Bí ẩn tiếng Mường...
NGƯỜI MƯỜNG KHÔNG HIỂU TIẾNG MƯỜNG?!
...
Người ta có thể coi Hòa Bình là cái nôi của người Mường. Nhưng dù vậy, có thể người Mường Hòa Bình nói thì người Mường ở phía Tây Nam Thanh Hóa không hiểu, hoặc người Mường Phú Thọ nói người Mường Sơn La, Thanh Hóa không hiểu...
...
Chẳng hạn, người Mường ở Hòa Bình gọi bố mẹ là "eng, mạng" nhưng người Mường ở Thanh Hóa lại gọi là "bộ, pộ, mế". Một từ khác chẳng hạn từ "ăn thịt" trong khi người Mường Hòa Bình nói "ăn chóoc" thì người Thanh Hóa, Sơn La lại nói là "ăn xịt"... Sự khác biệt này cũng xảy ra ở vùng Mường Phú Thọ, Ba Vì với những vùng khác như Hòa Bình, Thanh Hóa...
...
Người ta có thể coi Hòa Bình là cái nôi của người Mường. Nhưng dù vậy, có thể người Mường Hòa Bình nói thì người Mường ở phía Tây Nam Thanh Hóa không hiểu, hoặc người Mường Phú Thọ nói người Mường Sơn La, Thanh Hóa không hiểu...
...
Chẳng hạn, người Mường ở Hòa Bình gọi bố mẹ là "eng, mạng" nhưng người Mường ở Thanh Hóa lại gọi là "bộ, pộ, mế". Một từ khác chẳng hạn từ "ăn thịt" trong khi người Mường Hòa Bình nói "ăn chóoc" thì người Thanh Hóa, Sơn La lại nói là "ăn xịt"... Sự khác biệt này cũng xảy ra ở vùng Mường Phú Thọ, Ba Vì với những vùng khác như Hòa Bình, Thanh Hóa...
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nét tương đồng trong tiếng nói của người Mường ở các vùng khác nhau. Chẳng hạn, người Mường Hòa Bình nói uống nước là "ọng tác" thì người Thanh Hóa lại nói là "ọng rác, ọng nác", hoặc ví dụ khác người Mường Hòa Bình gọi con trâu là "con tru", người Mường Thanh Hóa gọi là "con tu"...
...
Viện Ngôn ngữ học đã giải nghĩa những câu, từ mà người Mường sử dụng, thậm chí việc giải mã này còn thấy luôn những nét tương đồng giữa tiếng Mường với tiếng Kinh. Ví dụ, từ nước trong tiếng Mường gọi là "rác, tác, đác...", tiếng kinh gọi là "nác, nước...", vậy chữ "ác" trong tiếng Mường cổ hơn chữ "nác, nước" trong tiếng Kinh...
...
"Về sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các vùng khác nhau, chúng tôi thấy rằng, lịch sử của tiếng Việt - Mường vùng Nghệ Tĩnh mới chỉ cách đây gần 400 năm với sự di cư của người Mường xuống phía Nam. Họ chịu ảnh hưởng của văn hóa Khơme, trong khi miền Bắc lại trong mối giao thoa với văn hóa Hán, văn hóa Thái".
...
Viện Ngôn ngữ học đã giải nghĩa những câu, từ mà người Mường sử dụng, thậm chí việc giải mã này còn thấy luôn những nét tương đồng giữa tiếng Mường với tiếng Kinh. Ví dụ, từ nước trong tiếng Mường gọi là "rác, tác, đác...", tiếng kinh gọi là "nác, nước...", vậy chữ "ác" trong tiếng Mường cổ hơn chữ "nác, nước" trong tiếng Kinh...
...
"Về sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các vùng khác nhau, chúng tôi thấy rằng, lịch sử của tiếng Việt - Mường vùng Nghệ Tĩnh mới chỉ cách đây gần 400 năm với sự di cư của người Mường xuống phía Nam. Họ chịu ảnh hưởng của văn hóa Khơme, trong khi miền Bắc lại trong mối giao thoa với văn hóa Hán, văn hóa Thái".
Như ví dụ về từ "nước" trong tiếng Mường ở trên, có thể giải thích từ "tác, rác, đác..." là do sự vận động của bản thân ngôn ngữ trong mối quan hệ tiếp xúc, giao thoa văn hóa với những tộc người khác. Chẳng hạn, người Mường Thanh Hóa và Sơn La đều có sự tiếp xúc với ngôn ngữ, văn hóa của người Thái, quá trình này làm cho tiếng nói, cách phát âm lệch dần so với cái nôi của nó.
Đặc điểm này không dừng lại ở hai dân tộc với nhau mà có thể là 3. Chẳng hạn như từ "chó má" dùng để chỉ những người không tốt, lòng dạ nham hiểm, thủ đoạn. Từ này người Kinh và người Mường đều sử dụng. Điều thú vị là chữ "chó" thì ai cũng biết về cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng chữ "má" thì nhiều người không biết đó là gì. Ngay các cả các nhà ngôn ngữ học cũng đau đầu trong việc truy tìm nguồn gốc của nó. Sau nhiều tìm tòi, giải mã từ "má" các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra đây chính là từ vay mượn của tiếng Thái. Người dân tộc Thái gọi "má" nghĩa là "chó". Đây chính là sự tiếp xúc ngôn ngữ thúc đẩy bản thân nó phát triển.
...
"Điều này đã giải thích tại sao trong cùng cộng đồng Mường với nhau nhưng người dân ở mỗi vùng lại có giọng nói khác nhau và có thể chính họ cũng không hiểu được tiếng của nhau", PGS.TS Đoàn Văn Phúc cho biết.
...
"Điều này đã giải thích tại sao trong cùng cộng đồng Mường với nhau nhưng người dân ở mỗi vùng lại có giọng nói khác nhau và có thể chính họ cũng không hiểu được tiếng của nhau", PGS.TS Đoàn Văn Phúc cho biết.
(Trích đoạn trong ""Chửi cha không bằng pha tiếng" : Bí ẩn tiếng Mường" của Quách Dương đăng trên http://kienthuc.net.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét