Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

VỊ NGỌT CỦA MĂNG ĐẮNG

Xứ Mường quê tôi...
VỊ NGỌT CỦA MĂNG ĐẮNG
Ngót hai mươi năm hôm nay tôi mới có dịp trở lại xứ Mường quê tôi. Ngày xưa còn bé có lần theo ba về quê, quả thực tôi có cảm giác sờ sợ, gai gai khi tiếp xúc với một miền đất mà hàm chứa trong đó cả một tập quán văn hóa lạ.
Thấy tôi trố mắt nhìn cái guồng nước hay chỉ trỏ vào cái chõ đồ xôi đan bằng mây nói bi bô, ông nội chỉ biết xoa đầu, lau nước mắt, thương thằng cháu ở xa vong bản.
Ngày xưa về được các chị dắt ra phố mua cho con tò he, quả bong bóng còn ngày nay khi đã khôn lớn, đầy đủ nhận thức rồi thì phải thăm nom mồ mả ông bà trong tiết thanh minh, gặp gỡ chuyện trò cùng các cô các chú trong bữa cơm đoàn tụ, âu đó cũng là phận làm con làm cháu đối với thân nhân dòng tộc và qua đó mới nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời, bươn bả mệt nhoài trong công cuộc mưu sinh thì quê hương vẫn là tiếng gọi thiết tha như vòng tay ấm áp, bao dung ôm ấp những đứa con xa xứ…
Bên chén rượu ngô nồng đượm trong nếp nhà sàn ấm cúng, những câu thăm hỏi xen cả tiếng Kinh lẫn tiếng Mường mới thấy hết tấm lòng thơm thảo của người dân quê, mộc mạc, bình dị mà sâu lắng.
Một nét độc đáo trong nếp ẩm thực của người Mường là ưu thế tuyệt đối của vị chua và vị đắng, lá, hoa đu đủ đồ với cá sông, gà nấu măng chua, măng đắng mắm tôm thì hình như lúc nào cũng có, từ những bữa tiệc sang trọng đến những bữa cơm gia đình. Măng đắng hái từ trên nương được bóc vỏ, rửa sạch, chẻ ra thành thanh nhỏ cho lên bếp đồ chín.
Chị gái gắp cho tôi miếng măng nõn non nhất, sẽ sàng “cậu mới ăn lần đầu phải ăn cái này ít đắng hơn làm quen dần đi đã, con trai Mường mà chưa ăn măng đắng là chưa phải người Mường đâu đó”.
...
(Trích trong bài "Xứ Mừng Quê Tôi" đăng trên báo Tâm Học)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét