộc thi này!
Từ sáng tinh mơ, trên các con đường mòn hiểm trở, hơn một ngàn nhà thơ lục tục kéo đến đại bản doanh vua xứ Mường Vang tham dự cuộc thi thơ với niềm hy vọng trở thành rể quý vua Mường.
Vua Mường Sa Ma đứng trên bục cao, giữa hai cây mít đại cổ thụ tượng trưng cho sự sung túc và vững chãi. Vua phán truyền:
- Hỡi các nhà thơ trong các xứ Mường! Chim quý dùng giọng hót hay, nhà thơ dùng bút mực, chữ nghĩa. Các nhà thơ lâu nay đã không tiếc công sức dùi mài ngày đêm sao cho văn hay ý đẹp
làm phong phú từ ngữ và tâm hồn dân Mường. Hôm nay, ta ra lệnh cho các nhà thơ của ta, mỗi người hãy múa bút,tùy theo năng lực và sở trường của mình làm sao có được một bài thơ hay nhất. Nếu đoạt giải nhất, ta sẽ trọng thưởng và gã con gái út Mai Mai, nếu bất tài vô dụng, làm uế tap văn phong xứ Mường, ta sẽ tước danh hiệu nhà thơ, trị tội giả danh thi sỹ.
làm phong phú từ ngữ và tâm hồn dân Mường. Hôm nay, ta ra lệnh cho các nhà thơ của ta, mỗi người hãy múa bút,tùy theo năng lực và sở trường của mình làm sao có được một bài thơ hay nhất. Nếu đoạt giải nhất, ta sẽ trọng thưởng và gã con gái út Mai Mai, nếu bất tài vô dụng, làm uế tap văn phong xứ Mường, ta sẽ tước danh hiệu nhà thơ, trị tội giả danh thi sỹ.
Các nhà thơ thuộc nhiều trường phái, trường phái côn trùng thì viết về cào cào châu chấu, trường phái gia súc thì viết về động vật nuôi, trường phái đất nước thì viết về sông suối hoặc thể hiện tình yêu xứ Mường Vang… mỗi nhà thơ đều tự do viết về trường phái của mình. Miễn hay là được!
Sau một ngày làm việc, các nhà thơ tập hợp bài vở cho lang Mường đưa về đại doanh, đích thân vua Mường tự chấm.
Ba ngày đêm liên tiếp, dân các Mường thịt bò lợn, đốt lửa sáng cả chín châu mười Mường chờ kết quả xem ai là người được vua mường chọn làm rể quý.
Ba ngày đêm liên tiếp, dân các Mường thịt bò lợn, đốt lửa sáng cả chín châu mười Mường chờ kết quả xem ai là người được vua mường chọn làm rể quý.
Vua Sa Ma vô cùng tức giận khi nhận ra bao nhiêu năm nay một ngàn thi sỹ xứ Mường Vang chỉ là đồ giả danh ăn hại lúa mường. Nếu số lúa cấp cho nhà thơ dùng để nuôi bò thì vua Mường đã có một đàn bò béo nục.Tuy nhiên, vua cũng nhận ra rất nhiều gương mặt thơ Mường chân chính. Vua Sa Ma chọn được tám bài thơ. Người cau mày suy nghĩ thật kỹ lưỡng xem ai xứng đáng là chồng Mai Mai và là rể quý. Đó là tám bài thơ đại diện cho tám trường phái thơ hiện đại xứ Mường Vang.
Bài thứ nhất của thi sỹ ly ly trường phái côn trùng, viết như sau:
Giữa mùa lúa nương
Cào cào trưng diện áo
Cào cào không giã gạo
Giã vào tấm lưng trần của mế…
Nhà vua nhận xét:
- Được lắm! Thông qua hình ảnh cào cào, châu chấu, thi sỹ thầm oán trách bọn thống lý ăn trên ngồi trốc bóc lột dân lành. Vua đánh dấu một chấm, có nghĩa là trọng thưởng mười lạng bạc trắng.
Giữa mùa lúa nương
Cào cào trưng diện áo
Cào cào không giã gạo
Giã vào tấm lưng trần của mế…
Nhà vua nhận xét:
- Được lắm! Thông qua hình ảnh cào cào, châu chấu, thi sỹ thầm oán trách bọn thống lý ăn trên ngồi trốc bóc lột dân lành. Vua đánh dấu một chấm, có nghĩa là trọng thưởng mười lạng bạc trắng.
Bài thứ hai của thi sỹ Phương Phương, đại diện trường phái đồng quê. Viết về trâu bò, thi sỹ viết:
Mé rừng trâu mẹ nựng con
Nghé yêu! càng lớn, càng dòn, càng tơ
“Trâu một con” đứng đầu bờ
Mấy chàng trâu đực nằm mơ gác sừng!
Hay! Viết về loài trâu mà vẫn thanh lịch, “ nằm mơ gác sừng” ? Cảnh gợi một xứ Mường Vang đầy đủ , no ấm. Ca ngợi tài đức của vua Mường Vang mà không bộc lộ, như thế mới là cái đích của ngôn từ. Vua Mường chấm hai chấm ( đồng nghĩa với hai mươi lạng bạc trắng)
Mé rừng trâu mẹ nựng con
Nghé yêu! càng lớn, càng dòn, càng tơ
“Trâu một con” đứng đầu bờ
Mấy chàng trâu đực nằm mơ gác sừng!
Hay! Viết về loài trâu mà vẫn thanh lịch, “ nằm mơ gác sừng” ? Cảnh gợi một xứ Mường Vang đầy đủ , no ấm. Ca ngợi tài đức của vua Mường Vang mà không bộc lộ, như thế mới là cái đích của ngôn từ. Vua Mường chấm hai chấm ( đồng nghĩa với hai mươi lạng bạc trắng)
Bài thứ ba của thi sỹ Tô Châu đại diện trường phái ca ngợi. Để ca ngợi vua Mường thi sỹ viết:
Sao tha thiết, tiếng đầu tiên con nói
Cha Sa Ma ơi, cha Sa Ma ơi!
Vua Sa Ma giận dữ đập bàn. Thằng này láo thật! Tiếng đầu tiên thằng bé phải gọi cha gọi mẹ hắn, không gọi cha gọi mẹ thì gọi ông bà nội ngoại nhà hắn chứ sao lại gọi tên ta? Ta dẫu là vua, nhưng không thể thay cha mẹ, ông bà nhà hắn được! Thằng bồi bút này, thằng nịnh đầm này, ta phải nghiêm trị !
Vua Mường cho lôi cổ nhà thơ Tô Châu đánh cho mười gậy, tước danh hiệu nhà thơ, bắt đi sau đàn bò nhặt phân.
Sao tha thiết, tiếng đầu tiên con nói
Cha Sa Ma ơi, cha Sa Ma ơi!
Vua Sa Ma giận dữ đập bàn. Thằng này láo thật! Tiếng đầu tiên thằng bé phải gọi cha gọi mẹ hắn, không gọi cha gọi mẹ thì gọi ông bà nội ngoại nhà hắn chứ sao lại gọi tên ta? Ta dẫu là vua, nhưng không thể thay cha mẹ, ông bà nhà hắn được! Thằng bồi bút này, thằng nịnh đầm này, ta phải nghiêm trị !
Vua Mường cho lôi cổ nhà thơ Tô Châu đánh cho mười gậy, tước danh hiệu nhà thơ, bắt đi sau đàn bò nhặt phân.
Bài sau cùng cũng là bài vua Mường tâm đắc nhất. Đại diện trường phái nhân dân, thi sỹ Cẩm Phương viết:
Một tấc đất mường Vang quý hơn mười tính mạng vua Mường. Một thần dân xứ Mường, hơn mười vợ vua mường.
Chà! Thơ thế mới thật là thơ! Yêu quý đất Mường hơn cả vua Mường! Yêu quý dân Mường hơn vợ mình, đó mới là vua anh minh. Là vua, nếu ta không bảo vệ được thần dân, không giữ được trọn vẹn bờ cõi thì tấm thân ta không đáng một đồng xu, còn vênh vang nỗi gì?
Vua long trọng tuyên bố đã tìm được rể quý là nhà thơ Cẩm Phương!
Cả xứ Mường Vang suốt mấy đêm liền mổ trâu mừng vua Mường Sa Ma tìm được rể quý, mừng xứ Mường Vang tìm được thi nhân đích thực, nhà thơ của nhân dân!
(Bài viết Vua Mường Kén Rể của Trịnh Tuyên đăng trong chuyên mục Ký trên Website của Trịnh Tuyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét